Phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy các bài tập hội thoạ

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 35)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy các bài tập hội thoạ

học sinh Tiểu học

2.1.2.1. Đóng vai là phương pháp đặc trưng để dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học

Mỗi bài tập dạy hội thoại ở Tiểu học nhằm thực hiện một tình huống giao tiếp giả định.

Mỗi cuộc hội thoại được tạo ra nhờ cách đóng vai thực chất là một lớp kịch hay một màn kịch nhỏ trong đó các nhân vật trao đổi, tranh luận, bàn luận… về một nội dung nào đó do đề bài quy định.

Dù thực hiện một tình huống giả định nào được nêu ra trong các đề bài tập (đơn giản hay phức tạp, ngắn hay dài…) muốn tạo ra cuộc hội thoại như trong thực tiễn thì phương pháp đặc trưng vẫn là phương pháp đóng vai. Nói đây là phương pháp đặc trưng vì chỉ có nó mới tạo được cuộc hội thoại theo yêu cầu của đề bài. Còn người ta có thể dùng các phương pháp khác (phân tích trên giấy, trên phiếu bài tập, thậm chí cả cách hỏi đáp) để xử lí bài tập hội

36

thoại nhưng không bao giờ dựng được cuộc hội thoại như nó phải diễn ra trong thực tiễn.

2.1.2.2. Đặc điểm phương pháp đóng vai

+ Đối tượng tham gia và cách thức tổ chức đóng vai

Đóng vai như một phương pháp dạy hội thoại tuy mang tính chất kịch nhưng không hoàn toàn là một lớp kịch. Đây chỉ là một cách thức, một phương pháp để học sinh học tập. Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòi hỏi sự trang trí hay phông màn phức tạp. Các đoạn thoại kế tiếp nhau để phát triển đề bài hội thoại, thúc đẩy cuộc giao tiếp cũng không tuân theo một kịch bản có sẵn như khi diễn một vở kịch mà tự hình thành và hoàn thiện ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo.

Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ, trong lớp. Các em đóng vai nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại, sản phẩm của các lần đóng vai là các màn hội thoại hoặc giao tiếp để sau đó cả lớp cùng phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm. Nhờ đó, các lần tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn.

Mục đích gần, hẹp của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hội thoại. Mục đích xa, rộng là hình thành kĩ năng hội thoại, tích lũy các kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em sẽ phải trải qua trong cuộc đời.

Có thể huy động học sinh tham gia đóng vai trong các tình huống giao tiếp giả định vì các tình huống đó khai thác kĩ năng và kinh nghiệm hội thoại sẵn có của học sinh, ý thức hóa các kinh nghiệm hội thoại và giao tiếp được học sinh tiếp nhận một cách tự phát trong cuộc sống. Sau đó sẽ nâng cao và phát triển các kĩ năng và kinh nghiệm hội thoại của các em. Điều kiện tiên quyết là tình huống giao tiếp giả định đưa ra dạy ở Tiểu học không được xa lạ với vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh Tiểu học.

37

Khi đóng vai, học sinh cần chú ý không chỉ tới lời nói mà còn phải chú ý cả các động tác hình thể (tay, chân, thân thể), cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói… tức tất cả các yếu tố khác ngoài ngôn ngữ có tác động đến hiệu quả hội thoại.

+ Phương pháp đóng vai và việc sử dụng các biện pháp dạy học khác

Khi đóng vai thực hiện một tình huống giả định, các nhân vật khi hội thoại có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để phát triển đề tài, thực hiện cuộc thoại như biện pháp hỏi, đáp, phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, dùng các đồ dùng dạy học…

+ Hội thoại trong phương pháp đóng vai

Hội thoại là xương sống của hoạt động đóng vai.

Theo sự phát triển của tình huống giao tiếp giả định, hội thoại trong hoạt động đóng vai được thực hiện trong mỗi giai đoạn của cuộc giao tiếp với những chức năng nhiệm vụ khác nhau:

- Đoạn thoại mở đầu cuộc giao tiếp bao gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc gặp gỡ, làm quen và các lời thoại giới thiệu đề tài giao tiếp. - Đoạn thoại triển khai đề tài giao tiếp bao gồm những đoạn thoại của các nhân vật để trò chuyện và thương lượng hay trình bày, phân tích trao đổi, thảo luận… về đề tài. Tóm lại gồm các đoạn thoại phát triển đề bài.

- Đoạn thoại kết thúc cuộc giao tiếp bao gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc kết thúc cuộc giao tiếp.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)