Đánh giá tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 84)

2.2.8.1. Thuận lợi

Cơ cấu và biến động của tài sản của Công ty từ năm 2008 - 2012 (Biểu đồ 2.2) có thể nhận thấy khá hợp lý vì tài sản lưu động lớn hơn tài sản cố định, như vậy Công ty sẽ không gặp phải khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ vì tài sản lưu động dễ chuyển đổi để thanh toán các khoản nợ. Như vậy khi Công ty có nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng sẽ được tin tưởng hơn. Tạo được lòng tin có khả năng thanh toán được nợ cho các nhà cung cấp khi mua hàng trả chậm, tức là Công ty có thể chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp.

Cơ cấu và biến động của nguồn vốn của Công ty từ năm 2008 - 2012 (Biểu đồ 2.3) cũng khá tốt vì vốn chủ sở hữu qua các năm đều lớn hơn nợ phải trả và năm sau tăng hơn năm trước, nợ dài hạn giảm dần đến năm 2011 và 2012 không còn. Như vậy Công ty rất chủ động vốn trong kinh doanh cũng sẽ tạo niền tin cho các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp.

Kết quả kinh doanh so sánh qua các năm 2008-2012 (Bảng 2.7) ta thấy các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các năm và năm sau cao hơn năm trước, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay đây là một dầu hiệu rất tốt. Chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng có lãi và ngày càng tăng trưởng, đây là mục đích kinh doanh chính của tất cả các doanh nghiệp.

Về khả năng độc lập tài chính thông qua hai chỉ tiêu: hệ số nợ và tỷ suất tự tài trợ ta thấy: hệ số nợ của Công ty thấp và ngày càng có xu hướng giảm dần điều này chứng tỏ Công ty có khả năng trả nợ tốt. Tỷ suất tự tài trợ qua các năm đều tăng như vậy Công ty có thể chỉ động trong tài chính.

Khả năng thanh toán của Công ty qua phân tích các chỉ tiêu: hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán nợ dài hạn là khá tốt do vốn chủ sở hữu qua các năm đều tăng.

Khả năng thanh toán các khoản phải thu qua hai chỉ tiêu phân tích là: vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. Nhân thấy vòng quay các khoản

phải thu là khá lớn, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu là cao, điều này là khá tốt. Còn kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm điều này cũng tốt vì Công ty sẽ sớm thu được tiền hơn..

Số vốn lưu động tiết kiệm do tốc độ chu chuyển vốn hàng hóa gây ra là khá cao, năm 2012 Công ty có thể tiết kiệm được 1.338,85 triệu đồng, đây là con số không nhỏ.

Đòn bẩy tài chính thông qua ba chỉ tiêu: khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu,

khả năng sinh lời của tổng tài sản, độ lớn đòn bảy tài chính có thể thấy đến năm 2012 có dầu hiệu khả quan.

2.2.8.2. Những khó khăn tồn tại

Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm 2008 – 2012, xét về tài sản (Bảng 2.6) mặc dù tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản cố định như trong cơ cấu của tài sản lưu động lại không hợp lý do các chỉ tiêu như tiền và các khoản tương đương tiền thấp còn các khoản phải thu, hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng rất cao. Mà hàng tồn kho là mục tài sản có tính thanh khoản thấp (khó chuyển đổi thành tiền và các khoản tương đương tiền).

Khoản phải thu khá lớn như vậy Công ty đang bị chiếm dụng vốn, năm 2012 chỉ tiêu này lại tăng lên đây là dấu hiệu không tốt. Do đó Công ty cần có biện pháp để thu hồi các khoản công nợ phải thu.

Hàng tồn kho của Công ty hiện đang chiếm một tỷ trọng rất lớn như vậy Công ty đang phải chị một khoản chi phí liên quan đến hàng tồn kho khá tốn kém. Ngoài ra, tốc độ chu chuyển hàng tồn kho chậm khiến cho doanh nghiệp lãng phí một lượng lớn vốn lưu động. Mặc dù tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao nhưng lượng vốn bị ứ đọng vào hàng tồn kho trong quá trình đầu tư tái sản xuất.

Mặt khác tài sản cố định qua các năm có xu hướng giảm, như vậy Công ty không có sự đầu tư mới về dây truyền sản xuất và công nghệ các năm gần đây.

Xét về nguồn vốn (Bảng 2.6) vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm đều tăng là tốt tuy nhiên hầu như đều do các cổ đông sáng lập ra Công ty ban đầu góp vốn, chưa huy động nguồn vốn từ người lao động hoặc các tổ chức cá nhân khác.

Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 qua phân tích và so sánh (Bảng 2.7) có thể thấy các khoản chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, chi phí khác đều tăng, năm 2012 so với năm chi phí bán hàng tăng mạnh nhất về số tuyệt đối tăng 233,7 triệu đồng (hay về số tương đối tăng 23,28%). Nguyên nhân là do vật liệu đầu vào của sản xuất tăng, doanh nghiệp đang mở rộng thị trường và các khoản chi phí cho nhân viên cũng tăng lên.

Khả năng thanh toán của Công ty đến năm 2012 giảm so với năm 2011, nguyên nhân là do nguồn vốn giảm, nợ phải trả tăng dẫn đến hệ số khả năng thanh toán hiện hành giảm; tài sản lưu động giảm còn nợ ngắn hạn tăng dẫn đến hệ số thanh toán ngắn hạn giảm.

Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu không ổn định và dao động khá lớn. Điều này khiến cho doanh nghiệp khó có thể phát triển bền vững trong tương lai. Đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm dần chứng tỏ Công ty chưa biết khai thác các khoản vay và lãi suất.

Hiện nay Công ty chưa có bộ phận phân tích tài chính chuyên biệt mà chỉ tiến hành phân tích khi cần thiết từ phòng kế toán chủ yếu là do kế toán trường, như vậy thiếu tính chủ động, chuyên sâu và kịp thời sẽ không đạt hiệu quả cao. Ban giám đốc Công ty cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và nên xây dựng một bộ phận chuyên trách về phân tích tài chính giúp cho Ban giám đốc đánh giá đúng về vấn đề tài chính và dự báo được nhu cầu tài chính, như vậy sẽ đạt được hiệu quả sử dụng tài chính hơn nữa.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOMECO AN KHANG 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại Công ty

3.1.1. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Cơ cấu vốn hợp lý rất quan trọng đối với việc sử dụng hiệu quả tài chính của công ty. Vì vậy xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý là một yêu cầu cần thiết nếu công ty muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

Qua phân tích cho thấy hiện nay tại công ty cổ phần TOMECO An Khang vốn lưu động lớn hơn tài sản cố định đây là cơ cấu khá hợp lý, tuy nhiên hàng tồn kho và khoản phải thu lại quá cao trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền lại nhỏ. Do đó Công ty nên quan tâm hơn nữa tới việc tăng tiền và các khoản tương đương tiền, giảm các khoản nợ ngắn hạn, hàng tồn kho.

3.1.2. Thu hồi các khoản phải thu

Công ty cần chú trọng hơn để thu hồi các khoản phải thu. Để thu hồi được triệt để nợ thì phòng tài chính cần tăng cường bố trí cán bộ giám sát, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu. Công ty có thể áp dụng các chính sách chiết khấu thanh toán trích phần trăm thưởng cho các khách hàng trả sớm trong một thời hạn nhất định. Bên cạnh đó Công ty cần tăng cường khả năng thanh toán cũng như thực hiện tốt kỷ luật thanh toán.

3.1.3. Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Hàng tồn kho hiện nay đang chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là thành phẩm tồn kho tăng nhiều trong năm, vòng quay hàng tồn kho thấp. Do đó, các nhà quản trị Công ty nên tìm ra nguyên nhân để từ đó có phương hướng giải quyết. Trước hết Công ty cần phải nghiên cứu cải tiến sản phẩm tồn kho đưa vào tiêu thụ, giải phóng ứ đọng vốn. Tạo nguồn vốn lưu động bằng tiền đưa vào sản xuất kinh doanh từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và như vậy sẽ tạo ra được uy tín thị trường.

Để quản lý hàng tồn kho tốt Công ty cần chú ý một số biện pháp sau: xác định đúng lượng hàng hóa cũng như nguyên vật liệu cần mua trong kỳ và lượng tồn như dự kiến hợp lý. Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt được các mục tiêu: giá cao, hàng mua vào hợp lý, có các điều khoản mua bán có lợi cho Công ty, chất lượng hàng hóa, vật tư đảm bảo. Xác định lựa chọn nhà xưởng và phương tiện vận chuyển hợp lý nhất sao cho giảm thiểu được chi phí vận chuyển và bốc dỡ. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát để quản lý vật tư một cách tốt nhất tránh tình trạng thất thoát vật tư, chất lượng vật tư kém. Có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp trộm cắp, biển thủ hoặc che dấu những hành vi làm thất thoát hay kém chất lượng của hàng hóa vật tư. Thường xuyên theo dõi cập nhập tin tức biến động thị trường vật tư hàng hóa. Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có những phương án kịp thời cho việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho công ty trước sự biến đổi của thị trường. Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa, lập quỹ dự phòng nhằm giúp công ty chủ động và san sẻ một phần thiệt hại khi có sự cố xảy ra.

3.1.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Dây truyền và máy móc công nghệ của Công ty các năm gần đây không có sự đổi mới, nên Công ty cũng cần tăng cường hơn nữa máy móc, công nghệ để sản xuất được các loại quạt công nghiệp không bị lạc hậu mà còn có thể xuất khẩu sang các nước tây âu và cũng giảm chi phí nhân công không cần thiết.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định là công cụ không thể thiếu, vai trò của nó đối với sản xuất sản phẩm, nhất là chất lượng sản phẩm - yếu tố hàng đầu của sản xuất. Tài sản cố định của quá trình sản xuất được thể hiện trong các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, đất đai… Chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng tài sản cố định là rất quan trọng đối với mỗi công ty cũng như đối với hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới Công ty nên nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cụ thể Công ty cần chú ý những giải pháp sau:

Thứ nhất, phải sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý sao cho khai thác hết công suất thiết kế, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Sử dụng triệt để diện tích sản xuất nhằm giảm chi phi khấu hao tài sản cố định.

Thứ hai, phân cấp quản lý tài sản cố định cho các phân xưởng, các bộ phận trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý. Chấp hành theo quy trình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định.

Thứ ba, công tác trích khấu hao chính xác và phù hợp với thực tế là điều rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

3.1.5. Huy động vốn kinh doanh

Nguồn vốn tại Công ty có thể huy động từ người lao động là rất tốt, vì gắn liền lợi ích của các nhân họ sẽ là tăng năng suất lao động và trách nhiệm với công việc của hộ tốt hơn. Ngoài ra Công ty nên sàn giao dịch phát hành cổ phiếu để huy động vốn, sẽ giúp Công ty tăng cường công nghệ và mở rộng dây truyền sản xuấ đáp ứng thị trường rộng lớn như hiện nay. Hiện nay nguồn vốn của Công ty còn khá nhỏ, vốn chủ sở hữu của Công ty không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn kinh doanh của mình. Công ty cần tăng bổ sung thêm nguồn vốn tự có, lựa chọn nguồn vốn tốt hơn theo nguyên tắc hiệu quả kinh tế

3.1.6. Nâng cao khả năng thanh toán của Công ty

Công ty nên thanh toán ngay các khoản vay đến hạn trả để giữ uy tín đồng thời tăng các khoản vay ngắn dài hạn để lấy nguồn vốn để bổ sung cho sản xuất kinh doanh. Các khoản vay đó có thể là nguồn vốn huy động nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên. Cũng có thể sử dụng các hình thái hoạt động vốn cố định hỗ trợ của nhà nước, vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu hay cổ phần hóa các doanh nghiệp bằng các hình thức phát hành cổ phiếu tăng thêm nguồn vốn dài hạn cho Công ty.

Công ty nên nghiên cứu có kế hoạch trước do các khoản vay đến hạn trả trong mỗi năm để có thể lập kế hoạch thanh toán tốt. Thì Công ty sẽ tạo được cho mình

ưu thế trên thị truờng. Nhờ đó quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ được thuận lợi hơn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tăng cường công tác quản lý tài sản ngắn hạn. Công tác quản lý tài sản phải đảm bảo được hai yêu cầu là thỏa mãn cho quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời phải tiết kiệm mức tối đa. Việc quản lý tài sản ở đây thực chất là quản lý sản xuất, quản lý tiền mặt, quản lý nguyên vật liệu và quản lý hàng tồn kho.

Để làm tốt công tác này Công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, thông qua việc tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp. Nếu tổ chức tốt quá trình sản xuất thì cũng được coi là một giải pháp nhằm đảm bảo chi phí quá trình hoạt động được thông suốt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng làm việc của máy móc thiết bị, hạn chế tình trạng ứ đọng nguyên liệu.

Thứ hai, quản lý chặt chẽ việc quản lý vật tư theo định mức nhằm giảm thiểu tối đa chi phí trong giá thành sản phẩm.

Thứ ba, Tổ chức tốt quá trình lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện tốt công việc.

Nâng cao khả năng thanh toán của công ty, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc quản lý tài chính của công ty. Nếu khả năng thanh toán của công ty là cao chứng tỏ công tác tài chính được thực hiện tốt. Khả năng thanh toán là đối tượng quan tâm chủ yếu của các đối tác có quan hệ tài chính với công ty như các ngân hàng, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư… vì vậy nâng cao khả năng thanh toán sẽ sẽ làm cho tình hình tài chính khả quan hơn, đồng thời Công ty cũng củng cố được mối quan hệ với các đối tác. Chuyển các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn tùy theo điều kiện của Công ty thay vì việc huy động vốn từ bên ngoài như vay vốn ở ngân hàng với thời gian đáo hạn dài hơn, đảm bảo sự an toàn về tài chính của Công ty.

3.1.7. Nâng cao khả năng sinh lời và đòn bẩy tài chính của Công ty

Nâng cao khả năng sinh lời của Công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận, doanh thu để nâng cao khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh. Để nâng cao lợi nhuận nhất thiết là phải tác động vào hai nhân tố: doanh thu và chi phí. Công ty không ngừng

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty CP tomeko an khang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)