Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 92)

Mục tiêu của phân tích tài chính Công ty là phản ánh tình hình tài chính Công ty làm cơ sở cho các quyết định và giúp lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Tuy nhiên với những nội dung như hiện tại thì phân tích tài chính Công ty chưa thể đạt được mục đích đó. Vì vậy, cần phải có bộ phân phân tích tài chính chuyên biệt và có những biện pháp để hoàn thiện công tác phân tích.

3.1.8.1. Tài liệu phân tích

Công ty cổ phần TOMECO An Khang có lịch sử phát triển chưa lâu so với những công ty cùng ngành trong nước nên tài liệu phân tích chưa có nhiều năm để so sánh với nhau. Các báo cáo của Công ty đều chưa được kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước kiểm tra nên các con số chưa thể đẩy đủ và chính xác.

Cán bộ phân tích của Công ty cần sưu tầm tài liệu, tính toán, phân tích và đưa ra nhận xét, so sánh cũng như các dự báo trong tương lai. Việc sưu tầm tài liệu phải bao gồm cả những tài liệu, thông tin trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các thông tin bên ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu phân tích nên được trình bày dưới dạng biểu đồ, biểu mẫu, đồ thị để giúp cho việc đánh giá một cách sâu sắc. Hoàn thành công việc phân tích bao gồm lập báo cáo phân tích và hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ phân tích. Báo cáo phân tích là sản phẩm cuối cùng và quan trọng nhất của toàn bộ quá trình phân tích. Báo cáo phân tích phải được lập trên yêu cầu quản lý và phải đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí của quá trình quản lý. Những ý kiến đánh giá, nhận xét được kiến nghị trên báo cáo phân tích phải rõ ràng, cụ thể để góp phần nâng cao năng lực quản lý tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh

3.1.8.2 Phương pháp phân tích

Để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn cần đi sâu vào so sánh với một chỉ tiêu quan trọng khác như so sánh dọc và ngang từng chi tiêu trên báo cáo tài chính. Thông thường khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp người ta thường phân tích theo hai phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp chỉ

tiêu hóa phân tích. Do đó để có thể phản ánh rõ hơn thực trạng tài chính của công ty mình công ty nên tiến hành phân tích báo cáo tài chính dựa trên một hoặc cả hai phương pháp trên để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tài chính của công ty. Thực tế nếu chỉ so sánh số thực hiện của hai kỳ kế toán thì có thể thấy tình hình tài chính khả quan nhưng nếu đem so sánh kết quả đó với tiêu chuẩn chung của ngành thì vẫn thấp, vẫn chưa phù hợp để các nhà lãnh đạo của công ty có những giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình tài chính của công ty của mình. Khi phân tích công ty thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên thì sẽ đưa ra được những nhận xét và đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tài chính qua đó có những giải pháp cụ thể và chi tiết cho từng hoạt động của mình. Ngoài ra công ty còn thực hiện chương trình phân tích các chi tiêu tài chính để cung cấp các thông tin thường xuyên cho ban lãnh đạo công ty để đáp ứng yêu cầu về quản lý.

3.1.8.3. Lập và tổ chức công tác phân tích tài chính của Công ty

Công ty nên thực hiện phân tích theo một quy trình hoàn chỉnh. Cụ thể Công ty nên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích: phải xác định được mục tiêu chính cần phân tích, từ đó lập kế hoạch phân tích (thời gian tiến hành, số lượng nhân sự và phân công chi tiết). Thông báo cho các bộ phận để có thể phối hợp với nhau tiến hành phân tích. Thu thập, xử lý sơ bộ các thông tin: từ thông tin bên ngoài cho tới thông tin nội bộ mà quan trọng nhất là thông tin kế toán.

Bước 2: Tiến hành phân tích: tiến hành phân tích đúng và đầy đủ các nội dung theo qui định của nhà nước và theo yêu cầu chung của công ty. Trên cơ sở đó tùy theo nội dung, mục đích nghiên cứu, ứng dụng cụ thể sẽ đi sâu vào nội dung phân tích có liên quan.

Bước 3: Báo cáo kết quả phân tích: tổng hợp số liệu để đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả kinh doanh của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng và giải pháp để phát huy những thành tựu đã đạt

được và khắc phục những nhược điểm vẫn còn tồn tại của công ty, lập kế hoạch tài chính chung cho năm tới và đưa ra các dự báo tài chính cụ thể.

Tuy nhiên để đảm bảo cho phân tích, khi tiến hành phân tích theo quy trình trên công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

3.1.8.4. Nâng cao trình độ cán bộ phân tích tài chính

Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ thực hiện phân tích. Hiện nay các nhân viên phòng tài chính - kế toán hầu như đều tốt nghiệp đại học, có kiến thức khá vững chắc về tài chính, kế toán. Mặc dù vậy, công ty vẫn có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ để nâng cao chất lượng phân tích tài chính.

Công ty nên bồi dưỡng cán bộ tài chính bằng cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến dạy hoặc cử nhân viên tham gia các khóa học về tài chính kế toán.

Công ty cũng cần trau dồi cũng như cập nhật các kiến thức thường xuyên về chuyên môn, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình, môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách của nhà nước, chính sách thuế, xu hướng biến động của tình hình kinh tế trong nước và thế giới… cho nhân viên tài chính, kế toán.

Hiện nay, công việc phân tích tài chính của Công ty là do kế toán trưởng thực hiện. Việc phân tích mới chỉ dừng lại dưới hình thức thuyết minh báo cáo tài chính hoặc đánh giá một vài chỉ tiêu khi cần thiết. Vì vậy, về lâu dài, công ty không những phải đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên mà còn phải thực hiện công tác tuyển dụng thêm người chuyên trách về tài chính hoặc cắt cử người có năng lực trong số nhân viên của công ty phụ trách chuyên trách về vấn đề này.

Ngoài ra, Công ty cũng cần phải tổ chức bồi dưỡng, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng văn bản pháp luật có liên quan để lĩnh vực sản xuất của Công ty mới được ban hành.

3.1.8.5. Sử dụng đầy đủ thông tin và phương pháp phân tích

Công tác phân tích tài chính có hiệu quả, chính xác, chân thực và đạt chất lượng cao, đòi hỏi các cán bộ phân tích phải sử dụng thông tin từ nhiều nguồn:

Với nguồn thông tin bên ngoài: hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là chỉ tiêu tham chiếu quan trọng của công ty. Nhìn chung hiện nay hệ thống chỉ tiêu trung bình đã có nhưng chưa chính xác và đầy đủ. Hiện nay, theo quy định thì mỗi năm doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Bộ Kế hoạch. Vì vậy, các cơ quan trên hoàn toàn có thể cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho công ty nếu công ty cần. Tuy nhiên, một hiện trạng hiện nay là hầu hết các công ty đều thực hiện công tác hạch toán kế toán mang tính chất đối phó với các cơ quan thuế vụ. Bởi vậy mà hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành thường bị sai lệch so với thực tế. Mặt khác, phân tích tài chính của nước ta chưa phải là việc làm thường xuyên và hệ thống thông tin chưa hoàn hảo nên Công ty nên xem xét là tiêu chuẩn để tham khảo. Nguồn thông tin bên ngoài còn bao gồm những thông tin về tình hình trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty. Vì vậy, cán bộ phân tích của công ty cần thực hiện những biện pháp sau:

- Theo dõi sự biến động của lãi suất ngân hàng một cách thường xuyên, bởi nó ảnh hưởng đến lãi suất của các khản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, đến các khoản đầu tư tài chính của Công ty.

- Thu thập thông tin về sự thay đổi chỉ số giá các yếu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kết hợp trong phân tích.

- Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đối thủ, để có biện pháp đối phó kịp thời.

- Các chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan đến xuất nhập khẩu, đặc biệt là những chính sách liên quan đến ngành cơ khí.

Các cán bộ phân tích cần theo dõi những thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, internet, truyền hình… đặt mua các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của công ty.

Nguồn thông tin bên trong:

- Công ty cần thu thập đủ các số liệu kế toán cần thiết để lập báo cáo tài chính, nguồn thông tin chủ yếu cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Kế toán trưởng nên đào tạo công tác kiểm toán nội bộ trong công ty để đảm bảo nguồn thông tin sử dụng là thông tin “sạch”.

- Khuyến khích sự phân tích, đề xuất của cán bộ công nhân viên về tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa bởi đây cũng là một nguồn thông tin khá hữu ích.

3.1.8.6. Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính

Nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính thì các giải pháp đưa ra phải luôn có mối quan hệ ràng buộc nhau. Vì vậy khi thực hiện các giải pháp này công ty cần thực hiện kết hợp nhiều giải pháp cùng nhau, điều này đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tổ chức quản lý tài chính. Một hệ thống quản lý có hiệu quả phối hợp với các khâu, các công đoạn khác nhau là điều rất cần thiết để công ty đi đúng định hướng chiến lược đã định. Để quản lý tài chính chặt chẽ thì đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý của công ty phải có đủ năng lực quản lý. Bên cạnh đó việc kiểm tra, giám sát cũng rất cần thiết để công tác quản lý tốt hơn. Xuất phát từ vấn đề này, để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính thì công tác đào tạo nguồn nhân lực trong công ty là cần thiết. Vấn đề này được thực hiện tốt thì công ty có một nguồn lực hùng hậu trong công tác quản lý. Đồng thời công ty phải tạo điều kiện để mọi cán bộ công nhân viên trong công ty có thể phát huy hết khả năng của mình hay đưa ra sáng kiến trong công việc.

Công ty cũng phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính lúc đó sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyết định tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)