Tổ chức dạy học hội thoại lớp 2 theo hướng phân tích

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 38)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.1. Tổ chức dạy học hội thoại lớp 2 theo hướng phân tích

2.3.1.1. Dạy học hội thoại theo hướng phân tích hội thoại

- Dạy hội thoại theo hướng phân tích là cách dạy đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về các yếu tố giao tiếp nêu trong đề bài (gồm cả phần lời và phần tranh minh họa). Sự phân tích này nhằm làm rõ:

+ Đích giao tiếp: cái cần đạt được trong mỗi cuộc hội thoại (giao tiếp).

+ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia hội thoại (giao tiếp). Có hai yếu tố của nhân vật hội thoại ảnh hưởng đến cuộc hội thoại là:

39

 Vai hội thoại (giao tiếp): gồm người nói và người nghe

 Quan hệ liên cá nhân: gồm vị thế xã hội (chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, gia đình…), vị thế giao tiếp (mạnh hay yếu), quan hệ thân cận (thân – sơ, thắm thiết – lạnh nhạt, quý mến – xa lạ…)

+ Đề tài giao tiếp: nội dung hiện thực được đề cập đến khi giao tiếp. + Hoàn cảnh giao tiếp: thường là hoàn cảnh hẹp - một số không gian và thời gian mang đặc trưng chung đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức có tính quy ước đặc thù do xã hội hoặc cộng đồng quy định (cuộc giao tiếp xảy ra vào lúc nào, ở đâu?)

Từ việc làm rõ những yếu tố trên để đưa ra dự kiến các lời hội thoại và lựa chọn những lời hội thoại phù hợp nhất với đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.

- Việc phân tích các yếu tố giao tiếp nêu ra trong đề bài có thể được tiến hành theo một hệ thống các câu hỏi do giáo viên nêu ra hoặc do học sinh tìm ra qua thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Dù theo biện pháp cho học sinh thảo luận nhóm hay hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra để phân tích các tình huống hội thoại nhằm chỉ ra yếu tố của ngữ cảnh (nhân vật hội thoại, hiện thực bên ngoài hội thoại) và tìm ra lời hội thoại phù hợp cũng là nhìn cuộc thoại một cách tĩnh. Lúc này thật sự cuộc hội thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trò đều phỏng đoán về sự diễn biến của cuộc hội thoại. Dạy theo cách này mang tính chất duy lí tư biện, dự báo chứ không thực hiện cuộc giao tiếp và quan sát, đánh giá nó trong diễn tiến thực tế.

- Hướng phân tích hội thoại dùng phương pháp hỏi đáp (giữa thầy và trò hoặc giữa trò và trò) là chính để phân tích tình huống giao tiếp giả định, phân tích cuộc hội thoại dự báo sẽ diễn ra (nhưng thực sự không có cuộc hội thoại nào theo yêu cầu của đề bài được thực hiện).

40

- Nếu dùng duy nhất các biện pháp phân tích tình huống giao tiếp để tiến hành cả giờ dạy thì không nên. Còn coi phân tích đề tài hội thoại như một biện pháp dạy học mở đầu tiết dạy, (để chỉ rõ các yếu tố của tình huống giao tiếp, đích của giao tiếp), sau đó phần chính của tiết học lại tổ chức thực hành hội thoại theo đề tài thì biện pháp phân tích hội thoại lại cần thiết và hữu ích.

2.3.1.2. Một số ví dụ tổ chức dạy học hội thoại theo hướng phân tích

Ví dụ 1:

Trong tiết Tập làm văn lớp 2, tuần 11 với chủ đề chia buồn, an ủi có 3 nội dung học tập trong đó nội dung thứ hai là:

Hãy nói lời an ủi của em với ông bà: a, Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết. b, Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

(Tiếng Việt 2, tập một, trang 94) Sau đây là cách tổ chức dạy học nội dung trên theo hướng phân tích hội thoại:

Hoạt động dạy Hoạt động học

GV hỏi: - Em nói với ai?

- Nói với ông (bà) em sẽ xưng hô như thế nào?

- Em nói với ông (bà) trong trường hợp nào?

- Em nói để thể hiện điều gì?

- Nói với ông (bà) em có thái độ thế

HS trả lời:

- Em nói với ông (bà)

- Em xưng hô cháu – ông (bà)

- Trong trường hợp:

+ Cây hoa do ông (bà) trồng bị chết.

+ Kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

- Em nói để tỏ rõ sự thông cảm của mình.

41 nào?

- Em sẽ nói như thế nào với ông (bà). GV mở băng bài tập (nếu có) hoặc đọc các lời nói đã chuẩn bị trên phiếu.

- Yêu cầu HS tìm ra câu nói có thể dùng để an ủi ông bà.

- Nhận xét kết quả làm bài tập của HS.

- Yêu cầu HS thảo luận xem tại sao lời nói 1 trong đoạn băng thứ nhất (phiếu phần a), lời nói 1 và 3 trong đoạn băng thứ hai (phiếu phần b) là sai.

- HS lắng nghe

Lời nói trong trường hợp thứ nhất (phần a)

1. Bà ơi, sao cây hoa chết thế?

2. Ông đừng tiếc nữa. Cháu với ông sẽ trồng cây hoa khác.

Lời nói trong trường hợp thứ hai (phần b)

1. Bà ơi sao kính vỡ thế ạ?

2. Thôi bà đừng buồn, chiếc kính này cũ lắm rồi bà ạ.

3. Cháu đã nói bà đừng để chỗ đó dễ bị vỡ lắm.

Hai câu sau có thể dùng để an ủi ông (bà):

- Thôi bà đừng buồn, chiếc kính này cũ lắm rồi.

- Ông (bà) đừng tiếc nữa. Cháu với ông (bà) sẽ trồng cây khác.

- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.

- HS thảo luận.

Trong đoạn băng thứ nhất (phiếu phần a), lời nói 1 là câu hỏi muốn biết nguyên nhân làm cho cây hoa chết.

42

GV kết luận:

- Khi nào chúng ta nói lời chia buồn?

- Nếu chúng ta không nói có được không? Vì sao?

- Hàng ngày, có bạn nào đã nói lời chia buồn chưa? Nói với ai? Trong trường hợp nào?

Trong đoạn băng thứ hai (phiếu phần b), lời 1 là câu hỏi muốn biết nguyên nhân kính vỡ, lời 3 là câu nói có ý trách bà gây ra việc vỡ kính.

- Khi có người thân (người xung quanh) có chuyện không vui.

- Không được, vì ta phải biết tỏ sự thông cảm, quan tâm đến mọi người. - HS phát biểu tự do.

Ví dụ 2:

Trong tiết Tập làm văn lớp 2, tuần 4 với chủ đề cảm ơn, xin lỗi có 3

nội dung học tập trong đó nội dung thứ nhất là:

Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau: a, Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

b, Cô giáo cho em mượn quyển sách. c, Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

(Tiếng Việt 2, tập một, trang 38)

Sau đây là cách tổ chức dạy học nội dung trên theo hướng phân tích hội thoại:

Hoạt động dạy Hoạt động học

GV hỏi: - Em nói với ai?

HS trả lời:

- Em nói với bạn cùng lớp; với cô giáo; với em bé.

43 - Em nói với mọi người trong trường hợp nào?

- Em sẽ xưng hô với mọi người như thế nào trong từng trường hợp?

- Em nói để thể hiện điều gì?

- Nói với bạn bè, cô giáo, với em bé em có thái độ thế nào?

- Em sẽ nói lời cảm ơn của mình tới mọi người như thế nào trong mỗi trường hợp?

GV cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm ra câu nói phù hợp. - Trường hợp nói với bạn cho đi chung áo mưa.

- Em nói trong các trường hợp:

+ Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

+ Cô giáo cho em mượn quyển sách. + Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi. - Em xưng hô: Mình – bạn Em – cô Anh (chị) - em

- Em nói để thể hiện lòng biết ơn của mình tới mọi người.

- Nói với bạn bè em có thái độ chân thành, thân mật.

Nói với cô giáo em có thái độ lễ phép, kính trọng.

Nói với em bé em có thái độ thân ái. - HS thảo luận theo nhóm sau đó nối tiếp nhiều HS trình bày trước lớp:

- Lời nói cảm ơn với bạn:

+ Cảm ơn bạn! + Mình cảm ơn bạn! + Cảm ơn bạn nhé!

44 - Trường hợp nói với cô giáo cho mượn sách.

- Trường hợp nói với em bé nhặt hộ chiếc bút?

- GV gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi những HS biết nói lời cảm ơn lịch sự, hợp với tình huống.

GV Kết luận:

- Khi nào chúng ta nói lời cảm ơn ?

- Nếu chúng ta không nói có được không? vì sao?

- Hàng ngày em đã nói lời cảm ơn với ai chưa? trong trường hợp nào?

ướt hết!

- Lời nói cảm ơn với cô giáo:

+ Em cảm ơn cô ạ! + Em xin cảm ơn cô!

- Lời nói cảm ơn với em bé:

+ Anh (chị) cảm ơn em! + Cảm ơn em nhé!

+ Em ngoan quá. Rất cảm ơn em!

- HS nhận xét câu nói cảm ơn của các bạn trong mỗi trường hợp.

- Khi chúng ta được người khác giúp đỡ.

- Không được, vì phải biết tỏ lòng cảm ơn tới những người đã giúp đỡ chúng ta, có như vậy ta mới là người lịch sự và được mọi người yêu quý. - HS phát biểu tự do.

Ví dụ 3:

Trong tiết Tập làm văn lớp 2, tuần 33 với chủ đề đáp lời an ủi; kể chuyện được chứng kiến (viết) có 3 nội dung học tập trong đó nội dung thứ hai là:

45

Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:

a, Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi :“Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn , em sẽ được điểm tốt.”

b, Em rất tiếc vì mất con chó. Bạn em nói:“Mình chia buồn với bạn.” c, Em rất lo khi con mèo nhà em đi đâu, đã hai ngày không về. Bà em an ủi:“Đừng buồn. Có thể ngày mai mèo lại về đấy, cháu ạ.”

(Tiếng Việt 2, tập hai, trang 132)

Sau đây là cách tổ chức dạy học nội dung trên theo hướng phân tích hội thoại:

Hoạt động dạy Hoạt động học

GV hỏi:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Em nói lời đáp với những ai?

- Em nói lời đáp với mọi người trong những trường hợp nào?

- Em sẽ xưng hô với mọi người thế nào trong mỗi trường hợp?

HS trả lời:

- Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp.

- Em nói lời đáp với cô giáo, với bạn, với bà.

- Trong những trường hợp:

+ Cô giáo an ủi em khi em buồn do điểm kiểm tra không tốt.

+ Bạn an ủi em khi em đang tiếc vì mất con chó.

+ Bà an ủi em khi em đang rất lo lắng vì con mèo nhà em đi đâu đã hai ngày không về.

- Em xưng hô: Em – cô Mình – bạn

46 - Đáp lời an ủi của mọi người em có thái độ thế nào?

- Vậy em sẽ đáp lại như thế nào? GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tìm ra lời đáp phù hợp trong mỗi trường hợp.

- Trường hợp em buồn vì điểm kiểm tra không tốt, cô giáo an ủi em.

- Trường hợp em tiếc vì mất chó, bạn em an ủi.

- Trường hợp em lo vì con mèo nhà em đi đâu đã hai ngày không về, bà an ủi em.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá cao những

Cháu – bà

- Em có thái độ lễ phép với bà, với cô giáo và thái độ nhã nhặn với bạn. - HS làm việc theo nhóm để tìm lời đáp phù hợp. - Lời đáp: + Dạ, em cảm ơn cô. + Em nhất định sẽ cố gắng ạ! + Lần sau, em sẽ cố gắng đạt điểm tốt, cô ạ.

+ Cũng tại em thiếu cẩn thận thôi ạ, lần sau em sẽ cố gắng hơn. - Lời đáp: + Cảm ơn bạn. + Mình vẫn hi vọng nó sẽ trở về. + Cảm ơn bạn đã an ủi mình. - Lời đáp: + Cháu cảm ơn bà.

+ Cháu cũng hi vọng ngày mai nó sẽ về.

+ Nếu nó về thì cháu mừng lắm, bà ạ!

- HS nhận xét lời đáp của các bạn sau mỗi trường hợp.

47 HS biết nói lời đáp phù hợp với mỗi tình huống.

GV kết luận:

- Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi em cảm thấy thế nào? - Vậy khi gặp chuyện buồn được người khác an ủi, em phải biết đáp lại vì lời an ủi và lời đáp lại chân thành làm con người thêm yêu mến, gần gũi nhau.

- Em cảm thấy đỡ buồn hơn.

- HS lắng nghe.

2.3.1.3. Một số ưu điểm và hạn chế của hướng phân tích trong tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2

Qua việc nêu ra lí thuyết và đặc điểm của hướng phân tích trong tổ chức dạy hội thoại cùng với việc đưa ra một số ví dụ tiêu biểu, chúng tôi thấy tổ chức dạy học hội thoại theo hướng này có những ưu điểm và hạn chế sau:

Thứ nhất, về ưu điểm:

- Việc phân tích các yếu tố trong hội thoại bằng một hệ thống các câu hỏi mà giáo viên nêu ra hoặc do học sinh tìm qua thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên đã phần nào làm rõ đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, đề tài giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Đây là cơ sở để đưa ra dự kiến các lời hội thoại và lựa chọn những lời hội thoại phù hợp nhất. Chính vì thế biện pháp phân tích là cần thiết và hữu ích.

Việc phân tích giúp học sinh có hiểu biết rõ ràng về tình huống hội thoại nêu ra.

- Nâng dần hiểu biết có tính lí luận nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng hội thoại.

48

- Rèn luyện tốt năng lực phân tích tình huống trong các trường hợp hội thoại. Đây là cơ sở để các em phân tích được các tình huống phức tạp hơn sẽ diễn ra trong đời sống thường ngày.

Như vậy, việc phân tích là cần thiết bởi nắm vững lí thuyết học sinh mới có thể thực hành tốt, phân tích được các tình huống hội thoại học sinh mới thực sự hiểu bản chất và lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng bối cảnh. Không có hoạt động phân tích tức là bài dạy hội thoại đã thiếu đi một bước quan trọng trong tiến trình dạy học và việc dạy học sẽ khó đi tới thành công.

Tuy nhiên giáo viên không nên sử dụng hướng phân tích quá nhiều trong dạy hội thoại bởi những hạn chế nhất định của hướng dạy học này.

Thứ hai, về hạn chế:

- Việc phân tích các tình huống hội thoại để chỉ ra các yếu tố ngữ cảnh và tìm ra lời hội thoại phù hợp qua hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra hay qua thảo luận của học sinh thực chất vẫn là nhìn cuộc thoại một cách tĩnh. Lúc này thật sự cuộc hội thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trò đều phỏng đoán về sự diễn biến của cuộc hội thoại.

Dạy theo cách này mang tính chất duy lí tư biện, dự báo chứ không thực hiện cuộc giao tiếp và quan sát, đánh giá nó trong diễn tiến thực tế.

- Dùng các biện pháp phân tích tình huống giao tiếp trong cả giờ dạy khiến không khí lớp học nhàm chán, không kích thích được hứng thú say mê học tập của học sinh.

- Không thể hình thành cho các em kĩ năng tham gia hội thoại.

- Học sinh khó tiếp thu bài một cách sâu sắc vì đối với học sinh lớp 2 đặc điểm tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế, học sinh chỉ nắm chắc bài khi được trực tiếp tham gia vào cuộc thoại giả định.

49

- Không phát huy được tính sáng tạo và vốn kinh nghiệm sẵn có của các em khi tham gia hội thoại.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)