Chương 5 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
5.8.3. Sự suy thoái đa dạng sinh học
- ĐDSH đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và tài nguyên biển.
- Tuy nhiên, ĐDSH thế giới đang bị suy giảm: số loài bị thu hẹp, kích thƣớc quần thể giảm. Ví dụ, từ năm 1600 đến nay đã có 162 loài chim bị tiêu diệt và 381 loài bị đe dọa tiêu diệt; 100 loài thú bị tiêu diệt và 255 loài bị đe dọa tiêu diệt.
- ĐDSH đang bị suy giảm do:
+ nơi sống của sinh vật bị xáo trộn, bị thu hẹp, bị ô nhiễm + con ngƣời khai thác, săn bắt quá mức và bừa bãi + thay đổi khí hậu bất thƣờng
+ chiến tranh tàn phá.
- Nguồn lợi sinh vật hoang dã ở nƣớc ta cũng đang bị suy giảm nhanh. Nhiều loài đã biết nay đã bị tiêu diệt. Hiện có khoảng 365 loài động vật đang ở trong tình trạng hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt cũng vào khoảng con số trên.
- Đến năm 2008, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vƣờn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trƣng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nƣớc và trên biển.. (Theo: Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên-Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế, IUCN, 9/2008)
- Các nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam:
Nguyên nhân trực tiếp:
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch: sự mở rộng đất nông nghiệp, xây dựng cơ bản
+ Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật.: khai thác quá mức gõ và củi dẫn đến rừng bị xuống cấp, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã,…
+ Ô nhiễm môi trƣờng, cháy rừng và biến đổi khí hậu. + Chiến tranh.
+ Du nhập các giống mới và các sinh vật ngoại lai.
Nguyên nhân sâu xa:
+ Tăng dân số + Sự di dân + Sự nghèo đói
+ Chính sách kinh tế cộng đồng o Chính sách sử dụng đất o Chính sách lâm nghiệp o Tập quán du canh du cƣ