Giải thích mô hình hồi quy probit

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 56)

Trong 11 biến đưa vào để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất có 5 biến có hệ số không có ý nghĩa là: tuổi, giới tính, nhân khẩu, trình độ học vấn của chủ hộ và vay ngân hàng. Cho nên ta có thể

44

kết luận rằng các biến này không làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi của mô hình trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

- Biến diện tích (X4): Hệ số của biến là -0,102 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; cho thấy diện tích có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của đáp viên. Hệ số mang dấu âm cho biết rằng giữa diện tích đất và sự chuyển đổi có mối tương quan nghịch với nhau. Nghĩa là khi diện tích càng tăng thì khả năng chuyển dịch càng giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với kì vọng của mô hình. Nguyên nhân là do khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nông hộ sẽ trồng lúa vì đem lại thu nhập nhiều hơn nhờ vào số lượng đất nhiều, hộ ít đất sẽ thu nhập từ lúa đem lại thấp nên chuyển đổi sang trồng quýt.

- Biến hội nông dân (X5): Hệ số của biến là 1,404 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; cho thấy rằng giữa tham gia hội nông dân và sự chuyển đổi có mối tương quan thuận với quyết định chuyển dịch của đáp viên. Nghĩa là khi tham gia hội nông dân, khả năng chuyển dịch của nông hộ càng lớn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với kỳ vọng. Nguyên nhân là do khi nông hộ tham gia hội nông dân sẽ được cập nhật tin tức, chủ trương, định hướng chuyển dịch cây trồng vật nuôi của nhà nước. Bên cạnh đó khi tham gia hội nông dân nông hộ sẽ được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc nên khả năng chuyển dịch sẽ cao hơn.

- Biến hạng đất (X6): Hệ số của biến là -0,787 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; hệ số của biến mang dấu âm cho thấy rằng giữa đất hạng 2 và sự chuyển dịch có mối tương quan nghịch với nhau. Nghĩa là khi hạng đất càng cao thì sự chuyển dịch sẽ càng giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều này phù hợp với kì vọng của mô hình. Nguyên nhân là khi đất hạng càng cao thì trồng lúa rất tốt và cho năng suất cũng như lợi nhuận cao nên nông hộ sẽ không chuyển đổi sang trồng quýt.

- Biến dịch bệnh (X8): Hệ số của biến là 1,068 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; cho thấy rằng giữa biến dịch bệnh và sự chuyển đổi có mối tương quan thuận với quyết định chuyển đổi của đáp viên. Nghĩa là khi nông dân gặp phải dịch bệnh trong trồng lúa thì nông hộ có xu hướng sự chuyển đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Nguyên nhân là do khi nông hộ trồng lúa xảy ra nhiều dịch bệnh làm cho họ thua lỗ nên họ muốn chuyển đổi sang mô hình trồng cây khác đêm lại lợi nhuận nhiều hơn.

- Biến giá thấp (X9): Hệ số của biến là 1,144 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; cho thấy rằng giữa biến giá thấp và sự chuyển dịch có mối tương quan

45

thuận với nhau. Với giá lúa bán của nông hộ càng thấp (so với mức giá sàn mà chính phủ đưa ra) thì khả năng chuyển dịch càng tăng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Nguyên nhân là do khi thị trường tiêu thụ lúa gặp khó khăn về mặt giá cả làm cho lợi nhuận của người nông dân giảm thậm chí thua lổ thì sự chuyển dịch sang trồng quýt tăng cao.

- Biến lợi nhuận (X11): Hệ số của biến là -0,002 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; hệ số của biến mang dấu âm cho thấy rằng giữa biến lợi nhuận vụ Hè Thu và sự chuyển đổi có mối tương quan nghịch với nhau. Điều này cho thấy khi lợi nhuận của vụ Hè Thu càng giảm thì sự chuyển dịch sẽ càng tăng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nguyên nhân là do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau nên lợi nhuận của nông hộ khác nhau giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu, do đó để mang lại thu nhập và lợi nhuận cao nên nông hộ chuyển sang trồng quýt.

Diện tích đất là một biến quan trọng trong mô hình chuyển sang trồng quýt, nó quyết định chủ yếu đến xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ. Theo nghiên cứu của Verburg và ctg (2004), tác giả đã phân tích sự thay đổi cách sử dụng đất ở Hà Lan giai đoạn 1989 – 1996 và chỉ ra rằng các yếu tố của sự thay đổi là do: Đặc điểm sinh lý và vị trí đất đai. Điều này cũng giống như mô hình chuyển sang trồng quýt đang nghiên cứu. Những nông hộ nào có diện tích ít, gần nhà và có độ màu mỡ cao thì có xu hướng chuyển dịch sẽ cao hơn.

Rowcroft (2008), tác giả đã chỉ ra đằng sau sự thay đổi cách sử dụng đất ở lưu vực sông Mekong là do sự tăng trưởng dân số, xây dựng đường bộ, nghèo đói và du canh. Điều này khác với mô hình đang nghiên cứu vì biến nhân khẩu không ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi sang trồng quýt của đáp viên và những hộ nghèo thì chưa tham gia vào chuyển đổi vì thiếu vốn. Nhưng có một điểm chung là các nông hộ chuyển đổi đều mong muốn rằng lợi ích từ việc chuyển đổi cao và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

46

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI CHUYỂN SANG MÔ HÌNH TRỒNG QUÝT

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ vườn tạp và đất ruộng sang trồng quýt đường tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)