Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 28)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới trực thuộc Trung Ương theo nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị Quyết số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh là một trong mười ba đơn vị hành chính cấp tỉnh thành của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam.

Tỉnh Hậu Giang có tọa độ địa lý: từ 9030’35’’ đến 10019’17’’ vĩ độ Bắc và từ 105014’03’’ đến 106017’57’’, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, diện tích 1.601km2, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên cả nước, dân số. Về địa hình, tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với 5 tỉnh:

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ - Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng

- Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vỉnh Long - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.

Tỉnh Hậu Giang nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, tỉnh Hậu Giang là nhịp cầu nối giữa hệ thống sông Hậu (phía

16

Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam). Đến nay, tỉnh Hậu Giang gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 2 thị xã (Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy) và 5 huyện (huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp). Cùng với thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, có hệ thống sông ngòi chằng chịt bao quanh: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No….

3.1.1.2 Thời tiết – khí hậu

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hằng năm.

Nhiệt độ trung bình là khoảng 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm, tháng có nhiệt độ cao nhất là 350C là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 20,30C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 – 97 % lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, trong đó lượng mưa hằng năm cao nhất vào tháng 9 khoảng 250,1 mm. Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hóa theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 là 77% và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

3.1.1.3 Địa hình, đất đai

Hậu Giang có địa hình bằng phẳng thấp dần theo hướng xa sông Hậu với một số vùng trũng cục bộ, độ cao trung bình phổ biến từ 0,6 – 0,8 m. Địa hình nói chung là khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Trên địa bàn tỉnh có ba nhóm đất chính đất phù sa (42% diện tích tự nhiên) đất phèn (41% diện tích tự nhiên) và đất lập liếp (17% diện tích tự nhiên), có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn đạm.

Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm 3 vùng như sau:

- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc gồm huyện Châu Thành, Châu Thành A, thị xã Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp có diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn, kinh tế công nghiệp.

17

- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều, về phía Đông Bắc, huyện Phụng Hiệp, diện tích 16.800 ha phát triển nông nghiệp là chủ yếu với hệ thống canh tác khá đa dạng có tiềm năng phát triển khá về khu vực 2 và khu vực 3.

- Vùng úng: thị xã Vị Thanh, Vị Thủy và phần phía Đông Nam của huyện Phụng Hiệp, nằm sâu trong nội đồng, diện tích 124.000 ha (78% diện tích tự nhiên) là vùng kinh tế quan trọng của tỉnh Hậu Giang, nông nghiệp chủ yếu là lúa xen mía, màu, khóm, vườn, thương mại dịch vụ và công nghiệp – Trung tâm công nghiệp có tiềm năng phát triển nhanh.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 28)