Tăng các khoản phúc lợi và dịch vụ

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam (Trang 52)

Mục đích của chương trình phúc lợi của Công ty là cần phải gắn kết và hòa hợp với các chính sách quản lý nguồn nhân lực. Lãnh đạo nên quan tâm các loại hình phúc lợi và dịch vụ như sau:

Các dịch vụ và phúc lợi về mặt tài chính: nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho nhân viên và gia đình được đề cầp trực tiếp đến các khoản tài chính cá nhân của nhân viên.

Các dịch vụ chuyên nghiệp: Cung cấp các phúc lợi miễn phí cho nhân viên như phúc lợi về y tế, phòng đọc, phòng tập thể dục thể thao (bóng bàn, phòng tập nhảy …..) Thực ra để làm được điều này là hơi khó đối với TAKA hiện tại, vì diện tích mặt bằng hiện tại của TAKA là hơi nhỏ thậm trí là chỉ đủ cho người lao động làm việc.

Các dịch vụ giải trí như: Tổ chức các bữa tiệc, đi dã ngoại và tặng thưởng đặc biệt. Phúc lợi này cần chý ý nhiều hơn để tạo tính thoải mái, thân thiện cho nhân viên đồng thời tận dụng quỹ phúc lợi phong phú của công ty. Những dịch vụ

khuyến khích này có thể được tổ chức vào các dịp như 8 /3 hay 30/4 và 1/5…

Các dịch vụ về nhà ở và đi lại như là có các khu ở với giá thuê rẻ hoặc được miễn phí và trợ cấp đi lại (dịch vụ này thường áp dụng cho những Công ty lớn, mạnh về tài chính còn đối với TAKA đó vẫn còn là một tương lai nhưng sẽ là tương lai không xa vì TAKA đang là một doanh nghiệp đang trên đà phát triển )

Phúc lợi và các dịch vụ theo quy định của luật pháp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Phúc lợi này nhằm đảm bảo công bằng về mặt luật pháp cho người lao động.

Có thể trao đổi những phúc lợi khác nhau cho nhân viên chẳng hạn như các phiếu nghỉ mát có thể được chuyển đổi thành một hình thức chi trả khác như trả bằng tiền nếu người lao động có nhu cầu khác. Sự thành công của một yếu tố cụ thể nào đó thường bị ảnh hưởng bởi phúc lợi được phân bố như thế nào cho mục đích thuế. Nếu phúc lợi bị đánh thuế cao hơn so với mức lương tương đương sẽ không có động cơ lựa chọn phúc lợi hơn là lương. Vấn đề tài chính của nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn như một số người có con nhỏ có thể thích có thêm các kỳ nghỉ hoặc các khoản trả cho dịch vụ chăm sóc trẻ em. Một số người có sở thích đơn giản trong việc kiếm tiền càng nhiều càng tốt có thể thích làm việc cả vào những ngày nghỉ để tăng thu nhập. Những phúc lợi mà nhân viên có thể có được như: Mua và bán phúc lợi của các kỳ nghỉ, tạm ứng tiền và vay của Công ty, chương trình chăm sóc sức khoẻ cá nhân, bảo hiểm y tế.

Nói tóm lại là tùy thuộc vào người lao động đòi hỏi người lãnh đạo phải có những cái nhìn tinh tế, phải biết cách chọn những khuyến khích nào phù hợp làm hài lòng nhân viên của mình để họ không cảm thấy chênh lệch về lợi ích giữa các cá nhân với nhau.

3.2.5. Đào tạo, tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

Mục đích của đào tạo là nhằm tăng kết quả thực hiện công việc của nhân viên thông qua việc cung cấp cho họ kỹ năng và kiến thức mới. Đào tạo có hiệu quả sẽ giúp cho người lao động thỏa mãn với công việc, tăng lòng tự hào bản thân để người lao động có cơ hội thăng tiến và có thái độ tích cực, động lực làm việc.

Trong những năm qua, công tác đào tạo tại Công ty luôn được quan tâm, chú trọng do đặc thù của ngành đòi hỏi người lao động phải có trình độ, kỹ năng chuyên

môn vững vàng và luôn phải nắm bắt được trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Hoạt động đào tạo tại Công ty luôn được thực hiện theo đúng chu trình đào tạo bao gồm các bước: xác định nhu cầu đào tạo, lên kế hoạch và chuẩn bị, thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả đào tạo.

Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này thì Công ty cần phải đánh giá một cách toàn diện khả năng hoàn thành nhiệm vụ của người lao động so sánh giữa kết quả thực tế mà người lao động đạt được với kết quả mà doanh nghiệp mong muốn từ đó tìm ra những kiến thức và kỹ năng mà nhân viên còn thiếu sót để quyết định đào tạo. Muốn vậy TAKA cần phải tổ chức hội đồng sát hạch, đánh giá với đội ngũ chuyên gia có đầy đủ năng lực chuyên môn. Ngoài ra Công ty cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá dựa vào bảng phân tích công việc, xây dựng các bài kiểm tra tay nghề phù hợp với từng nơi làm việc, từng loại nghề.

Đối với đội ngũ chuyên gia làm công tác đào tạo của Công ty cần phải được bồi dưỡng và nâng cao kiến thức nghề nghiệp cũng như khả năng sư phạm. Công ty cũng cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những người này. Không những thế chương trình đào tạo cần phải được xây dựng sao cho sát với yêu cầu nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong Công ty đặc biệt cần phải có thêm nhiều bài học thực hành và nội dung cần phải cập nhật những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Kế hoạch đào tạo không chỉ căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc tại từng đơn vị, cũng không chỉ căn cứ vào nhu cầu phát triển của cá nhân mà chúng ta cần phải kết hợp hai nhu cầu đó với nhau. Điều đó sẽ làm cho người lao động có hứng thú với việc học và từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả đào tạo. Ngoài ra, sau quá trình đào tạo cần phải tạo điều kiện cho người lao động có thể ứng dụng kết quả đào tạo vào trong công việc.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w