Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành phần và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy, việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su cần được đặt ra.
Cao trình: Cây cao su thích hợp với vùng đất có cao trình tương đối thấp (dưới
600m). Càng lên cao càng bất lợi do độ cao càng tăng thì nhiệt độ càng giảm và gió mạnh. Tuy nhiên, hiện nay với những tiến bộ về giống có thể đưa cao trình trồng cao su lên cao hơn giới hạn cũ.
Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất, đất càng dốc xói mòn càng
mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn như làm đường đồng mức, băng chắn nước... vừa bảo vệ được đất không bị xói mòn vừa dễ cạo mủ, thu mủ và vận chuyển về nơi chế biến.
Lý và hoá tính đất: pH giới hạn để trồng cao su là từ 3,5 - 7,0; tốt nhất là từ 4,5
- 5,5.
Độ dày tầng đất: Đất trồng cao su lý tưởng phải có tầng canh tác sâu 2m trong
đó không có tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cao su như lớp thủy cấp treo, lớp laterit, lớp đá tảng ... Thực tế hiện nay đất có tầng canh tác từ 0,8m trở lên có thể xem là đạt yêu cầu trồng được cao su. Rễ cao su mẫn cảm với mức thủy cấp trong đất. Khi đất có mức thủy cấp thường xuyên ở độ sâu khoảng 60cm cách đất thì sự phát triển của rễ cao su sẽ gặp trở ngại.
Kết cấu đất: Đất có thể trồng cao su phải có thành phần sét ở lớp đất mặt (0 -
30cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (> 30cm) tối thiểu là 25%. Ở nơi mùa khô kéo dài, đất phải có thành phần sét 30 - 40% mới thích hợp trồng cây cao su. Ở vùng khí hậu khô hạn, đất có tỷ lệ sét từ 20 - 25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Các loại đất có thành phần hạt thô (θ = 1 - 2cm) chiếm 30% ở chiều sâu 20 - 30cm cách đất: ít thích hợp cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 80cm lớp đất mặt xem như không thích hợp cho cây cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.
48
Hình 2.8.Bản đồ dữ liệu thổ nhưỡng huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Chất dinh dưỡng trong đất: Cũng như nhiều loại cây trồng khác cây cao su rất
cần các chất khoáng như N, P, K, Ca, Mn và chúng có mặt trong tất cả các bộ phận của cây với thành phần và hàm lượng khác nhau.
- Đạm: Đạm cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nitơ có thể làm tăng chu vi thân, tăng mật độ lá và lá có màu xanh đậm. Đạm là chất điều tiết dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và Kali. Đạm còn tham gia tích cực trong việc tổng hợp nên mủ cao su. Cây cao su cần yếu tố đạm với khối lượng tương đối lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên nếu hàm lượng đạm quá nhiều sẽ làm gỗ phát triển kém, dễ gây nên đổ ngã, cây đề kháng kém với sâu bệnh. Ngược lại, khi cây thiếu đạm sẽ sinh trưởng kém, tán lá bị thu hẹp, lá có biểu hiện vàng.
Hàm lượng đạm cần thiết trong đất: Hàm lượng đạm trong đất có từ 0,20% và tỉ lệ C/N từ 10 - 12 là loại đất tốt cho việc trồng cây cao su (C/N diễn tả điều kiện của sự
49
mùn hóa và nitrat hóa). Ở những loại đất có 2 chỉ tiêu này thấp cần phải tiến hành bón phân và cải tạo đất.
- Kali: Là chất điều tiết trong quá trình trao đổi chất, góp phần quan trọng trong các phản ứng hóa sinh của tế bào như tổng hợp nên các aminoaxit, protein, hô hấp, quang hợp và các phản ứng chuyển hóa khác, cao su có ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy mủ. Cây thiếu Kali cũng làm giảm chu vi thân, độ cao và số lượng lá. Khi thiếu Kali hàm lượng Mg trong mủ tăng lên làm cho mủ dễ đông trên đường cạo. Vì thế bón Kali có thể hạn chế được bệnh khô cằn, tăng tính chống chịu gió bão, khắc phục một phần bệnh khô mặt cạo.
Hàm lượng Kali cần thiết trong đất: Kali có nhiều trong các loại đất trồng chính ở Việt Nam và đặc tính đệm của Kali rất lớn nhờ đó khi trong dung dịch đất thiếu hụt Kali nó có thể bổ sung bởi keo đất.
Bảng 2.3. Hàm lượng N, P, K trong mủ nước ở các năng suất khác nhau
Năng suất (tấn) 1500 2000 3000
N (kg/ha) 9.5 12.6 18.9
P (kg/ha) 1.9 2.6 3.8
K (kg/ha) 6.5 8.6 12.9
- Lân (P205) : Lân là yếu tố cấu thành nên axit nucleic trong nhân tế bào, cần thiết cho sự phân bào và phát triển của mô phân sinh. Nó cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong các enzim, trong các phản ứng hóa sinh, và cho hô hấp của cây. Lân kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng cường sự hình thành thân lá và quả. Cây thiếu lân thì đỉnh sinh trưởng kém phát triển, lá có màu đỏ hay đỏ gạch, lá nhỏ, vanh thân kém phát triển. Nhu cầu lân cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và nhu cầu khi cây còn non.
Hàm lượng lân cần thiết trong đất: Lân trong đất dạng tổng số ở mức cao hoặc trung bình, tuy nhiên dạng dễ tiêu chiếm rất ít. Đất xám Đông Nam Bộ, đất sa phiến thạch ở miền Trung đều có hàm lượng lân dễ tiêu thấp, ngược lại đất đỏ bazan thì có hàm lượng lân dễ tiêu cao (từ 100 - 120ppm). Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất khoảng 30ppm là thích hợp cho cây cao su.
Ngoài ba nguyên tố trên các nguyên tố khác như Mg, Mn, Cu, Bo,...cũng có vai trò nhất định trong cây tuy nhiên cây chỉ yêu cầu một lượng nhỏ thường có sẵn trong đất.
50