Huy động vốn theo đối tƣợng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 42)

29

Tiền gửi tổ chức tín dụng

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn đƣợc hình thành bởi mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, hoặc giữa tổ chức tín dụng với NHNN. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng cũng lâm vào tình trạng lúc thừa hay lúc thiếu vốn trong hoạt động của mình, khi thì ngân hàng chỉ tập trung huy động vốn nhƣng không cho vay hết, nhƣng lãi tiền gửi vẫn phải trả, khi thì nhu cầu vay vốn lớn mà khả năng nguồn vốn của ngân hàng không thể đáp ứng đƣợc. Vì vậy, trong những trƣờng hợp trên ngân hàng vẫn có thể gửi vốn tạm thời vào các ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay của các ngân hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn nhằm khắc phục khả năng thanh toán của ngân hàng. Qua bảng 4.3 cho thấy tiền gửi của các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chƣa đến 0,1%, loại tiền gửi này tăng giảm không ổn định qua các năm nhƣ sau: năm 2012 loại tiền gửi này giảm 34,15% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ngân hàng chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từ đó làm ảnh hƣởng nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Thành phố Vĩnh Long nói riêng, lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này luôn biến động nên các tổ chức tín dụng hạn chế gửi tiền, mà đi đầu tƣ vào lĩnh vực khác để tìm lợi nhuận cao hơn, vì vậy làm cho nguồn vốn huy động này của NH giảm. Sang năm 2013 loại tiền gửi này tăng 37,65% so với năm 2012, nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngân hàng đã tạo đƣợc lòng tin tốt đối với khách hàng nhất là khách hàng là các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã cung cấp và đa dạng hóa hình thức thanh toán từ đó thu hút đƣợc nhiều TCTD đã gửi vốn lƣu động của mình vào ngân hàng để phục vụ cho việc thanh toán. Đây chủ yếu là tiền gửi thanh toán không vì mục đích lợi nhuận nên số dƣ tƣơng đối thấp và không ổn định.

Tiền gửi cá nhân

Tiền gửi của khách hàng cá nhân gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 52%. Đây là những khoản huy động truyền thống của ngân hàng. Mặc dù từng khoản tiền gửi cá nhân có giá trị nhỏ nhƣng nguồn vốn này ổn định và có tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Vì các khoản tiền nhỏ này là một khoản tiền tiết kiệm của gia đình nên họ rất ít mang đầu tƣ vào các khoản khác mà chủ yếu gửi để lấy lãi. Trong cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng chuyển hƣớng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân tăng qua 3 năm và vƣơn lên dẫn đầu, thay thế vị trí trƣớc đây của

30

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng của NHNo & PTNT chi nhánh TPVL giai đoạn 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. TG của TCTD 492 0,09 324 0,05 446 0,06 -168 -34,15 122 37,65 2. TG của cá nhân 521.588 95,88 605.437 95,62 672.888 95,53 83.849 16,08 67.451 11,14 3. TG của TCKT 21.920 4,03 27.390 4,33 31.021 4,40 5.470 24,95 3.631 13,26 Tổng vốn huy động 544.000 100 633.151 100 704.355 100 89.151 16,39 71.204 11,25

31

nhóm khách hàng là các TCKT. Qua 3 năm tỷ trọng tiền gửi của cá nhân trên tổng vốn huy động đạt trên 95%. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của khách hàng cá nhân không ngừng tăng lên qua ba năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Năm 2012 tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng 16,08% so với năm 2011. Năm 2013 tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng 11,14% so với năm 2012. Nguyên nhân TG cá nhân tăng là do NH tìm kiếm đƣợc nhiều khách hàng mới, đồng thời dựa vào sự đa dạng hóa các hình thức gửi tiền, kỳ hạn gửi. Và đặc biệt, NH cũng có các chƣơng trình khuyến mãi, tri ân khách hàng nên luôn giữ đƣợc chân khách hàng cũ và ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có nhiều chính sách khách hàng tốt nhƣ: hằng quý đều tổ chức tặng quà cho khách hàng thân thiết có số dƣ lớn trên sổ tiền gửi, thƣờng mở các đợt khuyến mãi dự thƣởng cho khách hàng đến giao dịch và ngân hàng luôn xem lợi ích khách hàng là trên hết. Nhƣ vậy, những chính sách trên đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ phía khách hàng cá nhân.

Tiền gửi tổ chức kinh tế

Thông thƣờng các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng khi họ làm ăn có hiệu quả và chƣa cần sử dụng đến lƣợng tiền nhàn rỗi đó, bên cạnh đó là sự tiện lợi, an toàn trong quá trình thanh toán qua ngân hàng. Mặc dù nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra khi cần thiết nên ngân hàng chỉ đƣợc sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ nhƣ tranh thủ đƣợc nguồn tiền gửi không kỳ hạn sử dụng cho vay ngắn hạn để hƣởng chênh lệch lãi suất trong huy động và cho vay, ngoài ra ngân hàng còn thu đƣợc tiền từ việc thu phí chuyển tiền thanh toán qua mạng nhƣ chuyển tiền điện tử. Tuy nhiên đây là nguồn vốn mang nhiều lợi nhuận cho ngân hàng trong thời gian qua, mặc dù lƣợng vốn huy động từ loại tiền này chƣa ở mức độ cao, chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng nguồn vốn huy động cho nên ngân hàng đã không ngừng đẩy nhanh công tác vận động các tổ chức kinh tế trong TPVL gửi tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán qua ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trƣởng. Theo đó, tiền gửi của TCKT cũng tăng lên qua 3 năm. Năm 2012 tiền gửi của TCKT tăng 24,95% so với năm 2011. Năm 2013 tiền gửi của TCKT tăng 13,26% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2012 và năm 2013 tiền nhàn rỗi cuối năm của các tổ chức kinh tế tăng nên họ tranh thủ gửi vào NH để hƣởng chênh lệch phần lãi suất trƣớc khi tái đầu tƣ, chính vì vậy làm cho lƣợng tiền huy động tăng nhanh trong năm 2013. Từ đó cho thấy đƣợc công tác thanh toán thông qua ngân hàng đã đƣợc chú trọng, các tổ chức kinh tế đã chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng để giao dịch. Chính vì thế ngân hàng cần tăng cƣờng

32

hơn nữa công tác tuyên truyền, cải tiến phong cách phục vụ an toàn nhanh chóng chính xác để tạo đƣợc lòng tin của các TCKT khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Tóm lại, cơ cấu huy động theo hình thức đối tƣợng khách hàng có bƣớc tiến nhanh. NHNo & PTNT chi nhánh TPVL đã kiểm soát tốt huy động vốn từ khách hàng cá nhân và khách hàng TCKT. Điều này sẽ tốt hơn khi NH tập trung vào chất lƣợng dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho TCKT nhƣ: dịch vụ thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế, dịch vụ chi hộ lƣơng.

4.2.1.2 Huy động vốn theo đối tượng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013- 2014

Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng của NHNo & PTNT chi nhánh TPVL giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 6 tháng 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % 1. TG của TCTD 458 0,07 481 0,07 23 5,02 2. TG của cá nhân 629.396 95,62 672.125 95,41 42.729 6,79 3. TG của TCKT 28.342 4,31 31.869 4,52 3.527 12,44 Tổng vốn huy động 658.196 100 704.475 100 46.279 7,03

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh TPVL giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

Tiền gửi tổ chức tín dụng

Tiền gửi của TCTD ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5,02% so với 6 tháng đầu năm 2013. Có đƣợc kết quả này là do ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lƣới hoạt động, mạng lƣới thanh toán, mở rộng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử nên tạo nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD trên địa bàn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các TCTD trên địa bàn TPVL do đó nhu cầu giao dịch thanh toán cũng ngày càng tăng lên. Các TCTD có thể thanh toán bù trừ hoặc thanh toán liên ngân hàng bằng hình thức chuyển tiền điện tử do đó đã rút ngắn thời gian giao dịch rất nhiều. Loại tiền gửi này tăng cho thấy mối quan hệ giữa NHNo & PTNT chi nhánh TPVL với các TCTD trên địa bàn ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau. Tuy loại tiền

33

gửi này chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động (chiếm khoảng 0,1% tổng vốn huy động) nhƣng loại tiền gửi này thƣờng là tiền gửi không kỳ hạn, do đó chi phí lãi suất thấp có thể sử dụng một phần tiền gửi để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động tín dụng của ngân hàng, đóng góp một phần vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. Qua đó, cho thấy bên cạnh đầu tƣ phát triển các sản phẩm, dịch vụ thì mở rộng mối quan hệ với các khách hàng là các tổ chức tín dụng cũng vô cùng cần thiết. Đó là một trong những mục tiêu hƣớng tới sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Tiền gửi cá nhân

Tiền gửi cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động, chiếm khoảng 95% tổng vốn huy động. Tiền gửi cá nhân ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng 6,79% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân tiền gửi của cá nhân tăng là do tiền gửi trong dân cƣ đa số là nhằm để sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình. Sở dĩ số tiền nhàn rỗi trong dân cƣ của ngân hàng tăng qua các năm là do ngân hàng đã có những bƣớc điều chỉnh lãi suất hợp lý, đƣa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó ngân hàng còn nghiên cứu đƣa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thƣởng để thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cƣ. Mặt khác, ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lƣới, tạo uy tín, trong tầng lớp dân cƣ đáp ứng truyền bá quảng cáo của ngân hàng ngày càng đƣợc cải thiện hơn, đến với nhiều đối tƣợng khách hàng hơn. Có đƣợc kết quả nhƣ thế là nhờ vào sự lãnh đạo linh hoạt của Ban Giám đốc, sự nỗ lực của cán bộ trong ngân hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng huy động vốn ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay. Vì thế để khuyến khích loại tiền gửi này tăng trƣởng mạnh trong tƣơng lai yếu tố chủ yếu là lãi suất phù hợp và chế độ chăm sóc khách hàng tốt. Các chƣơng trình khuyến khích nguồn tiền này đƣợc ngân hàng áp dụng để thu hút khách hàng là: mở thẻ ATM (áp dụng kèm theo các tiện ích: thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lƣơng vào tài khoản, thanh toán tiền điện thoại, tiền nƣớc), chƣơng trình gửi tiết kiệm tích lũy cho con.

Tiền gửi tổ chức kinh tế

Khách hàng của nhóm tiền gửi này là các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Do yêu cầu trong sản xuất kinh doanh cũng nhƣ thấy rõ đƣợc những tiện ích từ các sản phẩm, dịch vụ nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp giao dịch thƣờng xuyên với ngân hàng. Nhóm khách hàng này có các khoản tiền gửi để thuận tiện cho việc giao dịch của họ, dùng để thanh toán trong quá trình mua hàng, rút ngắn thời gian giao dịch, thời gian kiểm đếm cũng nhƣ giảm chi phí bảo quản mà lại an toàn. Tuy nhiên đôi khi họ cũng gửi với mục đích sinh lời có kỳ hạn. Tiền gửi của tổ chức kinh tế ở 6 tháng đầu năm 2014

34

tăng 12,44% so với 6 tháng đầu năm 2013, chiếm khoảng 4% trên tổng vốn huy động. Nguyên nhân lƣợng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng là do ngân hàng đã tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng và cải tiến các dịch vụ thông qua nhiều kênh phân phối đáp ứng kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, có hạn mức thấu chi lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Bên cạnh đó, ngân hàng đã chủ động liên hệ với các tổ chức kinh tế để họ chấp nhận gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất thỏa thuận nhằm giữ vững các khách hàng truyền thống gắn bó với ngân hàng cũng từ đó phát triển thêm khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai.

4.2.2 Huy động vốn theo hình thức huy động

4.2.2.1 Huy động vốn theo hình thức huy động giai đoạn 2011-2013

Huy động từ tiền gửi

Đây là phƣơng thức huy động truyền thống, chủ đạo của ngân hàng. Nguồn tiền gửi này dù có mức độ ổn định không bằng các loại kỳ phiếu nhƣng lại có chi phí huy động thấp hơn các loại GTCG. Chính vì vậy khi ngân hàng huy động bằng tiền gửi không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng thì mới sử dụng đến việc phát hành GTCG. Trong đó, huy động bằng tiền gửi chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trên 95% tổng nguồn vốn huy động và có mức tăng trƣởng lớn nhất góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của vốn huy động. Cụ thể là năm 2012 huy động từ tiền gửi tăng 16,09% so với năm 2011. Năm 2013 huy động từ tiền gửi tăng 11,15% so với năm 2012. Để đạt đƣợc những kết quả trên, ngay từ đầu năm 2011 toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác huy động vốn với các biện pháp cụ thể: ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tƣợng khách hàng, đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ phù hợp với điều kiện kinh doanh, thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tƣơng đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thƣởng. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh mức lãi suất huy động phù hợp với trần lãi suất huy động của NHNN, chú trọng nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp. Hơn nữa, sự nhận thức về vai trò quan trọng của ngân hàng ngày càng đƣợc ngƣời dân quan tâm và tiếp cận. Do vậy ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lƣợng vốn nhàn rỗi của dân cƣ.

35

Bảng 4.5: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động của NHNo & PTNT chi nhánh TPVL giai đoạn 2011-2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

1. Huy động từ tiền gửi 521.563 95,88 605.481 95,63 673.008 95,55 83.918 16,09 67.527 11,15

2. Huy động từ phát hành

GTCG 22.437 4,12 27.670 4,37 31.347 4,45 5.233 23,32 3.677 13,29

Tổng vốn huy động 544.000 100 633.151 100 704.355 100 89.151 16,39 71.204 11,25

36

Huy động từ phát hành GTCG

Việc huy động vốn bằng phát hành GTCG thì ngân hàng phải trả lãi suất huy động cao hơn tiền gửi huy động nên GTCG là một hình thức huy động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 42)