Chương 5 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
5.3.3. Tài nguyên đất ở nước ta
- Ở nƣớc ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33,105 triệu ha (xếp thứ 58/200 nƣớc), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ. Tỷ lệ đất đƣợc sử dụng nhƣ ở bảng 5.1.
Bảng 5.1. Số liệu thống kê sử dụng đất năm 1997, 2001 và 2010 (đơn vị: ha)
Mục đích sử dụng Năm 1997 Năm 2001 Năm 2010
Nông nghiệp 8.267.822 9.345.346 10.117.893
Lâm nghiệp 11.520.527 11.575.429 15.249.025
Đất chuyên dùng 1.335.872 1.532.843 1.294.479
Đất chƣa sử dụng 11.327.772 10.027.265 3.323.512
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng MTVN, 2002)
- Bình quân đất tự nhiên theo đầu ngƣời rất thấp: 0,38 ha/ngƣời, đứng thứ 203 trong 218 nƣớc trên thế giới (Báo cáo Môi trƣờng quốc gia năm 2010), bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Bình quân diện tích nông nghiệp chỉ khoảng 0,11 ha/ngƣời.
- Do điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm của Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số mạnh và kỹ thuật canh tác lạc hậu kéo dài và do hậu quả chiến tranh, đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề về môi trƣờng đất. Các loại hình thoái hóa môi trƣờng đất ở Việt Nam thể hiện rất phức tạp và đa dạng:
Rửa trôi, xói mòn, suy kiệt dinh dƣỡng đất, hoang hoá và khô hạn, cơ cấu cây trồng nghèo nàn, đất mất khả năng sản xuất ở trung du, miền núi. Điển hình nhƣ Hà Giang: 25 – 200 tấn/ha/năm, Tây Nguyên: 33,8 – 150,5 tấn/ha/năm (Báo cáo MTQG 2010) Mặn hóa, phèn hoá: tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long Bạc màu do di chuyển cát, hoang mạc hóa. Việt Nam vẫn còn 9,3 triệu ha đất liên
quan đến hoang mạc hóa, chiếm 28% diện tích tự nhiên (Cục lâm nghiệp, 2008). Ngập úng, ngập lũ, lầy hóa:
Ô nhiễm môi trƣờng đất:
- Nguyên nhân của vấn đề suy thoái đất do:
Phƣơng thức canh tác nƣơng rẫy lạc hậu của các dân tộc vùng núi.
Tình trạng khai thác không hợp lý, chặt phá, đốt rừng bừa bãi, sức ép tăng dân số và các chính sách quản lý không hợp lý.
Việc khai hoang chuyển dân miền xuôi lên trung du, miền núi chƣa đƣợc chuẩn bị tốt về quy hoạch, kế hoạc và đầu tƣ, di dân tự do.
Thải các chất thải không qua xử lý vào đất.
Biến đổi khí hậu và thiên tai (Báo cáo MTQG 2010)