Cây cao su xuất xứ là cây rừng hoang dại, thân cao trên 30m, vanh thân có thể đạt tới 5m, tán lá rộng và có thể sống trên 100 năm. Cây cao su trồng trong sản xuất đại trà thường là cây đã được ghép của những dòng vô tính đã được chọn lọc để bảo đảm tính tương đối và đồng nhất của vườn cây và ổn định năng suất.
Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đổ ngã
và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng.
Thân: Bộ phận kinh tế nhất của cây cao su là phần thân cây với lớp vỏ mang
những ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ.
Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng
tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa khô rõ rệt.
Hoa, quả và hạt: Cây cao su từ 5-6 tuổi trở lên bắt đầu ra hoa thường mỗi năm
ra hoa 1 lần vào lúc cây ra lá non tương đối ổn định. Ở Việt Nam, cao su ra hoa vào khoảng tháng 2-3. Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, hoa đực và hoa cái riêng biệt nhưng mọc trên cùng một cây, là loại hoa chùm.
Hoa đực thường nhỏ hơn hoa cái và chỉ có 5 cánh đài và 10 nhị đực nhỏ không cuống, mỗi hoa đực có thể cho 1000 hạt phấn và rất mẫn cảm với môi trường ẩm ướt nên rất dễ bị hỏng khi gặp trời mưa.
Hoa cái mọc riêng ở đầu cành và có kích thước to hơn hoa đực, không có cánh tràng chỉ có 5 cánh đài. Hoa cái cấu tạo gồm 1 bầu noãn có 3 tâm bì, mỗi tâm bì là 1 buồng nhỏ đóng kín chứa 1 noãn. Trong bầu noãn có dấu vết của 10 nhị đực lép. Vào
36
thời điểm hoa chín hoa có màu trắng ẩm ướt sau đó 4 ngày chuyển sang màu nâu đỏ. Hoa đực và hoa cái không chín vào cùng lúc mà thường hoa đực chín trước.
Quả cao su: Quả cao su có hình tròn hơi dẹp có đường kính từ 3-5 cm, là quả
nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chưa 1 hạt và trong thực tế ít thấy quả cao su chứa ít hơn 3 hạt. Vỏ quả lúc còn non có màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả khô có màu nâu nhạt. Quả cao su vỡ nhiều vào lúc thời tiết khô hạn. Vỏ quả cao su chứa nhiều lớp tế bào trong đó 3 lớp tế bào lignin cơ học, lúc quả chín lớp lignin cơ học này hoạt động mạnh gây vỡ quả theo đường giữa của mỗi ngăn và phóng hạt ra xa.
Vỏ và hệ thống ống mủ: Khi cát ngang thân cây, có thể phân biệt được 3 phần
rõ rệt:
Tầng mộc thiên: Là các lớp tế bào ngoài cùng của vỏ gồm các lớp tế bào chết nên thường cứng, xù xì. Đây là lớp bảo vệ cho các lớp bên trong.
Lớp trung bì: Có thể phân biệt thành 2 lớp: Lớp ngoài là da cát khô: Có nhiều tế bào đá.
Lớp trong là da cát nhuyễn: Có chứa một ít ống mủ tuy nhiên các ống mủ này ít hoạt động nên lớp vỏ này chứa rất ít mủ.
Lớp nội bì: Còn gọi là da lụa, cấu tạo bởi các tế bào libe (ống sàng và sợi libe) các hệ thống ống mủ và rất ít tế bào đá. Đặc điểm của lớp nội bì là chứa nhiều ống mủ và các ống mủ sắp xếp nhau thành từng hàng, càng sát tượng tầng số lượng ống mủ càng nhiều, càng non trẻ càng chứa nhiều mủ.
Tượng tầng (cambium): Là tầng phát sinh libe mộc, là cơ quan sản xuất tế bào
non của thân cây. Tượng tầng trong lớp vỏ cây cao su hoạt động rất mạnh và liên tục, sản xuất đều đặn các mô non theo hình đồng tâm và lần lượt cứ một lớp tế bào bên trong (phần gỗ) và một lớp tế bào bên ngoài (phần vỏ). Sau đó, các mô non chuyển hóa dần dần tạo nên các tế bào có cấu tạo đặc biệt của lớp gỗ nhất là các lớp vỏ.
Tượng tầng có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và sản lượng của cây. Vì vậy khi khai thác mủ tuyệt đối không được chạm hoặc lấy đi tượng tầng.
Cấu tạo ống mủ: Ống mủ được tạo nên từ một phần của tế bào libe chuyển hóa
thành. Các ống mủ xuất hiện ở vị trí bên cạnh các ống sàng, tế bào libe và sợi libe. Ống mủ có cấu tạo là ống rỗng, các ống mủ xếp đứng hơi nghiêng từ phải trên cao xuống trái dưới thấp. Vì vậy khi cạo mủ cao su ta phải tạo một vết cắt theo chiều ngược lại để cắt nhiều ống mủ.
37
Các ống mủ không liên tục từ gốc đến nơi phân cành, càng xuống thấp số lượng ống mủ càng tăng.
Mủ cao su: Mủ cao su dạng nước là sản phẩm chính thu được từ cây cao su.
Mủ nước là một dạng dung dịch keo, màu trắng đục như sữa hoặc hơi vàng hoặc hơi hồng tùy theo từng giống cao su. Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 (khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 (khi DRC = 25%). Thành phần mủ nước trung bình gồm: Cao su = 30 - 40% Nước = 55 - 60% Nhựa = 1,5 - 2,0% Đường = 1,0% Protein = 2% Chất khoáng = 0,5 - 1%
Tăng trưởng của cây cao su: Ngay sau khi trồng, dù là cây thực sinh hay cây
ghép, tròng 1,5 đến 2 năm đầu tiên, cây cao su non phát triển do sự hình thành các tầng lá mới từ chồi ngọn của thân chính cho nên cây chỉ có một thân chính. Sự phân cành đầu tiên khi cây cao su đạt tầng lá thứ 9 hoặc thứ 10, lúc này cây được khoảng 2 tuổi và có chiều cao 2 m.
Nhịp độ tăng trưởng đồng nghĩa với việc tốc độ tăng vanh thân, đây là một đặc tính di truyền của giống cây nhưng chịu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện chăm sóc. Trên các vườn cây cao su thực sinh, tốc độ đồng đều về tăng trưởng giữa các cây rất thấp trong khi đó đối với các vườn gốc ghép do mang các đặc tính tốt của dòng bố mẹ nên tốc độ tăng trưởng đồng đều rất cao.