Tổng quan về biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 49)

Chương 7 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

7.1.2.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu

(1). Khái niệm

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển.

(2). Các biểu hiện (theo IPPC trong AR4 năm 2007):

+ Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung:

 Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay nóng hơn gần 40C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13.000 năm trƣớc.

 Trong vòng 100 năm qua (1906-2005), nhiệt độ TB bề mặt Trái Đất tăng 0,74oC, và dự báo sẽ tăng 1,4 - 5,8oC trong 100 năm tới.

+ Sự thay đổi bất thường lượng mưa: trong 100 năm qua, lƣợng mƣa có xu hƣớng tăng ở khu vực vĩ độ trên 30o, tuy nhiên lại có xu hƣớng giảm ở khu vực nhiệt đới; hiện tƣợng mƣa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều nơi trên thế giới.

+ Sự gia tăng mực nước biển toàn cầu: tăng trong thế kỷ XX với tốc độ ngày càng cao, do tan băng ở 2 cực và giãn nở nhiệt đại dƣơng. Thời kỳ 1961-2003 tăng 1,80,5 mm/năm, riêng thời kỳ 1993-2003 tăng 3,10,7 mm/năm.

(3). Nguyên nhân

+ Do sự gia tăng phát thải các khí nhà kính (CO2, CH4,…) vào khí quyển chủ yếu từ các hoạt động của con người

 nồng độ CO2 trong khí quyển tăng từ 280 ppm thời kỳ tiền công nghiệp lên 379 ppm năm 2005; tốc độ tăng bình quân trong 10 năm 1995-2005 là 1,9 ppm/năm

 nồng độ CH4 trong khí quyển tăng từ 715 ppb thời kỳ tiền công nghiệp lên 1732 ppb những năm đầu thập kỷ 1990 và 1774 ppb năm 2005.

 tổng phát thải khí nhà kính từ các nguồn nhân tạo tăng đều qua các năm từ 1970 đến 2004 (Hình 7.1)

Hình 7.1 Tổng lƣợng phát thải khí nhà kính vào khí quyển từ các nguồn nhân tạo. + Do các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh

khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Việc phá rừng gây ra tác động kép: vừa thải vào khí quyển một lƣợng lớn CO2 vừa mất đi một nguồn hấp thụ CO2 (cây xanh khi quang hợp).

(4). Các hậu quả của biến đổi khí hậu

+ Đối với các hệ sinh thái:

 Nƣớc biển dâng làm ngập các vùng đất thấp, các đảo nhở  biến mất các hệ sinh thái

 Nƣớc biển dâng làm tăng nhiễm mặn các vùng đất nằm sâu trong nội địa, ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái ven bờ, làm cho san hô chết hàng loạt….

 Di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái

 Thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, vòng tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.

+ Thay đổi chất lƣợng và thành phần của khí quyển, thuỷ quyển; tác động đến sức khỏe của con ngƣời và sinh vật; suy giảm tài nguyên nƣớc,…

+ Đối với hoạt động sống và sản xuất của con ngƣời: phải di chuyển đến nơi ở cao hơn, phải thay đổi mùa vụ và phƣơng thức canh tác, phải quy hoạch lại hệ thống hạ tầng,..

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)