Chương 7 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
7.1.2.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giớ
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
- Thế giới đã có nhiều nỗ lực để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tuy nhiên rất khó khăn để đạt đƣợc sự đồng thuận:
Năm 1988 - UNEP (Chƣơng trình Môi trƣờng LHQ ) và WMO (Tổ chƣ́c Khí tƣợng thế giới) đã phối hợp thành lâ ̣p IPCC (Uỷ ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu)
Năm 1992 - 167 nƣớc phê chuẩn Công ƣớc khung về biến đổi khí hâ ̣u (UNFCCC) tại Hô ̣i nghi ̣ thƣợng đỉnh LHQ (Hô ̣i nghi ̣ RIO).
Năm 1997 - Hô ̣i nghi ̣ LHQ về biến đổi khí hâ ̣u ở Nhâ ̣t đã cho ra đời Nghi ̣ đi ̣nh thƣ Kyoto. Theo đó , đến 2008-2012, 39 quốc gia công nghiê ̣p phải cắt giảm 5% mƣ́c phát thải 6 khí nhà kính so với mức năm 1990. Mãi đến 2/2005, NĐT Kyoto mới có hiệu lực do nhiều quốc gia chậm phê chuẩn. Đến 10/2006, có 166 nƣớc phê chuẩn NĐT Kyoto.
Tháng 12/2007, diễn ra Hội nghị LHQ về Biến đổi khí hậu tại Bali (Indonesia). Hội nghị kết thúc với bản Lộ trình Bali đề ra khung chƣơng trình cho các bên để đàm phán, trong vòng 2 năm (đến 12/2009), các quốc gia sẽ đi tới một hiệp định mới có tính ràng buộc pháp lý để thay thế cho Nghị định thƣ Kyoto hết hạn vào năm 2012.
Tháng 12/2008 - Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu tại Poznan (Ba Lan) với trọng tâm chính là vấn đề hợp tác dài hạn và giai đoạn sau 2012, khi giai đoạn cam kết đầu tiên của Nghị định thƣ Kyoto hết hạn thực hiện.
Tháng 12/2009 đã diễn ra Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch). Đây là Hội nghị đƣợc mong đợi vì là thời hạn cuối cùng để các Bên thỏa thuận về một khung hành động sau 2012. Dù có số nguyên thủ quốc gia tham dự đông nhất (119), nhƣng kết quả Hội nghị không nhƣ mong đợi, có sự bất đồng lớn giữa các quốc gia công nghiệp hóa và các nƣớc đang phát triển.
Một trong các cơ chế thực thi NĐT Kyoto là Cơ chế phát triển sạch (CDM). Theo đó, các công ty ở các nƣớc phát triển có thể tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính ở các nƣớc đang phát triển để đƣợc cấp chứng nhận giảm phát thải (CER). Tính đến 10/5/2010, trên thế giới đã có 2194 dự án CDM đƣợc đăng ký, với số CER trung bình hàng năm là 363, tức giảm đƣợc 363 tấn CO2 tƣơng đƣơng mỗi năm. Các con số tƣơng ứng ở Việt Nam tính đến cùng thời điểm là 24 dự án và 4,5 CER. (Nguồn: Bộ TN-NT, Thông tin Biến đổi khí hậu, Số 1/2010).