Tổng quan về hộ chuyển đổi và không chuyển đổi sang trồng quýt

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 48)

quýt

Lúa là loại cây lương thực được trồng rất lâu đời ở huyện Long Mỹ. Những năm trước đây nông dân chỉ làm 1 năm 1 vụ lúa là chính, nhưng nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông dân đã nâng số vụ lúa trong năm lên thành 2 vụ hoặc 3 vụ tùy theo địa lý vùng. Thông thường ở những nơi có địa hình thấp của huyện Long Mỹ như xã Long Bình, Long Trị, Long Trị A thì nông dân chỉ canh tác 1 năm có 2 vụ lúa, nơi có địa hình cao như xã Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng thì nông dân canh tác 1 năm 3 vụ lúa. Ngoài ra nông dân còn kết hợp nhiều mô hình luân canh để tăng thu nhập như 2 lúa – 1 dưa hấu, 2 lúa – 1 màu, 2 lúa – 1 bắp bước đầu đem lại cho nông hộ thu nhập ổn định.

Mô hình trồng quýt ở huyện Long Mỹ đã bắt đầu từ rất lâu, nhưng năm 1997 do dịch bệnh tấn công nặng nên nhiều nông dân đã chặt phá quýt và chuyển sang trồng cây khác. Năm 2010, thì mô hình trồng quýt ở huyện Long Mỹ mới bắt đầu được trồng lại. Ban đầu chỉ có một số hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi từ đất vườn tạp bỏ hoang và đất trồng lúa sang trồng quýt, sau khi nhận thấy cây quýt phát triển và sinh trưởng tốt, và giá quýt trên thị trường cũng rất cao, chi phí đầu tư cũng tương đối thấp nên nhiều hộ trên địa bàn đã chuyển đổi sang trồng quýt. Hiện nay có rất nhiều hộ trồng và đã thu hoạch với sản lượng, năng suất và chất lượng rất cao với giá bán trên thị trường tương đối ổn định nên nhờ vào việc trồng quýt đã giúp cho nông hộ nâng cao đời sống và thu nhập, theo nhiều hộ cho biết thu nhập từ quýt đem lại, bây giờ trở thành nguồn thu nhập chính và quan trọng của gia đình.

4.1.2 Diện tích

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa, quýt nói riêng, đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, ngoài ra đất đai còn là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ.

36 0 – 5.000 >5.000 – 10.000 >10.000 – 15.000 >15.000 – 20.000 >20.000 – 25.000 >25.000 0 – 5.000 >5.000 – 10.000 >10.000 – 15.000 >15.000 – 20.000 >20.000 – 25.000 >25.000

Bảng 4.1: Diện tích đất của đối tượng điều tra

Diện tích

Hộ không chuyển

đổi Hộ chuyển đổi

Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ 0 – 5.000 6 10,0 12 20,0 >5.000 – 10.000 17 28,3 27 45,0 >10.000 – 15.000 18 30,0 14 23,3 >15.000 – 20.000 2 3,3 6 10,0 >20.000 – 25.000 8 13,4 1 1,7 >25.000 9 15,0 0 0 Tổng 60 100,0 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ ở huyện Long Mỹ, 2013

Nhìn chung qua số liệu điều tra thực tế 60 hộ không chuyển đổi tại huyện Long Mỹ, ta thấy nông hộ nơi đây sở hữu diện tích tương đối cao. Hộ có diện tích lớn nhất là 46.300 m2, hộ có diện tích thấp nhất là 1.400 m2. Hộ có diện tích dưới 5.000 m2 chiếm 10%, các hộ có diện tích từ 5.000 – 10.000 m2 chiếm tỉ lệ 28,3%, hộ có diện tích từ 10.000 – 15.000 m2 chiếm tỉ lệ cao nhất là 30%, những hộ trên 25.000 m2 chiếm tỉ lệ khá cao 15%. Trung bình mỗi hộ sở hữu 14.570 m2. Phần lớn diện tích đất của đối tượng này thường lớn và phân tán ở nhiều khu vực khác nhau. Đây không chỉ là thực trạng tại huyện Long Mỹ mà còn là vấn đề chung của nền nông nghiệp Việt Nam.

Số liệu điều tra 60 hộ chuyển đổi ở huyện Long Mỹ cho thấy nông hộ sở hữu diện tích tương đối thấp. Hộ sở hữu diện tích cao nhất là 22.300 m2, hộ sở hữu thấp nhất là 3.000 m2. Hộ có diện tích dưới 5.000 m2 có 12 hộ chiếm

15%

Hình 4.1 : Diện tích đất của hộ không chuyển đổi

Hình 4.2 : Diện tích đất của hộ chuyển đổi 10% 28,3% 30% 3,3% 13,4% 20% 45% 23,3% 10% 1,7%

37

20%, hộ có diện tích từ 10.000 – 15.000 m2 có 27 hộ chiếm 47%, không có hộ nào có diện tích từ 25.000 m2 trở lên. Trung bình mỗi hộ sở hữu 9.145 m2.

Giữa hai nhóm đối tượng không chuyển đổi và chuyển đổi ta thấy diện tích có sự khác biệt lớn. Những hộ chuyển đổi là những hộ có diện tích nhỏ hơn những hộ không chuyển đổi.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 48)