Tổ chức dạy học hội thoại lớp 2 theo hướng thực hành

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 49)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.2. Tổ chức dạy học hội thoại lớp 2 theo hướng thực hành

2.3.2.1. Dạy học hội thoại theo hướng thực hành hội thoại

- Giao tiếp là hoạt động thực tiễn nên đưa học sinh vào hoạt động thực hành là cách tốt nhất để nhanh chóng trau dồi năng lực giao tiếp cho các em. Dựa trên việc xây dựng các tình huống giả định (thực chất là các tình huống giao tiếp do các nhà sư phạm đặt ra, là công cụ để dạy hội thoại) theo yêu cầu của đề bài hội thoại (nội dung được đưa ra), giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện tình huống giả định đó trên lớp. Biện pháp hay phương pháp thích hợp nhất là đóng vai (tức tổ chức cho học sinh nhập vai vào những nhân vật trong những tình huống giả định có vấn đề về hội thoại, để các em bộc lộ thái độ ứng xử và lời nói phù hợp).

- Dạy theo hướng này, công việc chủ yếu là tập trung tạo ra cuộc hội thoại phù hợp yêu cầu đề bài bằng cách đóng vai. Học sinh sẽ tham gia đóng các nhân vật hội thoại và thực hiện cuộc giao tiếp như đề bài quy định (tức quy định về đích, về đề tài, về nội dung, về quan hệ liên cá nhân…). Mỗi cuộc hội thoại được tạo ra nhờ cách đóng vai thực chất là một lớp kịch hay màn kịch nhỏ trong đó các nhân vật trao đổi, tranh luận, bàn luận… về một nội dung nào đó do đề bài quy định.

Để cho việc hội thoại diễn ra tự nhiên, giáo viên chỉ cần thống nhất với cả lớp các yếu tố chi phối cuộc hội thoại đã quy định trong đề bài. Còn các hoạt động hội thoại (như lời nói, nét mặt, cử chỉ…) quá trình hội thoại diễn ra như thế nào cứ để cho các nhân vật giao tiếp (do học sinh đóng vai) tự sáng tạo ra.

Với kinh nghiệm giao tiếp đã có và với tình huống giao tiếp phù hợp trình độ, vốn sống của các em, học sinh sẽ hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra

50

trong tình huống hội thoại giả định. Dù các hành động giao tiếp, các lời đối thoại (do học sinh tự sáng tạo ra khi đóng vai) còn nhiều nhược điểm, thiếu sót nhưng đó là sản phẩm do các em tạo ra. Hãy để cho lớp nhận xét, đánh giá các sản phẩm đó đồng thời đề xuất cách khắc phục, giới thiệu kinh nghiệm giao tiếp và hội thoại của từng em trong các tình huống tương tự. Đây là quá trình trao đổi kinh nghiệm hội thoại của học sinh với nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhờ đó từng em sẽ tích lũy thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm xử thế của các bạn khác để làm giàu thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm của mình và từ đó sẽ tạo được một túi hành trang vững chắc phục vụ cho việc hội thoại sau này của các em.

Thực hiện theo hướng trên đồng nghĩa với việc các em không cần kịch bản đặt sẵn mà sẽ tự mình xây dựng kịch bản (qua hoạt động đóng vai lần thứ nhất) và hoàn thiện kịch bản (qua hoạt động đóng vai lần thứ hai, thứ ba sau khi nhận xét, rút kinh nghiệm với nhau). Các ngữ liệu đưa ra nhận xét, đánh giá, bình luận trước lớp không phải là ngữ liệu do giáo viên đặt ra sẵn mà là ngữ liệu do chính các em tạo ra.

Dạy hội thoại theo hướng thực hành là cả thầy và trò cùng bình luận, đánh giá cuộc hội thoại như nó đã diễn ra trong thực tiễn và họ được chứng kiến.

2.3.2.2. Một số ví dụ tổ chức dạy học hội thoại theo hướng thực hành

Ví dụ 1:

Trong tiết Tập làm văn lớp 2, tuần 11 với chủ đề chia buồn, an ủi có ba nội dung học tập trong đó nội dung thứ hai là:

Hãy nói lời an ủi của em với ông bà: a, Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết. b, Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

51

Sau đây là cách tổ chức dạy học nội dung trên theo hướng thực hành hội thoại:

- Giáo viên giới thiệu đề bài. Giải thích từ an ủi (khi có người bạn gặp chuyện buồn, chúng ta nói lời thông cảm để người đó bớt buồn. Đó là sự an ủi của chúng ta với người bạn).

- Giáo viên yêu cầu từng nhóm hai, ba học sinh trao đổi xem nên nói câu gì với ông bà khi biết cây hoa do ông bà trồng bị chết, khi biết kính của ông bà bị vỡ. (Tình huống đơn giản nên chỉ dành 2, 3 phút). Với lớp trình độ học khá không cần bước này.

- Giáo viên cho hai học sinh đóng vai (một đóng vai ông hoặc bà, một đóng vai cháu) để thực hiện từng tình huống giả định trên (có 1 vật giả định là cây bị chết, kính vỡ).

(Dự kiến: cháu chạy vào thấy ông (bà) đang tần ngần nhìn cây hoa trong chậu bị chết (hay chiếc kính trên bàn bị vỡ) – cháu nói lời an ủi ông (bà) thế nào?).

- Học sinh nhận xét kết quả đóng vai lần thứ nhất dựa theo các câu hỏi giáo viên đưa ra:

+ Bạn đã nói đúng lời an ủi chưa?

+ Bạn đã tỏ rõ sự lễ phép nhưng thân tình, quý mến khi nói với ông bà chưa?

+ Nét mặt, cử chỉ của bạn có phù hợp với cuộc trò chuyện giữa ông (bà) và cháu không?

+ Có cách nào nói hay hơn, diễn tả tình cảm hay hơn không?

- GV cho 2 học sinh đóng vai thực hiện lần thứ hai hai tình huống trên (sau khi đã rút kinh nghiệm).

- Học sinh nhận xét kết quả đóng vai lần thứ hai qua các câu hỏi giáo viên đưa ra:

52

+ Các bạn đóng vai lần này, câu nói an ủi có hay hơn các bạn đóng vai lần trước không?

+ Cử chỉ, điệu bộ của các bạn có tự nhiên hơn các bạn đóng vai lần trước không?...

- Học sinh cả lớp thống nhất những cách nói và cử chỉ, nét mặt nên có khi nói lời an ủi ông (bà) trong từng tình huống trên.

- Giáo viên nhấn mạnh lại lần nữa những câu nói, cách nói (nên dùng) và điệu bộ, nét mặt (nên có) lúc trò chuyện với ông bà, khi ông bà gặp điều không vui (như cây hoa bị chết hoặc kính bị vỡ).

- Nội dung học kết thúc.

Ví dụ 2:

Trong tiết Tập làm văn lớp 2, tuần 4 với chủ đề cảm ơn, xin lỗi có 3

nội dung học tập trong đó nội dung thứ nhất là:

Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau: a, Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

b, Cô giáo cho em mượn quyển sách. c, Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

(Tiếng Việt 2, tập một, trang 38) Sau đây là cách tổ chức dạy học nội dung trên theo hướng thực hành hội thoại:

- Giáo viên giới thiệu đề bài. Giải thích từ cảm ơn (khi ta nhận được sự giúp đỡ từ phía người khác hay được người khác cho ta mượn một vật gì đó thì ta nói để bày tỏ tấm lòng, thái độ lịch sự của mình. Đó là lời cảm ơn của ta với mọi người).

- Giáo viên yêu cầu từng nhóm hai, ba học sinh trao đổi xem nên nói lời cảm ơn thế nào trong các tình huống:

53

+ Cô giáo cho mượn quyển sách. + Em bé nhặt hộ chiếc bút rơi.

- GV tổ chức cho HS lên đóng vai nói lời cảm ơn trong từng tình huống:

Tình huống thứ nhất: Cho 2 học sinh đóng vai (một học sinh vai bạn có áo mưa, một học sinh đóng vai bạn được cho đi chung áo mưa) để thực hiện tình huống giả định trên.

(Dự kiến: Tan học, em (tức vai bạn được cho đi chung áo mưa) đang định về thì trời mưa to, em lại không mang theo áo mưa, em đứng tần ngần trước cửa lớp chưa biết làm thế nào thì một bạn học cùng lớp đến bên nói :

“Tớ có áo mưa, cậu đi chung với tớ này!”

Em đáp lời cảm ơn đến bạn thế nào?).

- HS nhận xét kết quả đóng vai lần thứ nhất tình huống trên dựa theo các câu hỏi GV đưa ra:

+ Bạn nói lời cảm ơn như vậy đã được chưa?

+ Thái độ của bạn khi nói có chân thành, thân mật không? + Nét mặt, cử chỉ của bạn có phù hợp không?

- GV cho 2 học sinh đóng vai thực hiện lần thứ hai tình huống trên (sau khi đã rút kinh nghiệm).

- HS nhận xét kết quả đóng vai lần hai dựa theo các câu hỏi:

+ Các bạn đóng vai lần này nói lời cảm ơn có hay hơn các bạn đóng vai lần trước không?

+ Cử chỉ, điệu bộ của các bạn đóng vai lần này có tự nhiên hơn các bạn đóng vai lần trước không?

- HS cả lớp thống nhất những cách nói phù hợp và thái độ nên có khi nói lời cảm ơn với bạn.

54

- GV tổ chức cho nhiều nhiều HS nối tiếp lên đóng vai để nói lời cảm ơn trong tình huống trên.

Tình huống thứ hai: Cho 2 học sinh đóng vai (một học sinh đóng vai cô giáo, một học sinh đóng vai học sinh quyên sách) để thực hiện tình huống giả định trên.

(Dự kiến: Tới giờ học em (tức vai bạn quyên mang sách) mới nhớ mình để quyên quyển sách ở nhà, em đang loay hoay không biết làm thế nào thì cô đi tới đưa sách cho em mượn. Em đáp lời cảm ơn đến cô như thế nào?). - HS nhận xét kết quả đóng vai tình huống trên dựa theo một số câu hỏi gợi ý sau:

+ Bạn nói lời cảm ơn như vậy đã được chưa?

+ Thái độ của bạn khi nói lời cảm ơn tới cô giáo đã lễ phép, kính trọng chưa?

- GV đưa ra nhận xét chung sau đó tổ chức cho nhiều HS lần lượt lên thực hành đóng vai và nói lời cảm ơn trong tình huống. (Lưu ý sau mỗi lần học sinh lên đóng vai và nói lời cảm ơn giáo viên nhận xét và sửa luôn cho các em những lỗi chưa đạt).

Tình huống thứ ba: Cho 2 học sinh đóng vai (một học sinh đóng vai em bé, một học sinh đóng vai bạn học sinh rơi bút).

(Dự kiến: Em (tức vai bạn bị rơi bút) đang cầm rất nhiều sách vở trên tay bỗng nhiên chiếc bút của em lại bị rơi xuống đất, em đang định nhặt thì một em bé nhặt lên hộ và đưa cho em. Em đáp lời cảm ơn tới em bé đó như thế nào?).

- HS nhận xét kết quả đóng vai tình huống trên của các bạn: + Bạn nói lời cảm ơn đã được chưa?

55

- GV đưa ra nhận xét chung sau đó tổ chức để nhiều học sinh được lên đóng vai và nói lời cảm ơn. Sau mỗi lần học sinh đóng vai xong giáo viên chú ý sửa lỗi cho các em.

- Qua 3 tình huống mà HS đóng vai và nói lời cảm ơn, GV nhấn mạnh lại lần nữa những câu nói, cách nói nên dùng và thái độ nên có khi cảm ơn người khác.

- Nội dung học kết thúc.

Ví dụ 3:

Trong tiết Tập làm văn lớp 2 tuần 33 với chủ đề đáp lời an ủi, kể chuyện được chứng kiến (viết) có 3 nội dung học tập trong đó nội dung thứ

hai là:

Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:

a, Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi em:“Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”

b, Em rất tiếc vì mất con chó. Bạn em nói:“Mình chia buồn với bạn.” c, Em rất lo khi con mèo nhà em đi đâu, đã hai ngày không về. Bà em an ủi:“Đừng buồn. Có thể ngày mai mèo lại về đấy cháu ạ.”

(Tiếng Việt 2, tập hai, trang 132)

Sau đây là cách tổ chức dạy học nội dung trên theo hướng thực hành hội thoại:

- GV giới thiệu: Trong cuộc sống, khi ta gặp chuyện buồn mà được người khác an ủi ta cần biết đáp lại lời an ủi đó. Vì lời an ủi và lời đáp lại chân thành làm con người thêm yêu mến, gần gũi nhau. Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp trong những tình huống nhận được lời an ủi.

GV yêu cầu từng nhóm hai, ba học sinh trao đổi để tìm lời đáp phù hợp trong mỗi tình huống.

56

- GV tổ chức để các cặp học sinh lần lượt lên đóng vai thực hành nói lời đáp trong từng tình huống:

Tình huống thứ nhất: Cô giáo an ủi khi em buồn vì điểm kiểm tra không tốt.

- GV cho 2 HS lên đóng vai (HS1 vai cô giáo - nhân vật nói lời an ủi, HS2 vai học sinh – nhân vật đáp lời an ủi) lên đóng vai và thực hành đối thoại trước lớp.

+ HS1: Đừng buồn, nếu cố gắng hơn em sẽ được điểm tốt.

+ HS2: Dạ, em cảm ơn cô./ Em nhất định sẽ cố gắng ạ!/ Cũng tại em thiếu cẩn thận thôi ạ. Lần sau, em sẽ cố đạt điểm tốt cô ạ.

- HS nhận xét kết quả đóng vai của các bạn dựa theo các câu hỏi: + Bạn đáp lời an ủi của cô giáo như thế đã được chưa?

+ Thái độ của bạn khi đó đã lễ phép chưa?

- GV nhận xét chung sau đó gọi nhiều cặp HS lên thực hành đóng vai nói lời đáp trong tình huống trên. Sau mỗi lần HS đóng vai xong GV sửa lỗi cho HS.

Tình huống thứ hai: Bạn an ủi khi em tiếc vì mất chó.

- GV cho 2 HS lên đóng vai (HS1 vai nhân vật nói lời an ủi, HS2 vai nhân vật đáp lời an ủi) lên đóng vai và thực hành đối thoại trước lớp.

+ HS1: Mình chia buồn với bạn!

+ HS2: Cảm ơn bạn./ Mình vẫn hi vọng nó sẽ trở về./ Cảm ơn bạn đã an ủi mình.

- GV gọi HS nhận xét kết quả đóng vai: + Bạn nói lời đáp đã phù hợp chưa?

+ Thái độ của bạn đã thân mật, chân tình chưa? + Có cách nào nói hay hơn không?

57

- GV nhận xét chung, sau đó gọi nhiều cặp HS lên thực hành đối thoại trước lớp. Sau mỗi lần HS thực hành xong GV sửa lỗi cho các em để hoàn thiện hơn.

Tình huống thứ ba: Bà an ủi khi em đang rất lo vì con mèo nhà em đi đâu đã hai ngày không về.

- GV cho 2 HS lên đóng vai (HS1 vai bà - nhân vật nói lời an ủi, HS2 vai cháu - nhân vật đáp lời an ủi) lên đóng vai và thực hành đối thoại trước lớp.

+ HS1: Đừngbuồn, có thể ngày mai mèo lại về đấy cháu ạ.

+ HS2: Cháu cảm ơn bà./ Cháu cũng hi vọng ngày mai nó sẽ về./ Nếu nó về thì cháu mừng lắm, bà ạ.

- GV gọi HS nhận xét kết quả đóng vai: + Bạn đưa ra lời đáp phù hợp chưa?

+ Thái độ của bạn với bà đã lễ phép, kính trọng chưa? + Có cách đáp nào hay hơn không?

- GV nhận xét chung, sau đó gọi nhiều cặp HS lên thực hành đối thoại trước lớp. Sau mỗi lần HS thực hành xong GV sửa lỗi cho các em (nếu có).

- GV tổ chức cho HS cả lớp bình chọn những cặp HS đóng tốt, biết nói lời đáp và có thái độ phù hợp trong mỗi tình huống.

- GV nhắc nhở HS: Khi ta có chuyện buồn mà được người khác an ủi ta phải biết đáp lại một cách chân thành, có như vậy ta mới là người lịch sự và được mọi người yêu quý.

- Nội dung học kết thúc.

2.3.2.3. Một số ưu điểm và hạn chế của hướng thực hành trong tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2

Qua việc tìm hiểu những nét cơ bản và phân tích một số ví dụ về hội thoại trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 theo hướng thực hành, chúng tôi

58

nhận thấy sử dụng hướng này trong tổ chức dạy học hội thoại có những ưu điểm và hạn chế sau:

Thứ nhất, về ưu điểm:

- Giao tiếp là hoạt động thực tiễn nên cách tốt nhất để nhanh chóng trau dồi năng lực cho học sinh là đưa các em vào hoạt động thực hành. Sử dụng hướng này có thế mạnh là đưa học sinh tắm mình trong thực tiễn hội thoại.

- Khai thác kinh nghiệm hội thoại có sẵn của các em để nâng cao lên. Do đó giúp các em thêm tự tin và mạnh dạn.

- Tạo điều kiện tốt cho mọi học sinh được tham gia thực hành và đóng góp ý kiến. Đây là yêu cầu cần đạt của một tiết học thành công.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 49)