- Số liệu điều tra 60 hộ chuyển đổi cho thấy chỉ có 21,67% hộ chuyển đổi sang trồng quýt được tập huấn kỹ thuật. Tỷ lệ này còn rất thấp. Vì vậy các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa công tác tập huấn kỹ thuật trồng quýt cho bà con nông dân.
- Chính quyền nên thường xuyên liên kết với các trường đại học và các nhà khoa học để giới thiệu đến nông dân các loại giống cây trồng sạch bệnh, các loại thuốc bảo vệ thực vật tốt để nông hộ nắm và sự dụng
5.2.3 Về thị trường
Thị trường là nơi quyết định giá cả của các sản phẩm đầu vào và đầu ra. Vì vậy, thông tin về thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến người nông dân, nhất là thông tin về biến động giá cả.
- Về thị trường đầu vào, thực tế cho thấy chi phí các loại vật tư nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất và giá cả của các loại vật tư này luôn biến động người nông dân không thể điều chỉnh giá nên biện pháp tốt nhất là cần phải có biện pháp hạn chế tối thiểu chi phí các loại vật tư nay. Việc trồng quýt ngoài việc sử dụng phân hóa học ta còn sử dụng rất nhiều phân hữu cơ, chính vì thế nông dân nên nhiều phân hữu cơ một cách khoa học để giảm chi phí trong quá trình sản xuất nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, chính quyền địa phương nên thường xuyên kiểm tra các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn để sớm phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nông dân.
- Về thị trường đầu ra, cần thành lập các hợp tác xã sản xuất quýt để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng bị thương lái ép giá hay không bán được do sản phẩm bị kém chất lượng.
5.2.6 Một số giải pháp khác
- Nhà nước nên khuyến khích nông dân chuyển đổi từ vườn tạp và những mô hình sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng quýt để nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó phải xây dựng cơ sở hạ tầng cụ thể ở đây là xây dựng hệ thống đê bao, trạm bơm nước để giải quyết vấn đề thiếu nước vào mùa khô và thoát nước trong mùa lũ.
- Lúc giai đoạn đầu quýt còn nhỏ nông dân nên kết hợp trồng xen với các loại cây trồng khác như chuối cao, rừng, hoa màu để nâng cao thu nhập theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.
50
- Nông dân phải tìm hiểu và tham gia các hoạt động phi nông nghiệp phù hợp với điều kiện và nguồn lực gia đình. Ngoài thời gian trồng và chăm sóc quýt, người nông dân nên kiếm thêm thu nhập trong thời gian nhàn rỗi bằng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như làm lưới, làm nón, đan lát các sản phẩm mỹ nghệ.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch nhất là kỹ thuật bảo quản trái cây tươi, công nghệ chế biến trái cây ngay tại chỗ tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
- Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư thỏa đáng và ưu đãi về: tín dụng, thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu quýt đường để thu hút doanh nghiệp trong, ngoài huyện cũng như vốn đầu tư nước ngoài.
51
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu chính là phân tích các yếu tố tác động đế sự chuyển đổi sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường với mẫu điều tra gồm 120 quan sát, được chọn theo phương pháp mẫu thuận tiện ở các xã có diện tích trồng nhiều quýt ở huyện Long Mỹ. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Stata theo mô hình Probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xác suất chuyển đổi của đáp viên. Kết quả phân tích cho thấy khi đưa 11 biến độc lập: tuổi, giới tính, nhân khẩu, diện tích, hội nông dân, hạng đất, học vấn, dịch bệnh, giá thấp, vay ngân hàng và lợi nhuận vào mô hình thì chỉ có 6 biến có ảnh hưởng đó là: diện tích, hội nông dân, hạng đất, dịch bệnh, giá thấp, lợi nhuận trồng lúa. Năm biến độc lập còn lại được kỳ vọng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi của đáp viên, tuy nhiên kết quả của các biến này không ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch. Điều này có thể giải thích do đặc trưng của mẫu nghiên cứu và một số lý do khác.
Nhìn chung qua hơn 3 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt, huyện Long Mỹ đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Diện tích trồng lúa ở những xã chuyển đổi qua các năm đều giảm nhưng sản lượng lúa vẫn ở mức ổn định phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Diện tích trồng lúa giảm thay vào đó là diện tích trồng quýt tăng lên và nông dân thu nhiều lợi nhuận hơn so với việc độc canh cây lúa trước đây. Tuy có nhiều giai đoạn xảy ra dịch bệnh nặng trên cây quýt do nông dân thiếu kiến thức xử lý bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại, nhưng nhờ vào sự tập huấn kỹ thuật và sự tư vấn của cán bộ kỹ thuật xã, huyện nên tình hình dịch bệnh đã được khống chế. Những hộ trồng lâu bây giờ đã có thu hoạch và bước đầu thị trường cũng như giá cả tiêu thụ rất ổn định. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang trồng quýt đã thúc đẩy đời sống mọi mặt ở nông thôn có nhiều khởi sắc: tạo ra việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn tăng lên. Mặt khác, các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thể sử dụng lao động gia đình của mình để trồng quýt đem lại hiệu quả kinh tế gia đình khá giả hơn.
52
6.2 KIẾN NGHỊ