Thị sinh thái – Khu công nghiệp sinh thá

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 25)

CNH-ĐTH bên cạnh những tác động tích cực về kinh tê - xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn minh - dân trí, cải thiện đời sống ngƣời dân,... đã tạo ra những tác động tiêu cực về môi trƣờng. Xu hƣớng hiện nay là xây dựng các đô thị sinh thái, các khu công nghiệp sinh thái.

(1). Đô thị sinh thái (hay đô thị bền vững)

 Có nhiều cách định nghĩa khác nhau cho đô thị sinh thái; có thể hiểu đơn giản “Một đô thị sinh thái là đô thị đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”

 Theo GS.TS. Lê Huy Bá, có 4 nguyên tắc để xây dựng đô thị sinh thái:  Xâm phạm ít nhất đến môi trƣờng tự nhiên.

 Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con ngƣời.  Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị đƣợc khép kín và tự cân bằng.

 Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trƣờng đƣợc cân bằng một cách tối ƣu.

 Một số yêu cầu của một đô thị sinh thái:  Có mật độ cây xanh cao, 12 – 15m2

tính trên đầu ngƣời; có hệ thống rừng phòng hộ bao quanh thành phố hoặc ít nhất vào các hƣớng gió chính.

 Cố gắng tạo và bảo tồn đa dạng sinh học để giữ cân bằng sinh thái.

 Đảm bảo đủ nƣớc cung cấp cho sinh hoạt (150 – 200 lít/ngƣời/ngày) và sản xuất

 Nƣớc thải chỉ đƣợc thải vào môi trƣờng khi đã đƣợc xử lý đảm bảo mức an toàn, không bị ngập lụt trong thành phố.

 Hệ thống giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đƣờng và mật độ đƣờng trên số dân, dành khoảng 30% diện tích cho giao thông; các phƣơng tiện giao thông không gây tiếng ồn và xả khí thải quá mức cho phép.

 Bảo vệ môi trƣờng đất không bị ô nhiễm và thoái hoá; sử dụng quỹ đất một cách hợp lý để vừa có đất dành cho khu dân cƣ, công viên, vừa có đất cho rừng phòng hộ

 Đảm bảo mật độ dân số hợp lý, phù hợp với năng lực tải của đô thị đó.

 Diện tích mặt nƣớc (ao, hồ,...) cân đối và đủ với diện tích dân số thành phố để tạo cảnh quan môi trƣờng và khí hậu mát mẻ.

 Có bãi rác hợp vệ sinh, công nghệ xử lý rác khoa học; có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, mỹ quan, tiện lợi

(2). Khu công nghiệp sinh thái

 Dựa trên đặc điểm của các hệ sinh thái tự nhiên: chất thải của một sinh vật này trở thành nguồn thức ăn của một sinh vật khác

 Khu công nghiệp sinh thái có các đặc trƣng:

 hệ thống sản xuất mang tính chất tuần hoàn: sản phẩm của quy trình sản xuất này trở thành đầu vào của quy trình sản xuất khác để giảm thiểu tối đa lƣợng chất thải, giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa;

 sản phẩm hàng hóa thiết kế để có thể tái sử dụng và tái chế,

 hiệu quả sử dụng nƣớc và năng lƣợng cao; sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo;…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)