Phân tích đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 35)

Chỉ tiêu phân tích là: khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời của tổng tài sản, độ lớn đòn bẩy tài chính.

1.7.6.1. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Công thức:

Kvcsh =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

Trong đó: Kvcsh là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

1.7.6.2. Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA)

Khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

Công thức:

Ktts =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Trong đó: Ktts là khả năng sinh lời của tổng tài sản.

1.7.6.3. Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL)

Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL) là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của công ty.

Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các công ty có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu.

Công thức:

DFL =

EBIT EBIT - R Trong đó: - DFL là độ lớn đòn bẩy tài chính.

- EBIT là Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. - R là lãi suất.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)