Biến động kinh tế
cùng một lúc tới khủng hoảng tín dụng toàn cầu và bắt nguồn từ “ vấn nạn” nợ dưới chuẩn nhà ở tại Hoa Kỳ và nhanh chóng tác động tiêu cực lên hệ thống tài chính quốc tế trong đó có Việt Nam.
Kể từ năm 2000,tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ổn định ở mức 7% - 8%/năm , nhưng từ năm đó lạm phát cũng tiếp tục tăng lên. Cuối năm 2007, lạm phát hai con số (12,6%) đã trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng đầu năm 2008 đã tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007, chỉ số PCI lũy kế tăng 20%. Điều này khiến cho việc lựa chọn các chính sách trở lên khó khăn hơn trong điều kiện ràng buộc giữa ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế với nhiều thay đổi căn bản của hệ thống kinh tế.
Tính phức tạp của biến động kinh tế năm 2007 – 2008 càng tăng lên khi quy mô hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tăng từ cấp khu vực lên toàn toàn cầu.
Từ năm 2008 đến 2003 là năm thứ sau, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ, tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Theo giới chuyên gia, 2013 cũng là bước tiếp nối của giai đoạn Việt Nam đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất kể từ thập niên 1990.
Tuy nhiên trong quý III/2013 những tín hiệu khả quan bắt đầu xuất hiện nhưng sự hồi phục này vẫn được xem là rất chậm. Một loạt những khó khăn từ các năm trước vẫn còn là trở ngại đối với kinh tế 2013. Những thách thức lớn còn đặt ra phía trước như vấn đề nợ xấu,bất động sản, thất nghiệp, phá sản…
Bên cạnh đó năm 2013 chúng ta tiếp tục phải chứng kiến sự ra đi của gần 55.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng lao động, sản xuất cao hơn cả con số trong lịch sử. Tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp nhỏ vẫn tiếp tục tái diễn và tình trạng hàng ngàn doanh nghiệp phải giải thể thế này thì con số người lao động bị mất việc là rất nhiều. Người lao động mà mất việc thì không có sức mua nữa, hàng hóa trên thị trường không có chỗ tiêu thụ.
Điều này là một bài toán lớn đặt ra cho các doanh nghiệp không chỉ riêng TAKA. Khủng hoảng kinh tế xảy ra khiến cho 60% các doanh nghiệp Việt Nam đứng trên bờ vực phá sản. Còn những doanh nghiệp khác đa phần là có tiềm lực tài chính mạnh, sự phát triển ổn định nên mới có thể đứng vững trên thị trường. Nói như vậy để thấy rằng TAKA mới gia nhập thị trường chưa lâu nhưng cũng đã tạo
được chỗ đứng trên thị trường, khủng hoảng kinh tế xảy ra nhưng cũng không khiến TAKA lung lay. Điều này tạo niềm tin cho người lao động vào Công ty mình đang làm việc và niềm tin vào ngày mai cho người lao động.
Tăng trưởng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế xảy ra không phải là xấu, khủng hoảng vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt. Bức tranh kinh tế năm 2014 sẽ diễn ra như thế nào? Tình hình kinh tế thế giới sẽ có những khởi sắc trong năm 2014, tăng trưởng toàn cầu về cơ bản là đang trên đà phục hồi. Ở Việt Nam, nền kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tốt lên, làm phát đang ở mức kiểm soát, CPI dự báo cả năm là 6%, tăng trưởng kinh tế năm 2014 được dự báo là khoảng: 5,6% - 5,8% và năm 2015 6,0% - 6,2%.
Trong đó, đang kể nhất là sản xuất công nghiệp tăng dần qua các tháng, từ mức tăng trưởng 4,9% trong tháng 5 lên 5% và 5,2% vào tháng 6 và tháng 7.Số lương các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tăng dần. Dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế đang có nhiều khởi sắc.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2014 và 2015 còn có nhiều sự thuận lợi như kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là lạm phát ( năm 2014, dự báo chỉ số lạm phát 7% và giảm xuống còn 6,5% )tiếp tục tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn toàn xã hội, đầu tư của khu vực tư nhận được cải thiện nhờ những giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất , kinh doanh đã triển khai trong thời gian qua phát huy tác dụng.
Như đã thấy tăng trưởng kinh tế mở ta nhiều cơ hội cho người lao động, khi doanh nghiệp phát triển, đã bước qua giai đoạn khủng hoảng để sang một trang mới điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp từ đây sẽ phát triển ổn định và lâu dài. Tăng trưởng kinh tế cũng là niềm vui cho người lao động tại TAKA, người lao động sẽ nhìn thấy một bức tranh tươi sáng về tương lai của doanh nghiệp và đó cũng là một trong những yếu tố đóng góp không nhỏ vào quá trình tạo động lực của người lao động.
Thất nghiệp
Theo báo cáo của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, trong quý I – 2014 cả nước có khoảng 900.000 người thất nghiệp, tăng 48.000 người so với cùng kỳ
năm 2012. Điều đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng cao gấp 4 lần, nhóm trình độ đại học trở lên cao gấp 3 lần tỷ lệ đối tượng thất nghiệp khác .
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều tăng cao. Cụ thể, ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần, nghĩa là có thêm 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012.
Nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Điểm đáng chú ý là trong nhóm thất nghiệp, số lao động bị thất nghiệp dài hạn từ một năm trở lên chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 44,2%, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
Thất nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động . Người lao động bị thất nghiệp tức là họ sẽ bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động, con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường, sức khỏe họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp sẽ đẩy người lao động đến bần cùng, gây tâm lý hoang mang , chán nản với cuộc sống và với xã hội.