Ban Giám đốc Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 98)

Ban Giám đốc Công ty cần đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính trong việc hỗ trợ công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện phát triển công tác phân tích tài chính trong Công ty. Việc phát triển công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty cần được Ban Giám đốc thúc đẩy thông qua công tác tuyển dụng nhân sự, qua việc ban hành chính sách đào tạo thích hợp đối với nhân viên thực hiện phân tích tài chính; trao quyền hạn về việc tiếp cận các nguồn tài liệu và đảm bảo sự độc lập cho bộ phận phân tích tài chính; tổ chức công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ hoặc thuê tổ chức kiểm toán độc lập để đánh giá

tính trung thực và hợp lý của các nguồn dữ liệu phục vụ phân tích; yêu cầu các bộ phận có liên quan lập đầy đủ các báo cáo, bảng biểu theo đúng tình hình thực tế.

Đối với công ty cổ phần TOMECO An Khang, công tác quyết toán chậm, việc tính lỗ lãi, hạch toán giá thành chưa kịp thời. Quản lý kinh tế ở các đội chưa được chú ý, việc thanh quyết toán, lập chứng từ gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán.

Công ty cần chú trọng và phân tích sâu đối với các nội dung phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, phụ thuộc vào tính cấp bách của từng thời kỳ, thay vì chỉ thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính chung chung mang tính định hướng. Khi tiền hành phân tích ngoài các chỉ tiêu mà tác giả đã thực hiện trong luận văn thì Công ty nên phân tích thêm các chỉ tiêu như:

Một là, phân tích hiệu quả kinh doanh theo từng loại mặt hàng, phân tích hiệu quả của từng hợp đồng, xem xét chi phí sử dụng các nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu… Các danh mục đầu tư của Công ty có hiệu quả hay không, nên giữ lại, bán hay mua thêm các khoản đầu tư cũng là nội dung cần được xem xét khi phân tích tài chính. Để thực hiện nội dung phân tích này, Công ty cần xem xét các yếu tố về lợi nhuận tiềm năng, tác động của lạm phát, tác động của môi trường kinh doanh, chi phí sử dụng vốn… để đưa ra mô hình phân tích phù hợp, từ đó có quyết định hợp lý.

Hai là, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, chi phí trong kỳ của doanh nghiệp chi ra thường bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu được lợi nhuận trong kỳ. Các chỉ tiêu phản ánh như:

Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán: chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất.

Tỷ suất lợi nhuận so với = Lợi nhuận thuần từ HĐKD x 100 giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán

Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng: chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng.

Tỷ suất lợi nhuận so với = Lợi nhuận thuần từ HĐKD x 100 chi phí bán hàng Chi phí bán hàng

Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp: chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý

Tỷ suất lợi nhuận so với = Lợi nhuận thuần từ HĐKD x 100 chi phí quản lý DN Chi phí quản lý DN

Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí: chi tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn. Doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ.

Ba là, Công ty cũng nên phân tích điểm hòa vốn, một doanh nghiệp muốn tồn tại, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, cần xác định doanh thu tối thiểu đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động kinh doanh đó. Phân tích điểm hoà vốn cho phép xác định được sản lượng, mức doanh thu và thời gian sản xuất để ít nhất đủ để bù đắp chi phí bỏ ra, từ đó giúp nhà quản lý nhìn nhận quá trình kinh doanh trong mối quan hệ với nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào thời điểm nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì doanh nghiệp không bị lỗ, doanh nghiệp muốn đạt được mức lợi nhuận mong muốn thì cần phải sản xuất và bán ra bao nhiêu sản phẩm… từ đó có các quyết định chủ động, tích cực phù hợp và đảm bảo thực hiện được mục tiêu đặt ra.

Để phân tích điểm hòa vốn, trước hết người phân tích phải xác định mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, số lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Từ đó, xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn. Việc xác định điểm hòa vốn có thể thực hiện cho từng loại mặt hàng Công ty kinh doanh.

Bốn là, phân tích giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm, không ngừng phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp. Giá thành và giá bán sản phẩm là những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích xác định nguyên nhân ảnh hưởng biến động giá thành và giá bán sản phẩm, cung cấp những thông tin giúp cho nhà quản trị đề ra quyết định quản lý chi phí sản xuất và định giá bán sản phẩm sao cho tổng mức lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp.Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp biết được phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu thì mới đủ bù đắp được chi phí. Qua đó doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận tối đa, hoà vốn hoặc nếu bị lỗ thì mức lỗ phải ở mức thấp nhất. Trên cơ sở đó doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất.Việc tính toán đúng, đủ chi phí sản xuất bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể hình dung được tình hình (thực trạng) về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề cơ bản để quyết định lựa chọn các yếu tố đầu vào, xử lý đầu ra của sản phẩm và xác định định mức chi phí hợp lý. Ngoài việc phân tích chi phí, tính toán tổng hợp chi phí doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để điều chỉnh chi phí theo chiến lược thị trường. Đây là một trong những công việc cực kỳ quan trọng để xác định định mức chi phí hợp lý.

Năm là, dự đoán tài chính, bởi đây được xem là nội dung quan trọng trong các báo cáo phân tích tài chính của Công ty. Muốn tiến hành quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn mà doanh nghiệp cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp chính là số vốn cần thiết để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh phù hợp với từng quy mô hoạt động. Dự báo nhu cầu tài chính là ước tính về cầu tài chính trong tương lai gần, giúp đánh giá tiềm lực tài chính, có kế hoạch tổ chức huy động vốn phù hợp, nhằm

đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để dự báo các chỉ tiêu tài chính, trước hết cần chọn các khoản mục trên các Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán) có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi, dựa vào mối quan hệ giữa doanh thu thuần với từng khoản mục. Từ đó, sẽ dự báo trị số của từng chỉ tiêu trong kỳ tới. Quy trình thực hiện dự báo được thực hiện qua các bước:

+ Bước 1: Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo với doanh thu thuần. Phân loại các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán vào 2 nhóm: Nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần và nhóm những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi.

+ Bước 2: Xác định trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần thông qua việc xác định tỷ lệ của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần từ số liệu năm trước, sau đó lấy doanh thu thuần dự báo năm nay nhân với tỷ lệ đã xác định được.

+ Bước 3: Lập báo cáo tài chính dự báo: Các chỉ tiêu thuộc nhóm không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi được lấy bằng giá trị kỳ trước.

+ Bước 4: Xác định lượng vốn thừa, thiếu ứng với mức doanh thu thuần mới: là phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo và tổng tài sản dự báo.

+ Bước 5: Xác định lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ qua việc tìm ra mối quan hệ giữa lượng tiền và tương đương tiền với các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán, xác định các nguyên nhân làm tiền và tương đương tiền tăng, giảm. Từ đó, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán dự báo để xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ theo công thức:

Lưu chuyển tiền

thuần trong kỳ =

Lượng tiền tăng (thu vào) trong kỳ -

Lượng tiền giảm (chi ra) trong kỳ Trong trường hợp lượng tiền giảm lớn hơn lượng tiền tăng trong kỳ, Công ty phải có kế hoạch để huy động thêm tiền từ các nguồn khác nhằm tránh gặp phải khó khăn trong thanh toán.

KẾT LUẬN

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, đầu tư cho phù hợp.

Trong quá trình nghiên cứu lý luận cũng như qua quá trình phân tích tài chính tại công ty cổ phần TOMECO An khang, với sự giúp đỡ tận tình của GS.TS. Nguyễn Kim Truy cũng như sự nỗ lưc của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần TOMECO An khang”. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Thứ hai, khảo sát thực tế và trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TOMECO An Khang.

Thứ ba, đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần TOMECO An Khang.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sưc cố gắng, tuy nhiên những nghiên cứu mới chỉ đạt những kết quả ban đầu và không tránh được sai sót. Do vậy, tác giả mong muốn nhận được những đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Viện Đại Học Mở Hà Nội, NXB Thống kê.

2. PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ, TS Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.

3. ThS. Ngô Kim Phượng, Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

4. TS. Phạm Thị Thủy (2013), Báo cáo tài chính phân tích-dự báo-định giá, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

5. PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang, Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính. 6. Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê 7. PTS. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài

chính.

8. Phạm Thị Gái (1997), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Tấn Bình (2000), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại Học

Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

10. TS. Trương Đông Lộc, ThS. Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2007), Quản trị tài chính, tủ sách Đại Học Cần Thơ. 11. Các số liệu được cung cấp từ Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)