Tình hình sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 30)

3.1.2.1 Tình hình nông nghiệp

Mặc dù tình hình thời tiết năm 2012 diễn biến khá phức tạp, tình hình dịch bệnh vật nuôi bùng phát ở một số tỉnh lân cận, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo để duy trì năng suất, sản lượng và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đạt kết quả khả quan, giá trị gia tăng khu vực I đạt 4,01% (KH 4-5%), giá trị sản xuất tăng 6,73% (KH 6-7%).

a. Trồng trọt

Lĩnh vực trồng trọt vượt qua khó khăn về thời tiết, sâu bệnh, sản lượng đạt và vượt so kế hoạch;

- Cây lúa: năng suất lúa cả năm tăng và đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2012 là 214.134 ha, tăng 1.396 ha so với cùng kỳ, tăng 650 ha so KH, năng suất bình quân 5,61 tấn/ha, tăng 0,31 tấn/ha (năng suất vụ Đông Xuân 7,11 tấn, vụ Hè thu 5,0 tấn và vụ Thu Đông 4,4 tấn), sản lượng 1.200.373 tấn, tăng 06%, đạt 100% KH.

18

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2012

Chỉ tiêu Đông Xuân

2011 - 2012

Hè Thu 2012

Thu Đông 2012

Diện tích xuống giống (ha) 77.944 77.382 58.808 Năng suất (tạ/ha) 77,10 50,07 40,52 Sản lượng (tấn) 554.176 387.436 238.281 Tỷ lệ giống xác nhận (%) 61,62 62,39 66,55 Chi phí giá thành sản xuất

(đồng/kg) 4.172,86 4.459,36 4.709,50

Nguồn: Sở nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, 2012

Tính đến tháng 6 năm 2013, diện tích thu hoạch vụ lúa Đông Xuân 79.948 ha, vượt 2% kế hoạch, năng suất bình quân 7,1 tấn/ha, sản lượng 567.684 tấn, vượt 1,2% kế hoạch và tăng 13.502 tấn so với cùng kỳ. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận khoảng 64,64%, tăng 7,75% so cùng kỳ. Giá lúa tươi, loại dài thường từ 4.500 - 4.700 đồng/kg, giống IR 50404 từ 4.200 - 4.600 đồng/kg; lúa khô loại lúa dài thường từ 5.100 - 5.700 đồng/kg, giống IR 50404: 4.800 - 5.300 đồng/kg. Xuống giống vụ lúa Hè Thu được 76.286 ha, đạt 101% kế hoạch. Diện tích thu hoạch Hè Thu sớm 200 ha, năng suất ước 5,6 tấn/ha.

- Mía: Niên vụ mía năm 2012 trồng được 14.282 ha, tăng 535 ha so với cùng kỳ, vượt 282 ha so KH, năng suất 100 tấn/ha, sản lượng 1.285.380 tấn, tăng 15%, đạt 91,2% KH. Giá bán từ 800-1.000 đồng/kg, giảm 100-150 đồng/kg so niên vụ trước. Trong 6 tháng đầu năm 2013, cây mía, cây ăn trái, rau màu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Niên vụ mía năm 2013 trồng được 14.007,5 ha, vượt 1,5% so KH

- Khóm: Diện tích trồng khóm năm 2012 là 1.714,4 ha, tăng 32,4 ha so với cùng kỳ, năng suất 17 tấn/ha; sản lượng 29.138 tấn, tăng 68%, vượt 1,2% KH. Trong 6 tháng đầu năm 2013, cây khóm trồng 1.581 ha, đạt 93% kế hoạch, diện tích thu hoạch 215 ha, ước năng suất 18 tấn/ha.

- Cây ăn trái: Diện tích cây ăn trái năm 2012 là 24.272 ha, tăng 0,3%; sản lượng 178.461 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ. Tính đến tháng 6 năm 2013, diện tích cây ăn trái là 28.008 ha, đạt 94,4% kế hoạch và tăng 1.899 ha so với cùng kỳ; sản lượng ước 156.545 tấn, đạt 57% kế hoạch.

19

- Rau màu: Diện tích rau màu gieo trồng năm 2012 là 19.980 ha; năng suất bắp 6,5 tấn/ha, rau đậu các loại 20 tấn/ha; sản lượng 222.800 tấn, tăng 41% so với cùng kỳ. Tính đến tháng 6 năm 2013, diện tích gieo trồng rau màu 15.397 ha, đạt 65,7% kế hoạch, đã thu hoạch 7.001,5 ha, năng suất bình quân ước: bắp 6,5 tấn/ha, rau đậu các loại 20 tấn/ha, đậu xanh 1,5 tấn/ha. Sản lượng ước đạt 135.690 tấn, đạt 49,4% kế hoạch.

b. Chăn nuôi

Năm 2012, sản xuất chăn nuôi nhiều khó khăn: Dịch bệnh tiềm ẩn, phức tạp; việc sử dụng chất cấm ở các địa phương khác gây tâm ý lo ngại cho người tiêu dùng, làm suy giảm sức mua; giá nhiên, nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm thấp, nhất là giá heo hơi nên chăn nuôi trong các hộ gia đình có xu hướng giảm mạnh, ngành đã phối hợp với các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, nên đàn chăn nuôi được bảo vệ tốt, dịch bệnh được khống chế không xảy ra. Trong năm, ngành đã chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển chăn nuôi từng bước nâng tỷ trọng chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhờ vào công tác tiêm phòng, vệ sinh, tiêu độc khử trùng, kiểm soát động vật được triển khai thực hiện nghiêm ở các địa phương; từ đó số hộ nuôi và quy mô tái tạo đàn tăng, nên tổng đàn gia cầm đạt 4,061 triệu con, tăng 10,11%, vượt 1,1% KH; đàn heo 287.006 con, tăng 143%, vượt 3,4% KH; đàn trâu 2.206 con, tăng 9,7%, vượt 2,3 % KH; đàn bò 1.755 con, tăng 3,4%, đạt 67,5% KH.

Nhìn chung, chăn nuôi 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh tiềm ẩn, phức tạp, giá thành tăng trong khi giá bán thấp, nhất là giá heo hơi, nên chăn nuôi có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ. Dịch cúm gia cầm xuất hiện trên đàn gà ở huyện Phụng Hiệp, với tổng đàn nuôi 1.070 con, đã được khống chế và không lây lan ra diện rộng. Các bệnh khác như: lở mồm long móng, tai xanh không xảy ra. Gia súc gia cầm phát triển tương đối ổn định, đàn heo: 114.303 con, đạt 87,4% kế hoạch; đàn trâu, bò 3.405 con, đạt 93% kế hoạch, đàn gia cầm 3.437.140 con, đạt 86% kế hoạch, trong đó, đàn gà: 1.067.200 con; đàn vịt 2.369.940 con.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

Công tác thủy lợi tiếp tục được quan tâm đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và tác động mạnh đến sản xuất, đời sống người dân. Năm 2012, ngành đã triển khai thực hiện các công trình dự án quan trọng như Bờ kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 2, hệ thống đê bao

20

Long Mỹ - Vị Thanh,… Tổng nguồn vốn 191.579 triệu đồng. Khối lượng thực hiện 228.237 triệu đồng, đạt 121% KH vốn, giải ngân đến ngày 31/12/2012: 184.267 triệu đồng, đạt 96% kế hoạch vốn.

Trong năm 2012, từ nguồn vốn hỗ trợ khắc phục lũ lụt của Trung ương, ngành đã triển khai các dự án sau:

- Xây dựng hệ thống đê bao vùng nguyên liệu mía 2.380/5.000 ha, bao gồm: xã Hiệp Hưng (1.015 ha), Tân Phước Hưng (945 ha) và Hòa An (420 ha). Khối lượng thực hiện ước đạt 70% (Hiệp Hưng 90%, Tân Phước Hưng 60% và Hòa An 60% khối lượng).

- Xây dựng hệ thống đê bao vườn cây ăn trái 2.000 ha huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, vốn đầu tư 10 tỷ đồng, đã thực hiện hoàn thành 100%.

Tổng khối lượng thủy lợi thực hiện trong năm 2012 được 5.661.565 m3. Diện tích có đê bao khép kín 46.000,4 ha. Trong đó: 29.514,6 ha đạt tiêu chí 3.1 và 16.485,8 ha đạt tiêu chí 3.2. Tổng kinh phí 169.903 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 60.544,3 triệu đồng, chiếm 35,6%.

Chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và Trồng cây năm 2013 được các địa phương nỗ lực thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện công tác giao thông – thủy lợi – trồng cây năm 2013 thực hiện gần 364 tỷ đồng (vốn NSNN chiếm 72%, nhân dân đóng góp 28%). Triển khai xây dựng được 695.300 m2

đường, đạt 175% kế hoạch; 6.951 m2 cầu đạt 161% kế hoạch; thủy lợi đào đắp 623.257m3, khép kín 16.511 ha, đạt 81% KH; trồng được 90.000 cây xanh, đạt 60% kế hoạch.

3.1.2.3 Chuyển giao khoa học kỹ thuật

Năm 2012, tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo đầu bờ, tọa đàm với dân được 1.640 lớp có 50.108 lượt người tham dự với các nội dung phòng trừ dịch hại trên lúa, cây trồng khác, 3 giảm 3 tăng, an toàn trong sử dụng thuốc BVTV, lai tạo, bảo tồn giống…; 02 lớp tập huấn về giống cây trồng với 106 lượt tham dự của các cá nhân, đại diện cơ sở sản xuất giống, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; Tọa đàm trực tiếp với dân. Lũy kế đến hết năm 2012 có 283.570 lượt nông dân đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật; 74.560 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; 35.807 hộ có sản xuất doanh giỏi, trong đó 7.167 hộ có mô hình đạt doanh thu trên 100 triệu/ha/năm. Công tác chuyển giao, tập huấn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao được hiệu quả kinh tế nông nghiệp, từng bước đẩy mạnh việc hình thành các vùng sản xuất tập trung qua thực hiện cánh đồng

21

mẫu lớn, thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng. Tỉnh đã khảo sát xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn ở địa bàn 5 huyện, đặc biệt tại 02 điểm chỉ đạo là xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy) và xã Trường Long Tây (huyện Châu Thành A), đến nay cơ bản mỗi cánh đồng cũng đã đạt 03 tiêu chí đầu (1, 2, 4), các tiêu chí (3, 5, 6) theo hướng dẫn tiếp tục xây dựng, kêu gọi doanh nghiệp và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.

Lĩnh vực khoa học công nghệ đã có sự chỉ đạo tập trung hơn theo hướng chuyển giao các mô hình liên kết giữa khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh ứng dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn. Trong 6 tháng đầu năm đã hoàn thành một dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” được ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh; sắp hoàn thành để ứng dụng vào sản xuất dự án “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang, đã xây dựng được 50 ha khóm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)