Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 97)

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh tế và đổi mới các chính sách & cơ chế quản lý doanh nghiệp

Hệ thống pháp luật trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn kinh doanh, có một hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hiện nay còn nhiều khâu lỏng lẻo, chưa mang tính thực tế cao đã tạo ra nhiều khe hở cho những kẻ cơ hội, làm ăn bất chính lợi dụng, đục khoét công quỹ, lừa đảo làm thiệt hại lớn cho nhà nước. Do đó, với điều kiện kinh tế nước ta cần phải thường xuyên xem xét, bổ sung và sửa đổi kịp thời những điều khoản không phù hợp với thực tế, đảm bảo độ chính xác cao để quản lý, điều hoà và tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển kinh tế.

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 thay thế cho Quyết định 1141TC/QĐ/CTKT ngày 01/01/1995. Chế độ hạch toán kế toán theo Quyết định số 15 đã phản ánh được hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế mở. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã đưa ra quy định về chế độ báo cáo tài chính. Để các cơ quan quản lý Nhà nước quản lý tài chính tại doanh nghiệp tốt hơn, Bộ Tài chính cần nghiên cứu đưa ra các quy định về phân tích tình hình tài chính cũng như một số chỉ tiêu phân tích cụ thể mà các doanh nghiệp cần nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước kèm theo báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm. Từ đó Nhà nước có thể đánh giá tính năng lực và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và đưa ra các chính sách phù hợp, tạo môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đem lại lợi ích chung cho xã hội.

Hiện tại, các dữ liệu thống kê các chỉ số trung bình ngành chưa được cập nhật và đầy đủ. Các dữ liệu thống kê nếu có cũng thường cũ so với hiện tại. Do đó, thiếu một nguồn dữ liệu quan trọng phục vụ cho việc phân tích tài chính tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để công tác phân tích tài chính tại các doanh

nghiệp thực sự đầy đủ và có hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nói riêng và quản lý hoạt động kinh doanh nói chung, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hàng năm, các cơ quan thống kê nên công bố các chỉ số tài chính trung bình của các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần thúc đẩy việc minh bạch hóa thông tin trong nền kinh tế.

Để hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng như vậy, các cơ quan chức năng nên dần mở rộng đối tượng phải công bố thông tin cũng như đối tượng bắt buộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Yêu cầu minh bạch hóa thông tin cũng là yêu cầu cấp thiết cho một nền kinh tế thị trường phát triển.

3.2.1.2. Tổ chức tốt công tác kế toán - kiểm toán

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng phần mềm kế toán đã giảm đi một phần phức tạp trong công tác kế toán nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu các quy chế, nguyên tắc cụ thể. Nhà nước cần sớm ban hành những chuẩn mực kế toán riêng phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, ban hành các thông tư văn bản hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán ở đơn vị mình.

Nhà nước cần phát triển và nâng cao công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)