THỰC TRẠNG VƯỜN TẠP VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 42)

* Công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh:

Ngành chức năng thường xuyên tổ chức tiêm phòng được 20.277 con gia súc (heo: 19.402 con, trâu, bò: 875 con) phòng ngừa dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng, Ecoli, Parvo +Lepto);

Trong năm 2012 toàn huyện đã tiêm phòng được 1.811.734 con gia cầm; trong đó gà 419.290 con/527.394 con đạt 80%; Vịt 1.392.444 con/1.898.368 con đạt 73%. Tổng số hộ được phát thuốc tiêu độc sát trùng: 12.217 hộ = 2.952.474 m2.

3.3 THỰC TRẠNG VƯỜN TẠP VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở LONG MỸ LONG MỸ

3.3 THỰC TRẠNG VƯỜN TẠP VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở LONG MỸ LONG MỸ nghề trồng lúa là chính. Vì thế đại bộ phân nông dân tập trung vào việc sản xuất lúa ít chú trọng đến việc phát triển kinh tế vườn mặc dù lợi nhuận từ việc phát triển kinh tế vườn đem lại cũng rất cao. Hầu hết diện tích vườn của nông dân thường gắn liền với diện tích nhà ở, chủ yếu là vườn tạp trồng rất nhiều loại cây như xoài, cam, bưởi, tre, chuối chỉ để phục vụ cho nhu cầu ăn uống không có trao đổi mua bán.

Trong những năm qua thì tình hình vườn tạp ở huyện Long Mỹ đã có một số chuyển biến tích cực. Nông dân đã biết tận dụng diện tích vườn tạp bỏ hoang sau đó cải tạo và chuyển đổi sang trồng cây trái nhằm kiếm thêm thu nhập. Một số nông dân không chuyển sang trồng cây ăn trái mà cải tạo thành những mảnh đất màu mở, bằng phẳng để trồng lúa.

3.3.2 Thực trạng sản xuất lúa

Huyện Long Mỹ là một trong những huyện trồng lúa lớn nhất của tỉnh Hậu Giang, với các xã có diện tích trồng lúa lớn nhất là: Xà Phiên, Vĩnh Viễn, Long Bình và Thuận Hòa.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 42)