Phân tích rủi ro của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 36)

Bản chất của hoạt động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng cần quan tâm đến rủi ro trong doanh nghiệp. Qua đó phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, trong huy động vốn và công tác thanh toán. Các chỉ tiêu ánh phân tích: rủi ro về kinh tế, rủi ro về tài chính, rủi ro về tỷ giá

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOMECO AN KHANG 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần TOMECO An Khang

2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty

2.1.1.1. Tên doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần TOMECO An Khang

Tên giao dịch quốc tế : An Khang TOMECO Joint Stock Company Giám đốc: Vũ Thị Quỳnh

Điện thoại: Fax: 0433.941.913

Giấy phép đăng ký kinh doanh: 05004429 cấp ngày 14/11/2003

2.1.1.2. Địa chỉ:

Km 21, cao tốc Láng - Hòa Lạc, cụm công nghiệp Ngọc Liệp, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

2.1.1.3. Nhiệm vụ của doanh nghiệp

- Sản xuất kinh doanh có lãi;

- Giữ vững và duy trì sản xuất, cải thiện môi trường kinh doanh;

- Thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài sản và tiền lương, làm tốt công tác phân phối theo lao động;

- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty;

- Tổ chức nghiên cữu và nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu và nhu cầu đặt hàng của khách hàng;

- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty;

- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội;

- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tuân thủ các chính sách quản lý kinh tế.

2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty

Bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp như sau:

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần TOMECO An Khang bao gồm các bộ phận sau: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc, 2 Phó giám đốc, 5 phòng ban, 6 phân xưởng, 3 tổ chuyên trách và các bộ phận chức năng khác.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔ NG Phòng Tài chính Kế toán Phòng Thiết kế Phòng kinh doanh Phòng vật tư Tổ bảo hành sản phẩm Tổ KCS Các phân xưởng sản xuất Tổ quản lý kho Phòng Tổ chức HC

2.1.1.5. Lịch sử phát triển của Công ty

Công ty cổ phần TOMECO An Khang được thành lập và phát triển trên cơ sở tiền thân là các xưởng cơ điện chuyên ngành đã có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo quạt công nghiệp.

Năm 2003 Công ty chính thức được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây cấp giấy phép đăng ký kinh doanh theo các ngành nghề: sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị quạt công nghiệp.

Năm 2005 sản phẩm Quạt công nghiệp đạt chất lượng Huy chương Vàng Hội chợ Quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam 2005-2006. Công ty vinh dự được đón nhận Cúp vàng doanh nghiệp VIIF 2005 và được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.

Năm 2006 Công ty được nhận Cúp Vàng chất lượng ISO 2006.

Năm 2008 Công ty được nhận giải thưởng TOPTEN ngành hàng - Thương hiệu Việt Nam - 2008.

Năm 2009 Công ty được nhận giải Bạc - chất lượng Quốc Gia Việt Nam - 2009.

Trong từng bước phát triển của mình, Công ty đã không ngừng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, có chính sách thoả đáng với người lao động. Đến nay công ty cổ phần TOMECO An Khang là một tập thể đoàn kết và vững mạnh, kỹ sư và công nhân ở đây cũng là một tập thể có tinh thần kỷ luật cao, lành nghề và nhiệt tình trong công việc và luôn chu đáo với khách hàng.

2.1.2. Đặc điểm công nghệ và dây chuyền sản xuất

2.1.2.1. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm

Sản xuất sản phẩm quạt công nghiệp của Công ty là kiểu sản xuất liên tục qua nhiều công đoạn kế tiếp nhau. Mặt hàng quạt công nghiệp có rất nhiều loại thường trải qua các công đoạn như tạo phôi, gò, hàn, chế tạo guồng cánh, gia công cắt gọt, lắp ráp, hoàn thiện. Quá trình sản xuất được chuyên môn hóa theo từng tổ sản xuất.

Quy trình sản xuất sản phẩm Quạt công nghiệp được làm như sau:

- Phòng thiết kế thiết kế sản phẩm và gửi đề nghị chuẩn bị vật tư tới phòng vật tư. - Phòng vật tư chuyển vật tư, bản vẽ và lệnh sản xuất xuống phân xưởng.

- Tại phân xưởng sản xuất:

+ Tổ tạo phôi: Nguyên vật liệu chính sẽ được đưa vào để tạo phôi sản phẩm. + Tổ gò hàn: Phôi của sản phẩm sẽ được chuyển sang cho tổ gò, hàn để uốn, hàn các chi tiết theo đúng thiết kế.

+ Tổ chế tạo guồng cánh: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế tổ chế tạo guồng cánh theo yêu cầu sản phẩm.

+ Tổ gia công cắt gọt: Thân quạt và cánh quạt sẽ được cắt gọt theo đúng thông số kỹ thuật sản phẩm.

+ Tổ lắp ráp hoàn thiện: Giai đoạn này các chi tiết thân, cánh và động cơ sẽ được lắp ráp và sau đó sơn hoàn thiện sản phẩm.

- Khâu KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở nhiều khâu trong quá trình chế tạo sản phẩm khi chưa là sản phẩm hoàn thiện và ở khâu này, sản phẩm hoàn thiện sẽ được chạy thử và kiểm tra các thông số kỹ thuật.

Sơ đồ 2.2: Dây chuyền sản xuất

Chuẩn bị vật liệu Phân xƣởng sản xuất Đơn đặt hàng Tổ hàn Tổ lắp ráp hoàn thiện Tổ chế tạo guồng cánh Tổ gia công cắt gọt KCS Tổ chế tạo phôi

2.1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ

Sản phẩm quạt công nghiệp của Công ty có các loại chính như: - Quạt hút khói, chịu nhiệt đến 4000C;

- Quạt lưu lượng lớn công suất tới 600 KW; - Quạt có áp xuất lớn tới 25.000 Pa;

- Quạt thông gió lắp cho tàu biển trong các nhà máy đóng tàu;

- Quạt lưu lượng lớn, áp suất thấp, độ ồn thấp phục vụ thông gió cho các toà nhà cao tầng, siêu thị, nhà hàng với chất lượng cao;

- Quạt hút và vận chuyển khí Gas cho các lò khí hoá than của các nhà máy CERAMIC;

- Quạt vận chuyển hạt rời, sấy ngô, thóc trong chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch;

- Quạt hút lọc bụi, xử lý khí đảm bảo chất lượng môi trường;

- Quạt phục vụ hút khói độc, khí lẫn bụi của lò đốt rác thải nguy hại, lò đốt rác thải sinh hoạt;

- Quạt phục vụ lò nung, lò luyện thép, kết luyện khoáng sản, sản xuất Fero- Mangan…

* Kiểu lắp quạt:

- Chỉ kiểu lắp trực tiếp;

- Chỉ kiểu lắp gián tiếp: guồng cánh quạt lắp trên gối trục trung gian, động cơ

truyền động vào gối trục qua bộ truyền đai;

- Chỉ kiểu lắp gián tiếp: guồng cánh quạt lắp trên trục trung gian động cơ truyền, động vào gối trục trung gian bằng khớp nối trục đàn hồi

* Thông số kỹ thuật: Hệ số áp suất toàn phần; lưu lượng không khí tính toán

quy về điều kiện chuẩn, tần số quay, áp suất tính toán, tỷ trọng không khí, vận tốc dài của guồng cánh.

* Tính toán lựa chọn áp suất cần thiết của quạt:

Lựa chọn áp suất của quạt rất cần thiết vì khi áp suất của quạt không đủ để khắc phục trở lực lúc đó lưu lượng làm việc của quạt sẽ bị giảm. Áp suất tổng của quạt được lựa chọn phải đảm bảo điều kiện sau:

P ≥ P1+ T1+ T2 + P2 Trong đó:

- P: Áp suất tổng của Quạt;

- P1: Áp suất công nghệ cần thiết cho dòng khí đầu vào; - T1: Tổng trở lực đầu vào;

- T2: Tổng trở lực đầu ra;

- P2: Áp suất công nghệ cần thiết của dòng khí ở đầu ra. * Nguyên tắc hoạt quạt công nghiệp TOMECO

2.1.3. Các đặc điểm khác

2.1.3.1. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu để sản xuất quạt công nghiệp của công ty được chia thành 2 loại là nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu chính là các loại thép, inox, động cơ. Các loại nguyên vật liệu phụ như: bulon, đai ốc, sơn. Các loại nguyên vật liệu này có thể mua trong nước hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… tùy theo yêu cầu của khách hàng.

2.1.3.2. Lao động

Kể từ khi thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 45 người đến nay số lượng lao động của công ty tăng lên đáng kể.

Bảng 2.1: Biến động lao động của công ty giai đoạn 2008 - 2012

Chỉ tiêu năm Tổng số lao động (ngƣời) Lƣợng tăng tuyệt đối (ngƣời) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2008 117 - - 100,00 100,00 - - 2009 145 28 28 123,93 123,93 23,93 23,93 2010 178 33 61 122,76 152,14 22,76 52,14 2011 224 46 107 125,84 191,45 25,84 91,45 2012 282 58 165 125,89 241,02 25,89 141,02 Nhận xét:

Qua các năm xét về số tuyệt đối liên hoàn lượng lao động đều tăng lên năm 2012 tăng so với năm 2011 là 58 người; còn số tuyệt đối so sánh định gốc năm 2012 tăng so với năm 2008 là 165 người, đây là con số khá cao. Tốc độ phát triển liên hoàn tăng đều trên 100%, còn về tốc độ phát triển định gốc năm 2012 tăng hơn 241,02% so với năm 2008. Số lượng lao động tăng lên là do công ty xây dựng quy chế về quản lý và phân phối tiền lương áp dụng thống nhất trong toàn công ty. Tiền

lương được phân phối theo nguyên tắc phân phối lao động và sử dụng tiền lương như đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để kích thích người lao động tích cực tham gia sản xuất kinh doanh. Việc phân phối lương được thực hiện công khai và dân chủ, đảm bảo sự công bằng và hợp lý giữa các chức danh trong công ty.

Bảng 2.2: Chất lượng lao động của công ty năm 2008 - 2012

Năm Tổng số lao động Lao động gián tiếp Công nhân trực tiếp Trình độ Đại học (%) Cao đẳng (%) Trung cấp (%) khác (%) 2008 117 11 106 6 8 60 26 2009 145 15 130 6 14 55 25 2010 178 20 158 7 17 53 23 2011 224 27 197 8 20 50 22 2012 282 30 279 7 21 53 19

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động của công ty năm 2012

Nhận xét:

Hầu hết lao động gián tiếp là đội ngũ quản lý của Công ty đều đạt trình độ Đại học hoặc Cao đẳng trong các ngành kinh tế năm 2008 trình độ đại học 6% và cao

đẳng 8% đến năm 2012 trình độ đại học 7% còn cao đẳng lên 21%. Trong độ ngũ lao động trực tiếp Công ty có các kỹ sư chuyên về cơ khí và môi trường đều học từ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Công nhân cũng hầu hết là có trình độ trung về cơ khí năm 2011 là 51% đến năm 2012 là 53%. Hàng năm Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị. Việc đào tạo tại Công ty được thực hiện theo hướng sau: Đối với lao động trực tiếp, công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của người lao động về ngành hàng. Công ty tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả lao động của các lao động hiện có. Người lao động cũng luôn được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Đối với lao động tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Công ty luôn tạo điều kiện tham gia học với ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc, tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về các chế độ, chính sách của nhà nước.

2.1.3.3. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn theo mối quan hệ sở hữu năm 2008 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 So sánh năm 2012 với 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Vốn vay 5.873 2.557 1.193 - - - - Vốn chủ sở hữu 10.000 13.025 17.200 22.600 20.500 -2.100 -9,29 Tổng 15.873 15.582 18.393 22.600 20.500 -2.100 -9,29

Nhận xét:

Vốn vay của Công ty năm 2008 - 2010 có xu hướng giảm dần, đến năm 2011 - 2012 Công ty đã trả hoàn toàn nợ vay, điều đó chứng tỏ Công ty đã có khả năng tự chủ về tài chính của mình.

Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2009 – 2011 có xu hướng tăng lên, năm 2012 so với năm 2011 giảm 2.100 triệu đồng về số tuyệt đối (hay giảm 9,29% về số tương đối) do một thành viên của Công ty rút vốn.

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn theo hình thái tài sản năm 2008 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 So sánh năm 2012 với 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tài sản lưu động 9.305 13.766 14.461 15.862 15.581 -281 -1,77 Tài sản cố định 5.306 10.608 9.642 9.594 8.133 -1.461 -15,23 Tổng 14.611 24.374 24.103 25.456 23.714 -1.742 -17 Nhận xét:

Tài sản lưu động năm 2008 – 2011 có xu hướng, năm 2012 giảm so với năm 2011 giảm 281 triệu đồng về số tuyệt đối (hay 1,77% vế số tương đối), nguyên nhân là do năm 2012 các chỉ tiêu: tiền và các khoản tương đương tiền giảm, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác đều giảm so với năm 2011.

Tài sản cố định năm 2008 – 2009 tăng khá mạnh nguyên nhân Công ty tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng và mua trang thiết bị công nghệ mới, năm 2009

– 2012 giảm nguyên nhân là do Công ty không mua mới tài sản cố định mà tiến hành khâu hao tài sản cố định cũ nên là giảm giá trị còn lại của tài sản cố định. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.461 triệu đồng về số tuyệt đối (hay 15,23% về số tương đối) cũng là do năm 2012 công ty mua thêm tài sản cố định mới công nghệ tiên tiến làm nguyên giá của tài sản cố định tăng lên nhưng công ty lại tiến hành khấu hao nhanh các tài sản cố định trước đó nên giá trị còn lại của tài sản cố định bị giảm so với năm 2011.

2.1.3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Thị trường mà Công ty đang tham gia là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hiện nay Công ty có các văn phòng đại lý chi nhánh như Bảng 2.6.

Thương hiệu quạt công nghiệp uy tín mang tên TOMECO đã được bảo hộ độc quyền tại Cục Bảo hộ Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam, sản phẩm quạt công nghiệp, thiết bị xử lý môi trường của chúng tôi đã được nhiều công trình nhà máy xí nghiệp lớn trong cả nước tin dùng như: Dự án cải tạo môi trường VIDAMCO, dự án thông gió hầm bơm cho nhà máy Nước Cáo Đỉnh, nhà máy Nước Nam Dư, công trình thuỷ điện Thác Bà, Nhiệt điện Uông Bí, tổng công ty LILAMA, tổng công ty khoáng sản Hà Tĩnh, viện NARIME, viện Cơ điện Nông Nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch... Công ty cũng vinh dự là nhà cung cấp Quạt công nghiệp thường xuyên cho các nhà

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)