7. Cấu trúc khóa luận
2.1.1. Tình huống giao tiếp giả định
2.1.1.1. Tình huống giao tiếp
Tình huống và tình hình
Tình huống, theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ – Từ điển Tiếng
Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 2003, tr.796) là: “sự diễn biến của tình hình, về mặt cần đối phó” (ví dụ: dự kiến hết mọi tình huống có thể xảy ra). Có thể diễn đạt lại nghĩa của tình huống như sau: Sự diễn biến của tình hình làm xuất hiện vấn đề cần được giải quyết được gọi là tình huống.
Vậy tình hình là gì? Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Tình hình là tổng thể nói chung những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó cho thấy tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”. Khi “tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật” trong một không
32
gian và thời gian nào đó mà chưa rõ, thay thế vào đó lại xuất hiện vấn đề cần giải quyết thì tình hình trở thành tình huống cần giải quyết.
Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau.
Ngữ huống của cuộc giao tiếp
Quan hệ liên cá nhân, các tiền giả định bách khoa, thoại trường của một cuộc giao tiếp không nhất thành bất biến đối với một cuộc giao tiếp. Những yếu tố của các nhân tố, nhân vật giao tiếp, của hiện thực ngoài diễn ngôn thay đổi liên tục trong xuất quá trình giao tiếp. Chúng ta nói tác động tổng hợp của các yếu tố của ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn. Ngữ cảnh là một khái niệm động, không phải là tĩnh. Bất cứ cái gì muốn trở thành ngữ cảnh của một cuộc giao tiếp thì chúng phải được nhân vật giao tiếp ý thức, phải thành hiểu biết của nhân vật giao tiếp. Do đó sự thay đổi của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải được những người giao tiếp ý thức thì mới được gọi là ngữ huống. Qua hiểu biết tạo nên ngữ huống mà ngữ cảnh (nói chính xác hơn là hiểu biết về ngữ cảnh) tác động vào diễn ngôn.
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, ngữ huống giao tiếp có hai đặc điểm: Thứ nhất, tác động tổng hợp của các yếu tố của ngữ cảnh ở từng thời điểm giao tiếp.
Thứ hai, sự thay đổi của ngữ cảnh phải được những người giao tiếp ý thức.
Tình huống giao tiếp (bằng ngôn ngữ)
Tình huống giao tiếp là tác động tổng thể của những yếu tố của ngữ cảnh ở thời điểm nào đó của cuộc trao đổi, tiếp xúc đang diễn ra, được các nhân vật giao tiếp ý thức, trong đó xuất hiện các vấn đề cần giải quyết.
33
Tình huống hội thoại (dạng đặc biệt của tình huống giao tiếp) là tình huống cụ thể, xác định, được các nhân vật tham gia hội thoại ý thức và làm nảy sinh cuộc hội thoại.
Tình huống hội thoại có các đặc điểm sau:
Đặc điểm thứ nhất của tình huống hội thoại là tính cụ thể, xác định của nó.
Đặc điểm thứ hai: Các yếu tố nêu ra ở đặc điểm thứ nhất chỉ tạo nên tình huống hội thoại khi các nhân vật tham gia hội thoại hiểu rõ chúng, ý thức về chúng. Do đó họ thường tham gia vào cuộc hội thoại một cách có ý thức.
Đặc điểm thứ ba: Tình huống hội thoại không phải là tình huống tĩnh mà là tình huống động.
Tình huống giao tiếp giả định là tình huống giao tiếp do các nhà sư
phạm đặt ra, là công cụ để dạy hội thoại. Dù là giả định nhưng các tình huống giao tiếp dùng để học hội thoại cũng bao hàm đầy đủ các yếu tố của ngữ cảnh, cũng thể hiện rõ đích của giao tiếp, nhân vật giao tiếp… trong đó vấn đề cần giải quyết đã xuất hiện. Mỗi tình huống giao tiếp giả định là một bài toán về giao tiếp mà học sinh cần tìm ra lời giải. Mỗi đề bài tập về hội thoại bao giờ cũng chứa một tình huống giao tiếp giả định.
Ví dụ:
SGK Tiếng Việt 2, tập hai, tr.142 đưa ra tình huống giả định sau và yêu cầu HS nói lời đáp:
Bạn em va vào bàn, làm rơi cái lọ. Em nhanh tay đỡ được. Bạn khâm phục: “Cậu nhanh thật đấy!”
Trong tình huống giao tiếp trên, đích của cuộc giao tiếp đã được đặt ra (em phải nói được lời đáp đối với lời khen của bạn), nhân vật giao tiếp đã được xác định (em và bạn em), hoàn cảnh giao tiếp cũng đã rõ (bạn va vào
34
bàn, cái lọ rơi, em đỡ được)… Vấn đề giao tiếp đã được đặt ra (bạn nói lời khâm phục em. Vậy em phải đáp lại thế nào).
Đây là một tình huống có khả năng xảy ra trong thực tiễn, đưa vào bài tập dạy hội thoại, nó trở thành tình huống giao tiếp giả định.
2.1.1.2. Tình huống giao tiếp đóng và tình huống giao tiếp mở
Đây là hai dạng khác nhau của tình huống giao tiếp giả định, là ngữ liệu cốt lõi để xây dựng nên bài tập dạy hội thoại.
Tình huống giao tiếp đóng là tình huống giao tiếp chỉ đòi hỏi người tham gia hội thoại thực hiện một lượt lời trao (hay đáp) để hoàn thành cặp thoại và cũng là kết thúc tình huống giao tiếp. Tình huống giao tiếp đóng là tình huống giao tiếp đơn giản có thể dùng để luyện tập từng kĩ năng riêng lẻ như kĩ năng xử dụng các nghi thức lời nói, nghi thức giao tiếp…
Tình huống giao tiếp mở là tình huống giao tiếp đòi hỏi người tham gia hội thoại thực hiện một đoạn thoại hoặc một cuộc thoại. Thực hiện tình huống giao tiếp mở, cuộc thoại sẽ diễn ra theo trình tự từ mở đầu cuộc thoại đến phát triển đề tài và kết thúc cuộc thoại.
Đây là tình huống giao tiếp phức tạp đòi hỏi người tham gia vận dụng nhiều kĩ năng khác nhau.
2.1.1.3. Cấu trúc tình huống giao tiếp giả định
Trước tiên, tình huống giao tiếp giả định cũng bao gồm đầy đủ các yếu
tố của ngữ cảnh (như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh xã hội, đề tài hội thoại, không gian và thời gian diễn ra hội thoại…)
Tất cả các yếu tố trên phải được mọi đối tượng tham gia hội thoại ý thức được. Điều đó có nghĩa là học sinh (khi tham gia vào tình huống này), giáo viên (khi hướng dẫn học sinh thực hiện tình huống đó) đều phải hiểu rõ và đầy đủ các yếu tố của tình huống giao tiếp giả định để tôn trọng hoặc tuân thủ các yêu cầu do các yếu tố đó quy định.
35
Thứ hai, trong tình huống giao tiếp giả định, vấn đề cần giải quyết khi
giao tiếp phải xuất hiện. Đó có thể là một hành động ứng xử như trong tình huống sau:
Bạn đánh rơi quyển vở nhưng vì hai tay đều cầm đầy giấy, bút, bạn nhờ em nhặt hộ.
Trong tình huống giao tiếp trên, vấn đề đặt ra là em nhặt hay không nhặt hộ bạn quyển vở.
Cách ứng xử đúng đắn nhất lúc đó là em nhặt hộ bạn quyển vở.
Có hai cách trình bày vấn đề đặt ra trong tình huống giao tiếp giả định. Cách thứ nhất là trình bày một cách tường minh. Cách thứ hai là không trình bày tường minh. Người tham gia hội thoại phải tự xác định lấy vấn đề cần giải quyết đặt ra trong tình huống hội thoại.