Trình độ học vấn của chủ hộ là một yếu tố quan trọng tác động đến quá trình chuyển đổi của nông hộ, bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định và khả năng tiếp thu các kỹ thuật sản xuất của chủ hộ, mặc dù quá trình sản xuất quýt không cần đòi hỏi kỹ thuật cao, cũng như những kinh nghiệm được truyền đạt lại để nhận biết các loại bệnh thường gặp ở quýt, bón các loại phân, phun các loại thuốc phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng. Sau đây là bảng thống kê trình độ học vấn của các chủ hộ sản xuất lúa và quýt ở huyện Long Mỹ.
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của đối tượng điều tra.
Chỉ tiêu Hộ không chuyển đổi Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Hộ chuyển đổi Tỉ lệ (%)
Không biết chữ 2 3,3 1 1,7 Cấp 1 14 23,3 22 36,6 Cấp 2 25 41,7 26 43,3 Cấp 3 16 26,7 10 16,7 Trung Cấp 1 1,7 0 0 Cao đẳng, đại học 2 3,3 1 1,7 Tổng 60 100,0 60 100,0
39 Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung Cấp Cao đẳng, đại học Không biết chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung Cấp Cao đẳng, đại học
Số liệu điều tra cho thấy, có khoảng 98% các hộ không chuyển đổi được đi học, chỉ có 2% là không được đi học. Trong đó, phần lớn các chủ hộ có học vấn cấp I chiếm 14% cấp II, cấp III chiếm tỉ lệ khoảng 68,4%, trên cấp 3 chỉ có 5%.
Trình độ học vấn của hộ chuyển đổi cũng khá cao, có khoảng 98,3% số hộ được đi học, chỉ có 1,7% số hộ không đi học. Trong đó học vấn cấp II của chủ hộ chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,3%, tiếp theo là trình độ học cấp I là 36,6%, học vấn cấp III là 16,7% và chỉ có 1 hộ có học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 1,7%.
Nhìn chung trình độ học vấn của hai nhóm đối tượng không chuyển đổi và chuyển đổi có trình độ học vấn tương đối khá cao, với trình độ học vấn tập trung chủ yếu ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Giữa hai nhóm đối tượng không có sự chênh lệch cao về trình độ học vấn cho thấy khả năng tiếp thu tốt từ các lớp tập huấn, từ các bộ khuyến nông là như nhau.