Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 48)

Độ cao địa hình

Mường La mang nhiều đặc điểm đặc trưng của miền núi Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng.

39

Hình 2.4.Bản đồ dữ liệu độ cao địa hình huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, phức tạp chủ yếu là núi cao và trung bình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, bao gồm các dạng địa hình chính:

Địa hình núi cao và dốc: Phân bố ở phía Đông và Đông Bắc của huyện. Đây là một phần sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài từ Quỳnh Nhai qua Mường La và kết thúc tại Phù Yên tạo thành ranh giới giữa Sơn La, Lào Cai và Yên Bái. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các đỉnh nhọn có độ cao từ 1000m đến gần 3000m.

Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình từ 300 - 700m so với mực nước biển, địa hình biển phổ biến là núi trung bình, xen kẽ là các phiêng bãi nhỏ hẹp. Một số xã như: Mường Bú, Mường Chùm, Mường Trai có các phiêng bãi tương đối rộng thuận lợi để trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày...

40

Địa hình là một trong những nhân tố quan trọng. Đối với cây cao su cả hình thái, độ cao và độ dốc địa hình đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển, năng suất và quá trình chăm sóc, khai thác mủ cao su.

Theo số liệu điều tra thì đất có độ dốc của huyện gồm: đất dốc vừa từ 80 - 150 có khoảng 60 - 80 ha, chiếm khoảng 13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; diện tích đất có độ dốc từ 150 - 250 có khoảng 90 - 150ha, chiếm khoảng 17% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất có độ dốc > 250. Do đặc điểm khác biệt về địa hình, thổ nhưỡng, sự chia cắt của hệ thống sông suối nên mức độ tập trung và phân bố diện tích đất sản xuất nông nghiệp không đồng đều ở các xã, đây là các xã nằm ở những vị trí thuận lợi về giao thông và điều kiện đất đai tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây trồng. Một số xã có tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên đạt thấp như: Chiềng Muôn (4,61%), Chiềng Ân (6,57%), Chiềng Công (6,78%),... đây là các xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, phần lớn là đất dốc.

Độ dốc địa hình

Yêu cầu địa hình là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình quy hoạch vùng trồng cây cao su. Đất trồng có địa hình bằng phẳng thì việc trồng trọt, vận chuyển, khai thác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với vùng có độ dốc lớn, vì thế chi phí đầu tư trồng mới, chăm sóc, và khai thác sẽ giảm đi đáng kể so với vùng có độ dốc cao. Cao su thích hợp tốt ở cả đất bằng và đất dốc.

Khi trồng cao su trên đắt dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, làm ruộng bậc thang, hoặc trồng theo đường đồng mức và kết hợp trồng cây chống xói mòn. Chỉ nên trồng cao su ở nơi có độ dốc dưới 25 - 30°.

41

Hình 2.5.Bản đồ dữ liệu độ dốc địa hình huyện Mường La, tỉnh Sơn La 2.3.2.Điều kiện khí hậu, thủy văn

Huyện Mường La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 220C. Tổng lượng mưa bình quân 1.347mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa cả năm, độ ẩm trung bình là 85%.

Yêu cầu về nhiệt độ

Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 - 300C, (có tài liệu viết nhiệt độ thích hợp 20 - 280C), trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như héo và rụng lá, chồi ngọn ngưng sinh trưởng, thân cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản bị nứt nẻ, xì mủ ...

42

Bảng 2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và năng suất mủ của cây cao su

Nhiệt độ trung bình (0C) Ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng mủ cao su

40 Cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp, ức chế sinh trưởng và gây cháy lá non.

26 - 27 Cây cao su sinh trưởng tốt nhất.

20 - 30 Thuận lợi cho cả sinh trưởng lẫn dòng chảy mủ 18 Nhiệt độ giới hạn cho quá trình sinh trưởng bình

thường

15 Nhiệt độ giới hạn cho quá trình phân hóa mô cây

< 5 Bắt đầu bị tổn hại vì rét

< 0 Tổn hại nghiêm trọng vì rét

Nhiệt độ thấp dưới 50C kéo dài sẽ dẫn đến cây chết. Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức cao nhất, nhiệt độ mát dịu vào sáng sớm (1 - 5 giờ sáng) giúp cây cao su sản xuất mủ cao nhất. Các vùng trồng cao su lớn hiện nay phần lớn là ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm 280C ± 20C và biên độ nhiệt trong ngày 7 - 80C.

43

Hình 2.6.Bản đồ dữ liệu nhiệt độ trung bình năm huyện Mường La, tỉnh Sơn La Lượng mưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa 1800 - 2500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 - 150 ngày/năm. Tốt nhất mưa hàng tháng 150mm, mưa dưới 50mm được xem như hạn. Mưa phân bố đều mưa rào vào trưa và tối rắt thuận lợi cho sinh trưởng của cây cao su và cạo mủ, Mưa sáng, mưa tập trung lớn hoặc mưa dầm đều cán trở việc cạo mù, mủ lỏng chảy nhiều dễ gây kiệt cây, vết cạo ẩm ướt dễ bị các bệnh loét miệng cao. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm.

44

Hình 2.7.Bản đồ dữ liệu lượng mưa trung bình năm huyện Mường La, tỉnh Sơn La Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, độ ẩm cao sẽ làm cho tế bào cây cao su trương lên, đẩy mủ ra ngoài, mủ chậm đông năng xuất cao. Đồng thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác.

Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công nghiệp khác như: tiêu, cà phê... Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 - 5 tháng.

45

Khả năng chịu úng: Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30 - 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.

Ánh sáng

Khác với hồ tiêu và cà phê, cao su là cây ưa sáng. Thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày lớn thì việc sinh tổng hợp được càng nhiều. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cây, nhất là tính chống chịu của cây. Các vườn ươm trong mùa đông ở những vùng có ánh sáng đầy đủ thường chịu rét khỏe hơn các vườn khác. Số giờ chiếu sáng thích hợp trong năm bình quân từ 1800- 2800giờ/năm. Thiếu ánh sáng cây sẽ mọc vống, nhỏ yếu, vỏ mỏng, ít mủ, khó bóc vỏ khi ghép.

Chế độ gió

Gió lớn thường gây ngã đổ, đứt rễ, là tác nhân đầu tiên cho các bệnh về thân, cành do đó làm giảm mật độ vườn cây và giảm năng xuất mủ. Gió khô như gió phơn Tây Nam sẽ làm giảm mức độ sinh trưởng của cây đáng kể, cụ thể là tăng nhanh chậm và kéo dài thời kỳ hình thành tầng lá. Vì thế cần gió lặng, gió nhẹ. Tốc độ gió thích hợp cho cây cao su là từ 1- 2m/giây, gió trên 3m/giây cây sinh trưởng kém. Cần chọn địa hình kín gió để trồng cao su. Vùng có gió bão, gió Tây Nam, gió địa hình nhất thiết phải có đai rừng chắn gió.

Gió được xác định theo hai đại lượng: hướng gió và tốc độ gió

Hướng gió

Huyện chịu ánh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

- Vào mùa đông: Gió thổi bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc.

- Vào mùa hạ: gió thổi bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8. Hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam. Xen kẽ giữa hai đợt gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam còn thấy hướng gió khác thổi xen kẽ theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Chính nhờ luồng gió này mà làm cho thời tiết trở nên mát mẽ hơn khiến cây cao su sinh trưởng nhanh sớm cho thu mủ và cũng nhờ sự hoạt động xen kẻ như vậy mà cây cao su sau những ngày rét mướt kéo dài của gió mùa Đông Bắc có điều kiện nhanh chóng phục hồi trạng thái sinh trưởng.

46

Bảng 2.2. Ảnh hưởng của gió mạnh đến cây cao su

Cấp gió Beaufort Tốc độ gió (m/s) % gẫy đổ

8 17,2 - 20,7 2 - 5 9 20,8 - 24,4 5 - 10 10 24,5 - 28,4 10 - 16 11 28,5 - 32,6 16 - 24 12 32,7 - 36,9 24 - 33 13 37,0 - 41,4 33 - 45 14 41,5 - 46,1 45 - 55 15 46,2 - 50,9 55 - 66 16 51,0 - 56,0 66 - 80 17 56,1 - 61,2 > 80

Dẫn theo Nguyễn Thị Huệ 2006[6] Tốc độ gió

Tốc độ gió là một yếu tố có ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Gió làm ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của cây cối và bắt buộc các cây phải hút nhiều nước trong đất. Nếu gió có tốc độ 0,2 - 0,3 m/s thì mức tăng hơi nước lên khoảng 3 lần so với khi gió yên lặng. Mặt khác, sự thoát hơi nước của cây cối còn phụ thuộc vào độ ẩm không khí - khi độ ẩm của không khí thấp thì sự thoát hơi nước càng tăng lên. Nếu cây thoát hơi nước mạnh thì hạn chế quá trình đồng hóa của nó. Gió mạnh sẽ làm khí khổng của lá đóng lại, sự quang hợp sẽ bị ngưng và ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật, gió mạnh còn làm lốc rễ cây trồng. Đối với cây cao su gió còn làm ảnh hưởng đến năng suất mủ của cây.

Thủy văn

Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 50 km, Mường La còn có hệ thống suối dày đặc thuộc lưu vực sông Đà như: Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Păm, Nậm Pia, Nậm Pàn,... với tổng chiều dài khoảng 200 km và nhiều con suối nhỏ khác, mật độ sông suối khoảng 1,7 km/km2.

Do địa hình của huyện chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp, ngắn và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độ dốc lưu vực lớn đã tạo nên tính đa dạng về chế độ dòng chảy và lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn. Mùa cạn kiệt nước trùng với mùa khô lưu lượng nước nhỏ. Mùa lũ trùng với mùa mưa lưu

47

lượng dòng chảy lớn, tốc độ dòng chảy cao, lượng nước tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

2.3.3.Thổ nhưỡng

Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành phần và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy, việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su cần được đặt ra.

Cao trình: Cây cao su thích hợp với vùng đất có cao trình tương đối thấp (dưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

600m). Càng lên cao càng bất lợi do độ cao càng tăng thì nhiệt độ càng giảm và gió mạnh. Tuy nhiên, hiện nay với những tiến bộ về giống có thể đưa cao trình trồng cao su lên cao hơn giới hạn cũ.

Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất, đất càng dốc xói mòn càng

mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn như làm đường đồng mức, băng chắn nước... vừa bảo vệ được đất không bị xói mòn vừa dễ cạo mủ, thu mủ và vận chuyển về nơi chế biến.

Lý và hoá tính đất: pH giới hạn để trồng cao su là từ 3,5 - 7,0; tốt nhất là từ 4,5

- 5,5.

Độ dày tầng đất: Đất trồng cao su lý tưởng phải có tầng canh tác sâu 2m trong

đó không có tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cao su như lớp thủy cấp treo, lớp laterit, lớp đá tảng ... Thực tế hiện nay đất có tầng canh tác từ 0,8m trở lên có thể xem là đạt yêu cầu trồng được cao su. Rễ cao su mẫn cảm với mức thủy cấp trong đất. Khi đất có mức thủy cấp thường xuyên ở độ sâu khoảng 60cm cách đất thì sự phát triển của rễ cao su sẽ gặp trở ngại.

Kết cấu đất: Đất có thể trồng cao su phải có thành phần sét ở lớp đất mặt (0 -

30cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (> 30cm) tối thiểu là 25%. Ở nơi mùa khô kéo dài, đất phải có thành phần sét 30 - 40% mới thích hợp trồng cây cao su. Ở vùng khí hậu khô hạn, đất có tỷ lệ sét từ 20 - 25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Các loại đất có thành phần hạt thô (θ = 1 - 2cm) chiếm 30% ở chiều sâu 20 - 30cm cách đất: ít thích hợp cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 80cm lớp đất mặt xem như không thích hợp cho cây cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.

48

Hình 2.8.Bản đồ dữ liệu thổ nhưỡng huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Chất dinh dưỡng trong đất: Cũng như nhiều loại cây trồng khác cây cao su rất

cần các chất khoáng như N, P, K, Ca, Mn và chúng có mặt trong tất cả các bộ phận của cây với thành phần và hàm lượng khác nhau.

- Đạm: Đạm cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nitơ có thể làm tăng chu vi thân, tăng mật độ lá và lá có màu xanh đậm. Đạm là chất điều tiết dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và Kali. Đạm còn tham gia tích cực trong việc tổng hợp nên mủ cao su. Cây cao su cần yếu tố đạm với khối lượng tương đối lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên nếu hàm lượng đạm quá nhiều sẽ làm gỗ phát triển kém, dễ gây nên đổ ngã, cây đề kháng kém với sâu bệnh. Ngược lại, khi cây thiếu đạm sẽ sinh trưởng kém, tán lá bị thu hẹp, lá có biểu hiện vàng.

Hàm lượng đạm cần thiết trong đất: Hàm lượng đạm trong đất có từ 0,20% và tỉ lệ C/N từ 10 - 12 là loại đất tốt cho việc trồng cây cao su (C/N diễn tả điều kiện của sự

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 48)