Mối quan hệ của hướng phân tích và thực hành trong tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 78)

7. Cấu trúc khóa luận

3.4. Mối quan hệ của hướng phân tích và thực hành trong tổ chức dạy học

học hội thoại

Có thể nói giáo án tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh dù được thiết kế theo hướng phân tích hội thoại hay thực hành hội thoại thì vấn đề cốt lõi đặt ra là phải bám chắc mục tiêu dạy. Đó là việc hướng tới cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội thoại. Tức là, khi học xong bài, học sinh phải biết nói lời an ủi, động viên khi người thân gặp chuyện không vui với thái độ cảm thông, chia sẻ, phải biết đáp lại lời khen của người khác một cách vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn hay biết chào hỏi mọi người xung quanh, biết tự giới thiệu về bản thân mình khi cần thiết, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi một cách nhẹ nhàng, tế nhị… Chính những bài học nhỏ tưởng chừng đơn giản, mộc mạc nhưng một phần tạo nên văn hóa ứng xử trong cuộc sống hằng ngày và là hành trang vững chắc theo các em đi suốt cuộc đời, phục vụ cho các em trong việc tạo lập tốt các mối quan hệ cộng đồng, phát triển vốn ngôn ngữ nói và thêm tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người xung quanh..

Cũng phải khẳng định thêm rằng, không một hình thức tổ chức dạy học nào là tuyệt đối, là toàn diện. Mà nó chỉ có thể đem lại hiệu quả tối ưu khi được sử dụng một cách phù hợp và đúng mức, có sự kết hợp hài hòa với các hình thức tổ chức dạy học khác.

Sở dĩ nói như vậy bởi nếu chỉ áp dụng phương pháp phân tích trong tiết dạy thì thực chất cả thầy và trò đều phỏng đoán về sự diễn biễn của cuộc hội thoại, nhìn cuộc thoại một cách tĩnh. Dùng các biện pháp phân tích tình huống giao tiếp trong cả giờ dạy khiến không khí lớp học nhàm chán, không kích thích được hứng thú say mê học tập của học sinh, không thể hình thành cho các em kĩ năng tham gia hội thoại.

Nếu chỉ áp dụng duy nhất phương pháp thực hành trong cả tiết dạy sẽ không nâng cao được những hiểu biết có tính lí luận nhiều nội dung liên quan

79

đến kĩ năng hội thoại và như vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành năng lực hội thoại của các em sau này.

Mặt khác, nếu kết hợp hai phương pháp này trong một tiết dạy, tức là, coi phân tích đề tài hội thoại như một biện pháp dạy học mở đầu tiết dạy, sau đó phần chính của tiết học lại tổ chức thực hành hội thoại theo đề tài thì chắc chắn sẽ khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của mỗi phương pháp và bài học sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.

Và một điều đáng lưu ý là càng ở lớp dưới, càng phải chú trọng đến hướng thực hành hội thoại. Còn lên các lớp trên, nên tăng cường dần các biện pháp phân tích hội thoại.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, trong chương 3 để có cái nhìn khách quan và thực tế, chúng tôi đã tiến hành thiết kế giáo án thể nghiệm cho hai hướng dạy phân tích và thực hành. Từ đó đi vào phân tích cụ thể các nội dung hội thoại được đề cập đến để chỉ ra mối quan hệ của hai hướng dạy này và đề xuất biện pháp để sử dụng có hiệu quả hai hướng trong tổ chức dạy học hội thoại.

80

KẾT LUẬN

Hội thoại có một vị trí và vai trò cực kì quan trọng. Có thể khẳng định chúng ta không thể sống mà thiếu hội thoại vì đó là nhu cầu tất yếu của con người. Trong một ngày, một tháng, một năm, một đời người, thời gian dành cho hội thoại rất lớn, lớn hơn thời gian dành cho độc thoại nhiều lần. Ấy vậy mà có thời gian chúng ta chưa thực sự nhìn thấy tầm quan trọng của hội thoại, chưa chú trọng và đưa nó vào trong dạy học cho học sinh. Cần thấy rõ rằng một học sinh ưu tú ngoài trình độ văn hóa đạt chuẩn thì phải có năng lực hội thoại, khả năng giao tiếp tốt với mọi người xung quanh để hòa mình trong các mối quan hệ xã hội thường ngày. Nhận thức được điều đó chúng ta cần thay đổi quan điểm, cách nhìn để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hội thoại trong nhà trường hiện nay.

Học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 2, do trình độ nhận thức còn hạn chế, các em mới chuyển từ chơi sang học nên việc tổ chức dạy hội thoại trong mỗi tiết học phải được tổ chức sao cho hấp dẫn và sinh động có như thế mới thu hút được sự chú ý, ham học hỏi, khám phá tri thức của các em. Với hai hướng tổ chức dạy hội thoại như đã nói ở trên: dạy theo hướng phân tích, dạy theo hướng thực hành, mỗi hướng đều có những thế mạnh riêng và đều được sử dụng để tổ chức dạy hội thoại. Cần nắm rõ bản chất của hai cách dạy này để có thể áp dụng vào trong từng tiết học một cách hiệu quả.

Với đề tài Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành, chúng tôi đã trình bày các vấn đề lí thuyết về hội thoại bao gồm: khái niệm, bản chất, các nhân tố tham gia hội thoại và vị trí vai trò của hội thoại trong đời sống, trong văn chương và trong nhà trường. Nội dung chính của đề tài là dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng

81

phân tích và hướng thực hành, với các vấn đề là những khái niệm liên quan đến dạy học hội thoại như tình huống giao tiếp giả định, phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy các bài tập hội thoại cho học sinh Tiểu học. Chúng tôi trình bày lí thuyết về hai hướng phân tích và thực hành đồng thời phân tích những ví dụ minh họa để chỉ ra ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp.

Ở chương 3 của đề tài, để có cái nhìn thực tế và khách quan, chúng tôi thiết kế giáo án thể nghiệm cho hai hướng dạy phân tích và thực hành hội thoại từ đó đi vào phân tích cụ thể để chỉ ra mối quan hệ của hai hướng này trong tổ chức dạy học hội thoại.

Qua nghiên cứu tìm hiểu đề tài, chúng tôi nhận thấy để có một tiết học hội thoại thành công thì một trong những vấn đề cốt lõi đặt ra là phải xác định, sử dụng và kết hợp được hướng dạy thích hợp. Nếu có thời gian trở lại đề tài chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng và đi vào tìm hiểu sâu hơn.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học (tập một),

Nxb Giáo dục – Hà Nội, 1995.

2. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập hai: Ngữ dụng học), Nxb Giáo dục, 2003.

3. Nguyễn Trí, Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục, 2008.

4. Nguyễn Trí, Mộtsố vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, 2009.

5. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 (tập một), Nxb Giáo dục, 2010. 6. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 (tập hai), Nxb Giáo dục, 2009.

7. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (tập một), Nxb Giáo dục, 2010.

8. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (tập hai), Nxb Giáo dục. 2009.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)