Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 40)

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp cổ truyền cũng như các phương pháp mới trong nghiên cứu địa lý như sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập, thừa kế các số liệu phân tích các

bản đồ đơn tính, bản đồ chuyên đề về các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) có liên quan đến đề tài; các tài liệu thuộc chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và trung du. Tất cả các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được tôi kế thừa, tiếp cận và vận dụng trong đề tại (được trình bày trong phần tài liệu tham khảo và các chú dẫn).

- Phương pháp GIS: Tích hợp GIS đã được ứng dụng rộng rãi trong đánh giá

và quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên (đất, nước, rừng, khí hậu,...) phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát triển cây cao su bền vững. Việc ứng dụng các công nghệ này vào đánh giá đất đã khẳng định được tính ưu việt đó là độ tin cậy cao, xử lý thông tin bản đồ, số liệu nhanh chóng, dễ dàng cập nhật thông tin mới khi có sự thay đổi so với dữ liệu ban đầu.

- Phương pháp phân tích hệ thống: Được sử dụng để xác định những đặc điểm

của những hợp phần tự nhiên cũng như quy luật quan hệ tương tác giữa các hợp phần tham gia vào thành tạo và phân hóa lãnh thổ.

- Phương pháp nghiên cứu tự nhiên ứng dụng: Được úng dụng trong việc lựa

chọn các chỉ tiêu đánh giá và phân hạng các đơn vị lãnh thổ tự nhiên phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp.

- Phương pháp bản đồ: Bản đồ là phương pháp vừa là nội dung vừa để thể hiện

kết cả nghiên cứu của luận án đã tiến hành xây dựng mới các bản đồ dạng đất đai trên cơ sở tổ hợp của bản đồ sinh khí hậu. Quy hoạch sử dụng đất đai, bản đồ kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ trong sản xuất nông lâm nghiệp. Các bản đồ này được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin địa lý GIS, chồng xếp và tổ hợp trên máy theo lưới PIXEL.

31

- Phương pháp phân hạng thích nghi theo FAO: Phương pháp nhằm phân

loại, đánh giá mức độ thích hợp của các cây trồng nông lâm nghiệp với điều kiện sinh thái tự nhiên trong từng đơn vị lãnh thổ.

- Phương pháp thực địa: Được áp dụng để thu thập các tài liệu nông lâm

nghiệp ở địa phương, tìm hiểu hiện trạng sản xuất, kiểm tra đối chiếu các tài liệu tự nhiên, và kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu thực địa được dựa trên phương pháp khảo sát theo tuyến và điểm theo các mục đích, yêu cầu và nội dung của đề tài đưa ra.

32

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÍCH NGHI CÂY CAO SU HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 40)