Thuyết minh giáo án 2

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 76)

7. Cấu trúc khóa luận

3.3.4. Thuyết minh giáo án 2

Để tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 (cụ thể là với bài tập 1 và bài tập 2) giáo án trên đã biên soạn theo hướng thực hành.

Với cách tổ chức dạy học như vậy, ở tiết học này, học sinh đã thực sự được tham gia các hoạt động thực hành giao tiếp chưa? Các tình huống đưa ra phân tích do ai tạo nên, giáo viên hay học sinh? Sự lựa chọn những lời an ủi (do người cháu nói) dựa và tư liệu nào, tư liệu giáo viên cung cấp hay tư liệu do học sinh sáng tạo ra?

Hay trong bài giảng này, giáo viên còn yêu cầu HS nhận xét về nét mặt, cử chỉ của “nhân vật” người cháu biểu lộ trong tình huống giao tiếp. Điều đó có cần thiết không?

Có thể khẳng định: Giáo viên là người tổ chức ra các tình huống giao tiếp, học sinh tham gia vào các tình huống đó và thực hiện cuộc thoại. Dựa vào thực tiễn giao tiếp giả định diễn ra trước mắt, học sinh cả lớp vừa chứng kiến cuộc hội thoại do các bạn cùng lớp sắm vai vừa nhận xét, đánh giá từng lời nói, từng cử chỉ, nét mặt… của các bạn khi đối chiếu với đề tài và đích mà tình huống giao tiếp trong đề bài đặt ra. Các em có thể giới thiệu những cách nói, cách đáp lời, cách biểu hiện khác theo đề tài đã cho từ kinh nghiệm giao tiếp của bản thân. Những phút trao đổi, tranh luận đó cũng chính là thời gian để các em san sẻ kinh nghiệm giao tiếp (dù ít ỏi) của mình. Nhờ vậy vốn kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại của các em sẽ phong phú hơn do học hỏi ở các

77

bạn, đồng thời kĩ năng tham gia hội thoại được luyện tập nhờ hoạt động thực hành. Còn giáo viên chỉ đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn và kết luận nâng cao về mặt kiến thức và kĩ năng khi cần thiết.

Giáo án biên soạn nhằm hướng tới một trong những mục tiêu chung là: rèn cho học sinh kĩ năng biết nói lời chia buồn, an ủi. Đi theo hướng thực hành hội thoại giúp bài giảng trở nên sinh động không khô khan lí thuyết, học sinh không phụ thuộc vào giáo viên quá nhiều, các em chủ động hơn khi tham gia hội thoại.

Học sinh sẽ xây dựng kịch bản (qua hoạt động đóng vai lần thứ nhất) và hoàn thiện kịch bản (qua hoạt động đóng vai lần thứ hai, thứ ba sau khi được nhận xét và rút kinh nghiệm với nhau).

Học sinh thực sự được “sống” trong thực tiễn hội thoại, khai thác kinh nghiệm hội thoại sẵn có của các em để nâng cao lên. Do đó, giúp các em thêm tự tin và mạnh dạn đồng thời hứng thú học tập hội thoại.

Ở hai bài tập 1 và bài tập 2, nếu học sinh chỉ đơn thuần thảo luận để đưa ra lời an ủi với ông bà mà không được thực hành đóng vai thì tiết dạy sẽ luôn ở trạng thái tĩnh. Học sinh không phát huy được tính sáng tạo của mình, không được trực tiếp tham gia cuộc thoại giả định, không tưởng tượng được trong thực tế nếu xảy ra sẽ như thế nào. Đối với học sinh lớp 2, khi mà tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế thì việc chứng kiến “người thật, việc thật” lại càng quan trọng và cần thiết. Bởi chỉ có như vậy các em mới thực sự khắc sâu được bài học.

Việc đóng vai trong từng tình huống tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớp cả những em nhút nhát có cơ hội tham gia để tiến bộ từ đó góp phần tạo nên thành công của tiết dạy.

78

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)