Giáo án 2 thể nghiệm theo hướng thực hành

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 69)

7. Cấu trúc khóa luận

3.3.3. Giáo án 2 thể nghiệm theo hướng thực hành

Tập làm văn Chia buồn, an ủi

70 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học HS nắm được:

1. Về kiến thức:

- HS biết nói lời chia buồn, an ủi. Biết viết bưu thiếp thăm hỏi.

2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nói lời chia buồn, an ủi. - Rèn kĩ năng viết: Biết viết bưu thiếp thăm hỏi.

3. Về thái độ:

- Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lời nói chia buồn, an ủi trong cuộc sống.

- Yêu thích các tiết Tập làm văn. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Mỗi HS mang đến lớp 1 bưu thiếp (hoặc những tờ giấy nhỏ được cắt từ giấy khổ A4).

- Sách giáo viên - Sách giáo khoa

C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Gọi 2 HS lên bảng đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân trong tiết Tập làm văn tuần trước.

3. Bài mới (29 – 30 phút)

Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học

2 phút

1. Giới thiệu bài

- GV dẫn dắt: Trong cuộc sống, các em không chỉ cần nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời,

71

7 phút

nhờ, yêu cầu, đề nghị mà còn phải biết nói lời chia buồn, an ủi với người thân và người xung quanh để thể hiện sự thông cảm, quan tâm. Bài học hôm nay dạy các em nói lời chia buồn, an ủi ông bà. Sau đó, các em còn luyện viết một bưu thiếp thăm hỏi ông bà.

2. Dạy học bài mới

Bài 1: Ông em (hoặc bà em) bị mệt. Em hãy nói với ông (hoặc bà) 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm của mình.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu từng nhóm 2, 3 HS thảo luận xem nên nói những câu gì với ông bà. - GV Cho 2 HS đóng vai (một đóng vai ông hoặc bà, một đóng vai cháu để thực hiện tình huống trên.

- HS đọc

- HS thảo luận

- 2 HS đóng vai:

+ HS1: Vai ông (bà) với vẻ mặt rất mệt mỏi.

+ HS2 : Vai cháu, chạy đến bên ông (bà) nói:

- Ông ơi, ông mệt thế nào ạ? - Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ? Cháu lấy sữa cho bà uống

72 - GV gọi HS nhận xét các bạn đóng vai lời nói đã phù hợp chưa? Thái độ thế nào?

- GV rút kinh nghiệm và sửa cho các em trong cả lời nói và điệu bộ cử chỉ khi nói với ông (bà).

- Gọi 2 HS đóng vai lần 2 sau khi đã rút kinh nghiệm.

- Gọi HS dưới lớp nhận xét kết quả đóng vai lần 2:

+ Các bạn đóng vai lần này lời nói đã phù hợp chưa? + Thái độ, cử chỉ của bạn có tốt hơn lần trước không? - GV nhận xét chung.

- GV tổ chức cho nhiều cặp HS được thực hành đóng vai và nói lời để tỏ rõ sự quan tâm của mình tới ông (bà) khi ông (bà) bị mệt.

- GV kết luận một số câu nói nên dùng và thái độ nên có khi tỏ sự quan tâm của mình tới ông (bà) lúc ông (bà) bị mệt. nhé! - HS nhận xét - HS nghe để sửa - 2 HS lên thực hành đóng vai

- HS nhận xét theo các câu hỏi mà giáo viên đặt ra.

- HS lên đóng vai.

73 11 phút

Bài 2: Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà):

a, Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết.

b, Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

- GV gọi 1 HS đọc bài.

- GV giải thích từ an ủi: khi có người bạn gặp chuyện buồn, chúng ta nói lời thông cảm để người đó bớt buồn. Đó là sự an ủi của của chúng ta với người bạn.

- GV yêu cầu từng nhóm hai, ba HS trao đổi xem nên nói câu gì với ông (bà) khi biết cây hoa (do ông bà trồng) bị chết, khi biết kính (của ông bà) bị vỡ.

- GV cho 2 HS đóng vai: một đóng vai ông hoặc bà, một đóng vai cháu để thực hiện tình huống giả định trên (có một vật giả định là cây bị chết, kính vỡ) - HS đọc - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm - 2 HS đóng vai:

Cháu chạy vào thấy ông (bà) đang tần ngần nhìn cây hoa trong chậu bị chết (hay chiếc kính trên bàn bị vỡ) cháu nói lời an ủi với ông (bà):

+ Ông đừng tiếc nữa. Cháu với ông sẽ trồng cây hoa khác.

74 - Gọi HS nhận xét kết quả lần đóng vai thứ nhất của các bạn: + Bạn đã nói đúng lời an ủi chưa?

+ Bạn đã tỏ rõ sự lễ phép nhưng thân tình, quý mến khi nói với ông (bà) chưa?

+ Nét mặt, cử chỉ của bạn có phù hợp với cuộc trò chuyện giữa ông (bà) và cháu không? Có cách nào nói hay hơn, diễn tả tình cảm hay hơn

- GV nhận xét chung, sau đó cho 2 HS lên đóng vai lần thứ hai.

- Gọi HS nhận xét:

+ Các bạn đóng vai lần này, câu nói an ủi, cử chỉ điệu bộ có hay hơn, tự nhiên hơn các bạn đóng vai lần trước không? - GV tổ chức cho HS cả lớp thống nhất những cách nói và cử chỉ, nét mặt nên có khi nói lời an ủi ông (bà) trong từng tình huống trên.

+ Thôi bà đừng buồn, chiếc kính này cũ lắm rồi bà ạ.

- HS nhận xét theo các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

- 2 HS đóng vai thực hiện lần thứ hai tình huống trên sau khi đã rút kinh nghiệm.

- HS nhận xét

75

8 phút

2 phút

- GV nhấn mạnh lại lần nữa những câu nói, cách nói (nên dùng) và điệu bộ, nét mặt (nên có) lúc trò chuyện với ông (bà), khi ông bà gặp điều không vui (như khi cây hoa bị chết hoặc kính bị vỡ).

Bài 3: Bố mẹ em về quê thăm ông (bà). Em hãy viết một bức thư ngắn (giống như viết bưu thiếp) thăm hỏi ông bà.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu HS đọc lại bài “Bưu thiếp” (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 180), nhắc HS cần viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng. - Yêu cầu HS tự viết bài.

- Gọi HS đọc bài. - GV nhận xét và chấm điểm một số bức thư hay. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS thực hành những - HS cả lớp chú ý lắng nghe - HS đọc - HS đọc lại bài.

- HS viết bài trên bưu thiếp (hoặc những tờ giấy nhỏ).

- Nhiều HS đọc bài.

76 điều đã học: viết bưu thiếp thăm hỏi, nói lời an ủi, chia buồn với mọi người khi họ gặp chuyện không vui.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)