Tỉnh Hậu Giang có diện tích cây ăn trái là 26.100 ha, sản lượng 180.000 tấn/năm. Riêng cây quýt đường có diện tích 1.400 ha, sản lượng 15.900 tấn/năm. Quýt đường tập trung chủ yếu trên các địa bàn huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và một số địa bàn khác trong tỉnh như TX. Ngã Bảy, Châu Thành, Châu Thành A (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, 2012).
Quýt đường được các nông hộ ở huyện Long Mỹ trồng cách đây trên 20 năm. Ban đầu các nông hộ trồng với diện tích nhỏ nhằm chỉ phục vụ nhu cầu ăn uống nhưng sau một thời gian nhận thấy trồng quýt đường đem lại giá trị kinh tế cao nên rất nhiều nông hộ đã chuyển sang trồng quýt với diện tích tăng vọt. Long Trị, Long Trị A và Long Bình là những nơi trồng quýt nổi tiếng của huyện Long Mỹ vì đất đai và khí hậu nơi đây rất thích hợp trồng cây ăn trái đặc biệt là cây quýt đường, từ đó đã hình thành nên vùng chuyên canh quýt mang thương hiệu là quýt đường Long Trị. Năm 1997, một số dịch bệnh lớn tấn công trên quýt tiêu biểu là dịch bệnh vàng lá gân xanh, thán thư, vàng lá thối rẽ đã gây ra nhiều tổn thất to lớn cho người trồng quýt, chính vì thế một số hộ đã chuyển sang trồng lúa hoặc chuyển sang trồng cây ăn trái khác như cam soàn, ổi, dâu.
Từ năm 2010, nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Long Mỹ đã bắt đầu trồng quýt trở lại cụ thể là tập trung ở 4 xã Long Trị, Long Trị A, Long Bình và Vĩnh Thuận Đông. Ban đầu chỉ có rất ít hộ trồng vì nhiều nông hộ trồng
Thành phần dinh dưỡng Trong 100g quýt
Năng lượng (Kcal/calo) 38
Nước (g) 89,4 Chất đạm 0,8 Tinh bột (g) 8,6 Chất xơ 0,6 Vitamin C (mg) 55 Canxi (mg) 35 Photpho (mg) 17 Sắt (mg) 0,4 Caroten (mg) 1.625
34
quýt trước đây vẫn còn lo sợ sự tấn công mạnh của dịch bệnh, nhưng từ khi thấy một số hộ trồng lại và để trái bán với lợi nhuận cao thì diện tích trồng quýt trên địa bàn bắt đầu tăng trở lại.
Bảng 3.8: Diện tích trồng quýt ở bốn xã của huyện Long Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: ha Năm 2011 2012 2013 Long Trị 199,00 199,00 200,00 Long Trị A 21,81 34,55 34,55 Long Bình 18,00 18,00 21,00 Vĩnh Thuận Đông - 22,43 22,43 Toàn huyện 391,20 399,82 443,32
Nguồn: Trạm bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ, 2013
Nhìn chung diện tích quýt của bốn xã trên địa bàn tăng liên tục qua các năm cụ thể năm 2013 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2011. Trong đó xã Long Trị và Long Bình diện tích có tăng nhưng không đáng kể, xã Long Trị A tăng 1,6 lần và xã Vĩnh Thuận Đông năm 2011 không trồng quýt nhưng đến năm 2013 diện tích đã tăng lên 22,43 ha.
Nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ loại trái cây đặc sản này, thời gian qua tại huyện Long Mỹ đã thành lập Hợp tác xã Quýt đường Long Trị chuyên sản xuất quýt đường và cũng có nhiều đề án nhằm xây dựng thương hiệu quýt đường của huyện. Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp cùng sự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng như kỹ thuật xử lý ra hoa rải vụ, kỹ thuật sản xuất quýt đường theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, có sử dụng phân hữu cơ, cân đối dinh dưỡng hợp lý, nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm.
35
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 THÔNG TIN VỀ HỘ ĐIỀU TRA
4.1.1 Tổng quan về hộ chuyển đổi và không chuyển đổi sang trồng quýt quýt
Lúa là loại cây lương thực được trồng rất lâu đời ở huyện Long Mỹ. Những năm trước đây nông dân chỉ làm 1 năm 1 vụ lúa là chính, nhưng nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông dân đã nâng số vụ lúa trong năm lên thành 2 vụ hoặc 3 vụ tùy theo địa lý vùng. Thông thường ở những nơi có địa hình thấp của huyện Long Mỹ như xã Long Bình, Long Trị, Long Trị A thì nông dân chỉ canh tác 1 năm có 2 vụ lúa, nơi có địa hình cao như xã Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng thì nông dân canh tác 1 năm 3 vụ lúa. Ngoài ra nông dân còn kết hợp nhiều mô hình luân canh để tăng thu nhập như 2 lúa – 1 dưa hấu, 2 lúa – 1 màu, 2 lúa – 1 bắp bước đầu đem lại cho nông hộ thu nhập ổn định.
Mô hình trồng quýt ở huyện Long Mỹ đã bắt đầu từ rất lâu, nhưng năm 1997 do dịch bệnh tấn công nặng nên nhiều nông dân đã chặt phá quýt và chuyển sang trồng cây khác. Năm 2010, thì mô hình trồng quýt ở huyện Long Mỹ mới bắt đầu được trồng lại. Ban đầu chỉ có một số hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi từ đất vườn tạp bỏ hoang và đất trồng lúa sang trồng quýt, sau khi nhận thấy cây quýt phát triển và sinh trưởng tốt, và giá quýt trên thị trường cũng rất cao, chi phí đầu tư cũng tương đối thấp nên nhiều hộ trên địa bàn đã chuyển đổi sang trồng quýt. Hiện nay có rất nhiều hộ trồng và đã thu hoạch với sản lượng, năng suất và chất lượng rất cao với giá bán trên thị trường tương đối ổn định nên nhờ vào việc trồng quýt đã giúp cho nông hộ nâng cao đời sống và thu nhập, theo nhiều hộ cho biết thu nhập từ quýt đem lại, bây giờ trở thành nguồn thu nhập chính và quan trọng của gia đình.
4.1.2 Diện tích
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa, quýt nói riêng, đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, ngoài ra đất đai còn là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ.
36 0 – 5.000 >5.000 – 10.000 >10.000 – 15.000 >15.000 – 20.000 >20.000 – 25.000 >25.000 0 – 5.000 >5.000 – 10.000 >10.000 – 15.000 >15.000 – 20.000 >20.000 – 25.000 >25.000
Bảng 4.1: Diện tích đất của đối tượng điều tra
Diện tích
Hộ không chuyển
đổi Hộ chuyển đổi
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ 0 – 5.000 6 10,0 12 20,0 >5.000 – 10.000 17 28,3 27 45,0 >10.000 – 15.000 18 30,0 14 23,3 >15.000 – 20.000 2 3,3 6 10,0 >20.000 – 25.000 8 13,4 1 1,7 >25.000 9 15,0 0 0 Tổng 60 100,0 60 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ ở huyện Long Mỹ, 2013
Nhìn chung qua số liệu điều tra thực tế 60 hộ không chuyển đổi tại huyện Long Mỹ, ta thấy nông hộ nơi đây sở hữu diện tích tương đối cao. Hộ có diện tích lớn nhất là 46.300 m2, hộ có diện tích thấp nhất là 1.400 m2. Hộ có diện tích dưới 5.000 m2 chiếm 10%, các hộ có diện tích từ 5.000 – 10.000 m2 chiếm tỉ lệ 28,3%, hộ có diện tích từ 10.000 – 15.000 m2 chiếm tỉ lệ cao nhất là 30%, những hộ trên 25.000 m2 chiếm tỉ lệ khá cao 15%. Trung bình mỗi hộ sở hữu 14.570 m2. Phần lớn diện tích đất của đối tượng này thường lớn và phân tán ở nhiều khu vực khác nhau. Đây không chỉ là thực trạng tại huyện Long Mỹ mà còn là vấn đề chung của nền nông nghiệp Việt Nam.
Số liệu điều tra 60 hộ chuyển đổi ở huyện Long Mỹ cho thấy nông hộ sở hữu diện tích tương đối thấp. Hộ sở hữu diện tích cao nhất là 22.300 m2, hộ sở hữu thấp nhất là 3.000 m2. Hộ có diện tích dưới 5.000 m2 có 12 hộ chiếm
15%
Hình 4.1 : Diện tích đất của hộ không chuyển đổi
Hình 4.2 : Diện tích đất của hộ chuyển đổi 10% 28,3% 30% 3,3% 13,4% 20% 45% 23,3% 10% 1,7%
37
20%, hộ có diện tích từ 10.000 – 15.000 m2 có 27 hộ chiếm 47%, không có hộ nào có diện tích từ 25.000 m2 trở lên. Trung bình mỗi hộ sở hữu 9.145 m2.
Giữa hai nhóm đối tượng không chuyển đổi và chuyển đổi ta thấy diện tích có sự khác biệt lớn. Những hộ chuyển đổi là những hộ có diện tích nhỏ hơn những hộ không chuyển đổi.
4.1.3 Nguồn lực, độ tuổi lao động
Qua kết quả khảo sát 60 hộ không chuyển đổi cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là khá cao 51,1 tuổi, trong đó cao nhất là 67 tuổi và nhỏ nhất là 34 tuổi. Nguồn lực sản xuất nông nghiệp của hộ chủ yếu là lao động gia đình, rất ít thuê, chủ yếu là thuê ở giai đoạn chuẩn bị đất và thu hoạch.
Bảng 4.2: Nguồn lực, tuổi lao động của đối tượng điều tra
Chỉ tiêu
Hộ không chuyển đổi Hộ chuyển đổi
Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tuổi chủ hộ (Tuổi) 67 34 51,1 80 27 50,7 Số nhân khẩu (Người) 8 2 4,6 10 2 4,7 Số nhân khẩu trong tuổi lao
động (Người)
8 2 4,3 10 1 4,1
Số lao động tham gia SX lúa (Người)
5 1 2,2 10 1 2,5
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ ở huyện Long Mỹ, 2013
Nhìn chung hiện nay quy mô gia đình thường nhỏ, số nhân khẩu thường ít. Qua khảo sát ta thấy hộ không chuyển đổi đông nhất có 8 nhân khẩu, hộ ít nhất với 2 nhân khẩu, trung bình mỗi hộ có 4,6 nhân khẩu. Về số người trong độ tuổi lao động thì hộ có nhiều lao động nhất là 8 và thấp nhất là 2, trung bình mỗi hộ có 4,3 người trong độ tuổi lao động. Là nông dân sản xuất nông nghiệp nên không nhất thiết họ là người trong tuổi lao động, có nhiều người tuy lớn tuổi nhưng vẫn giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sản xuất của gia đình. Trung bình mỗi nông hộ có 2,2 người thường xuyên tham gia vào sản xuất lúa, những thành viên còn lại có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập khác cho gia đình.
Nguồn lực, tuổi lao động của đối tượng chuyển đổi gần giống như nguồn lực, tuổi lao động của đối tượng không chuyển đổi. Qua kết quả khảo sát 60 hộ chuyển đổi cho thấy độ tuổi trung bình của hộ là cũng khá cao 50,7 tuổi, trong đó cao nhất là 80 tuổi và nhỏ nhất là 27 tuổi. Nhìn chung hiện nay quy mô gia
38
đình của những hộ này thường nhỏ, số nhân khẩu thường ít, qua khảo sát ta thấy hộ không chuyển đổi đông nhất có 10 nhân khẩu, hộ ít nhất với 2 nhân khẩu, trung bình mỗi hộ có 4,7 nhân khẩu. Về số người trong độ tuổi lao động thì hộ có nhiều lao động nhất là 10 và thấp nhất là 1, trung bình mỗi hộ có 4,1 người trong độ tuổi lao động. Trung bình mỗi nông hộ có 2,5 người thường xuyên tham gia vào sản xuất lúa, những thành viên còn lại có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập khác cho gia đình.
Nhìn chung nguồn lực và độ tuổi lao động giữa hai đối tượng không chuyển đổi và chuyển đổi có sự tương đồng nhau, không có sự khác biệt lớn.
4.1.4 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của chủ hộ là một yếu tố quan trọng tác động đến quá trình chuyển đổi của nông hộ, bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định và khả năng tiếp thu các kỹ thuật sản xuất của chủ hộ, mặc dù quá trình sản xuất quýt không cần đòi hỏi kỹ thuật cao, cũng như những kinh nghiệm được truyền đạt lại để nhận biết các loại bệnh thường gặp ở quýt, bón các loại phân, phun các loại thuốc phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng. Sau đây là bảng thống kê trình độ học vấn của các chủ hộ sản xuất lúa và quýt ở huyện Long Mỹ.
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của đối tượng điều tra.
Chỉ tiêu Hộ không chuyển đổi Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Hộ chuyển đổi Tỉ lệ (%)
Không biết chữ 2 3,3 1 1,7 Cấp 1 14 23,3 22 36,6 Cấp 2 25 41,7 26 43,3 Cấp 3 16 26,7 10 16,7 Trung Cấp 1 1,7 0 0 Cao đẳng, đại học 2 3,3 1 1,7 Tổng 60 100,0 60 100,0
39 Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung Cấp Cao đẳng, đại học Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung Cấp Cao đẳng, đại học
Số liệu điều tra cho thấy, có khoảng 98% các hộ không chuyển đổi được đi học, chỉ có 2% là không được đi học. Trong đó, phần lớn các chủ hộ có học vấn cấp I chiếm 14% cấp II, cấp III chiếm tỉ lệ khoảng 68,4%, trên cấp 3 chỉ có 5%.
Trình độ học vấn của hộ chuyển đổi cũng khá cao, có khoảng 98,3% số hộ được đi học, chỉ có 1,7% số hộ không đi học. Trong đó học vấn cấp II của chủ hộ chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,3%, tiếp theo là trình độ học cấp I là 36,6%, học vấn cấp III là 16,7% và chỉ có 1 hộ có học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 1,7%.
Nhìn chung trình độ học vấn của hai nhóm đối tượng không chuyển đổi và chuyển đổi có trình độ học vấn tương đối khá cao, với trình độ học vấn tập trung chủ yếu ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Giữa hai nhóm đối tượng không có sự chênh lệch cao về trình độ học vấn cho thấy khả năng tiếp thu tốt từ các lớp tập huấn, từ các bộ khuyến nông là như nhau.
4.1.5 Nguồn vốn
Nguồn vốn của nông hộ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nông hộ. Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp; từ đó ta có thể thấy được nguồn vốn có khả năng quyết định quy mô và khả năng sản xuất của nông hộ.
Hình 4.3: Trình độ học vấn của
nhóm không chuyển đổi Hình 4.4: Trình độ học vấn của nhóm chuyển đổi
3,3% 23,3% 41,7% 26,7% 1,7% 3,3% 1,7% 36,6% 43,3% 16,7% 1,7%
40
Bảng 4.4: Nguồn vốn sản xuất của nông hộ
Chỉ tiêu Hộ không chuyển đổi Hộ chuyển đổi
Số hộ vay Tỉ lệ (%) Số hộ vay Tỉ lệ (%) Mua chịu vật tư 53 88,3 46 76,7 Vay ngân hàng 25 41,6 21 35,0 Vay hội nông dân 0 0 2 3,3
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ ở huyện Long Mỹ, 2013
Số liệu điều tra cho ta thấy nguồn vốn của hai đối tượng hộ sản xuất xuất phát từ 2 nguồn: Vốn tích lũy và vốn vay. Theo số liệu điều tra 60 hộ trồng lúa thì có 88,3% hộ mua chịu vật tư và có 41,6% hộ vay ngân hàng. Đối tượng hộ chuyển đổi có 76,7% hộ mua chịu vật tư nông nghiệp, 35% hộ vay ngân hàng, chỉ có 2 hộ vay từ hội nông dân chiếm tỉ lệ 3,3%. Nhìn chung nguồn vốn của nông hộ dành cho sản xuất lúa và quýt cơ bản gần giống nhau. Ngoài ra trên địa bàn xã có nhiều đại lý bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức bán chịu với giá cả cao hơn giá thực tế (nhưng ở mức có chấp nhận được) cho đến khi thu hoạch mới thanh toán nếu nông dân có nhu cầu. Chi phí phân thuốc chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất nên nguồn vốn cơ bản của nông hộ không cần nhiều, tình trạng thiếu vốn hầu như không xảy ra.
4.1.6 Tập huấn kỹ thuật trồng lúa và dịch bệnh
Bảng 4.5: Tình hình tập huấn kỹ thuật trồng lúa và dịch bệnh của nông hộ năm 2010
Chỉ tiêu Hộ không chuyển đổi Hộ chuyển đổi
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tập huấn kỹ thuật 10 16,7 9 15,0 Dịch bệnh 28 46,7 56 93,3
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ ở huyện Long Mỹ, 2013
Ta thấy số nông hộ được tham gia tập huấn kỹ thuật trồng lúa do nhà nước tổ chức rất thấp chủ yếu là nông dân chỉ tham gia các cuộc hội thảo do các công ty phân bón tổ chức, mà thực chất trong những cuộc hội thảo này nông dân chỉ được giới thiệu các sản phẩm nông dược do công ty sản xuất chứ không được đào tạo chuyên sâu trong kỹ thuật trồng lúa. Ở nhóm đối tượng không chuyển đổi thì số đáp viên được tập huấn là 10 trên tổng số là 60 hộ,