0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng gia

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG (Trang 61 -61 )

giai đoạn 2011-2013

4.3.1.1 Tổng vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Hoạt động của ngân hàng đặc biệt ở chỗ ngân hàng không sử dụng tiền của chính mình để cung ứng ra nền kinh tế mà chủ yếu sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi huy động đƣợc để cho vay lại. Nhƣ vậy với phƣơng thức hoạt động này thì nguồn vốn huy động trong ngân hàng phải chiếm một tỷ lệ cao. Song song đó việc mở rộng các hình thức huy động cũng đƣợc ngân hàng hƣớng đến: tăng cƣờng các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ thƣơng mại. Cùng với nhiều biến cố của nền kinh tế nhƣng ngân hàng vẫn giữ tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn ổn định tốt. Năm 2011 tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 85,64%, nghĩa là trong 100 đồng nguồn vốn thì có 85,64 đồng vốn huy động. Năm 2012 tỷ lệ này tăng lên là 85,93%, nghĩa là trong 100 đồng nguồn vốn thì có 85,93 đồng vốn huy động. Sang năm 2013 tỷ lệ này giảm nhẹ còn 85,20%, nghĩa là trong 100 đồng nguồn vốn thì có 85,20 đồng vốn huy động. Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn luôn đạt mức 85%. Điều này không chỉ chứng tỏ kênh huy động vốn của NH đạt kết quả cao để đáp ứng hoạt động tín dụng đƣợc tốt hơn của NH mà còn khẳng định đƣợc vị thế của NHNo & PTNT chi nhánh TPVL. Đây là tiền đề tốt cho những năm phục hồi của nền kinh tế nói chung, của ngành ngân hàng nói riêng trong những năm tiếp theo.

4.3.1.2 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của ngân hàng. Vì đối với vốn huy động có kỳ hạn, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và sẽ giúp ngân hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn.

Qua bảng 4.11 cho thấy, chỉ tiêu vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất cao qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ vốn

48

Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh TPVL giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 635.248 736.799 826.660

2. Vốn huy động Triệu đồng 544.000 633.151 704.355

3. Vốn huy động có kỳ hạn Triệu đồng 421.022 531.142 616.523

4. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 376.518 454.048 522.147

5. Tổng chi phí huy động (chi phí trả lãi) Triệu đồng 55.544 56.656 47.639

6. Thu nhập lãi Triệu đồng 76.107 81.760 70.164

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 85,64 85,93 85,20

Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động % 77,39 83,89 87,53

Tổng dƣ nợ/ Vốn huy động Lần 0,69 0,72 0,74

Tổng chi phí huy động/ Tổng vốn huy động % 10,21 8,95 6,76

Chi phí lãi/ Thu nhập lãi Lần 0,73 0,69 0,68

49

huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động là 77,39%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 77,39 đồng vốn huy động có kỳ hạn. Năm 2012 tỷ lệ này tăng lên là 83,89%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 83,89 đồng vốn huy động có kỳ hạn. Đến năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên đạt 87,53%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 87,53 đồng vốn huy động có kỳ hạn. Từ kết quả phân tích cho thấy nguồn vốn của ngân hàng thật sự ổn định và vững chắc. Đây là một tín hiệu khả quan đối với ngân hàng vì vốn huy động có kỳ hạn càng tăng thì ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tƣ vào các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay cho vay nhiều hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh huy động tiền gửi có kỳ hạn thì ngân hàng cũng nên chú trọng hơn nữa đến loại tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ lệ tiền gửi này vì ở hiện tại và trong tƣơng lai loại tiền gửi này đang rất có tiềm năng. Vì những lợi ích từ việc thanh toán qua thẻ đem lại, số lƣợng ngƣời sử dụng thẻ đang ngày càng nâng cao, các doanh nghiệp cũng xem ngân hàng là trung gian để thanh toán lƣơng qua tài khoản cho nhân viên và thanh toán nhu cầu mua bán hàng hoá, dịch vụ trong sản xuất kinh doanh.

4.3.1.3 Tổng dư nợ/ Vốn huy động

Chỉ tiêu tổng dƣ nợ trên vốn huy động thể hiện trong một đồng vốn huy động thì đem cho vay đƣợc bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng kém hiệu quả, số tiền huy động đƣợc chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng hiện tại. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì khả năng sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng kém chất lƣợng. Vì nếu huy động đƣợc nguồn vốn cho ngân hàng mà không cho vay lại đƣợc có nghĩa là ngân hàng đã phải trả lãi cho khách hàng mà không có tiền thu lãi để bù đắp lại. Nhƣ vậy ngân hàng sẽ bị mất một khoản phí cho việc duy trì đồng vốn không sinh lợi này. Trong 3 năm qua chỉ tiêu này tăng liên tục. Năm 2011 tỷ lệ tổng dƣ nợ trên vốn huy động là 0,69 lần, nghĩa là bình quân 0,69 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2012 tỷ lệ này là 0,72 lần, nghĩa là bình quân 0,72 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2013 tỷ lệ này là 0,74 lần, nghĩa là bình quân 0,74 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Chỉ tiêu này trong thời gian qua luôn dƣới 1 chứng tỏ rằng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng hiện tại đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn ở địa phƣơng, công tác huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả tốt và không cần sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.

50

Chi phí huy động phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Chi phí huy động vốn đƣợc tính dựa trên lãi suất huy động của ngân hàng qua các thời kỳ. Từ năm 2011 đến năm 2013 NHNN liên tục ban hành các chính sách kéo giảm trần lãi suất huy động chính vì thế lãi suất huy động tại NH cũng giảm xuống dần. Theo hƣớng giảm của lãi suất huy động, chi phí cho việc huy động cũng giảm theo. Chỉ tiêu chi phí huy động trên tổng vốn huy động năm 2011 là 10,21%, nghĩa là để có đƣợc 100 đồng nguồn vốn huy động thì phải bỏ ra 10,21 đồng chi phí huy động. Năm 2012 tỷ lệ này giảm còn 8,95%, nghĩa là để có đƣợc 100 đồng nguồn vốn huy động thì phải bỏ ra 8,95 đồng chi phí huy động. Năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 6,76%, nghĩa là để có đƣợc 100 đồng nguồn vốn huy động thì phải bỏ ra 6,76 đồng chi phí huy động. Tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động đƣợc có chi phí ngày càng thấp qua 3 năm. Do yếu tố chính là trần lãi suất huy động liên tục đƣợc NHNN điều chỉnh giảm nên chi phí huy động vốn của ngân hàng cũng giảm theo. Khi chi phí huy động này đƣợc kéo giảm thì ngân hàng chủ động đƣợc nguồn vốn hơn, áp lực trong quá trình cho vay và đầu tƣ sinh lợi đƣợc giảm xuống. Kéo giảm chi phí cho việc huy động vốn không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhƣ: chính sách lãi suất của NHNN, yếu tố cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tóm lại, chỉ tiêu này thấp dần qua 3 năm cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả tốt vì chi phí huy động bỏ ra thấp nên mảng huy động vốn đạt sự tăng trƣởng cao. Từ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng.

4.3.1.5 Chi phí lãi/ Thu nhập lãi

Chỉ tiêu này tính toán khả năng bù đắp chi phí lãi của một đồng thu nhập lãi, đo lƣờng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng luôn cố gắng giảm thiểu chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu chi phí lãi trên thu nhập lãi giảm dần qua 3 năm. Năm 2011 tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi là 0,73 lần, nghĩa là để có đƣợc 1 đồng thu nhập lãi thì phải bỏ ra 0,73 đồng chi phí lãi. Năm 2012 tỷ lệ này là 0,69 lần, nghĩa là để có đƣợc 1 đồng thu nhập lãi thì phải bỏ ra 0,69 đồng chi phí lãi. Sang năm 2013 tỷ lệ này là 0,68 lần, nghĩa là để có đƣợc 1 đồng thu nhập lãi thì phải bỏ ra 0,68 đồng chi phí lãi. Nguyên nhân chỉ tiêu này giảm dần qua các năm chủ yếu do tác động của yếu tố lãi suất huy động giảm liên tục dẫn đến chi phí trả lãi cho việc huy động vốn cũng giảm theo. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, nói lên rằng ngân hàng kinh doanh đạt kết quả tốt, luôn tạo đƣợc lợi nhuận, thu nhập lãi luôn lớn hơn chi phí lãi.

4.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

51

Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh TPVL giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

Chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 727.467 796.595

2. Vốn huy động Triệu đồng 658.196 704.475

3. Vốn huy động có kỳ hạn Triệu đồng 574.310 600.052

4. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 492.218 502.300

5. Tổng chi phí huy động (chi phí trả lãi) Triệu đồng 24.772 20.721

6. Thu nhập lãi Triệu đồng 36.485 30.463

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 90,48 88,44

Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động % 87,26 85,18

Tổng dƣ nợ/ Vốn huy động Lần 0,75 0,71

Tổng chi phí huy động/ Tổng vốn huy động % 3,76 2,94

Chi phí lãi/ Thu nhập lãi Lần 0,68 0,67

52

4.3.2.1 Tổng vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Vốn huy động thể hiện thế mạnh của ngân hàng. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn thể hiện ngân hàng tự chăm lo về nguồn vốn để đủ sức hoạt động tín dụng. Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy công tác huy động vốn không đủ sức cho vay, phải vay từ ngân hàng hội sở, mức vốn vay này có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngoài dân cƣ. Qua bảng 4.12 cho thấy chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn ở 6 tháng đầu năm 2013 là 90,48%, nghĩa là trong 100 đồng nguồn vốn thì có 90,48 đồng vốn huy động. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này giảm còn 88,44%, nghĩa là trong 100 đồng nguồn vốn thì có 88,44 đồng vốn huy động. Mặc dù chỉ tiêu này giảm xuống tuy nhiên chỉ giảm nhẹ, không ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này luôn chiếm trên 85%, điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả tốt. Công tác huy động vốn của NH đạt kết quả tốt là do ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhƣ: tiền gửi tiết kiệm linh hoạt lãi suất theo thời gian thực cho khách hàng có nhu cầu rút vốn trƣớc hạn, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dƣ, phát huy mạnh công tác chăm sóc khách hàng và nhiều chƣơng trình khuyến mãi tặng quà tri ân khách hàng. Bên cạnh đó do ngân hàng đã theo dõi sát tình hình diễn biến thị trƣờng và có sự điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn hợp lý, phù hợp với tâm lý của ngƣời gửi tiền.

4.3.2.2 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định và vững chắc của ngân hàng trong kinh doanh. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, có thể kiểm soát đƣợc. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn an toàn này trong những khoảng thời gian nhất định khi kinh doanh để tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Qua bảng 4.12 cho thấy nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm trên 85% tổng nguồn vốn huy động và có sự ổn định tốt. Cụ thể là ở 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động là 87,26%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 87,26 đồng vốn huy động có kỳ hạn. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này giảm còn 85,18%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 85,18 đồng vốn huy động có kỳ hạn. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng thực sự ổn định, vì vốn huy động có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định cao. Đạt đƣợc kết quả khả quan nhƣ vậy là do ngân hàng đã đƣa ra nhiều chính sách lãi suất, kỳ hạn thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, tạo niềm tin thu hút khách hàng bằng chính sự nhiệt tình, năng nổ

53

của toàn thể nhân viên NHNo & PTNT chi nhánh TPVL. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần cố gắng hơn nữa trong việc giữ vững và phát triển hoạt động của ngân hàng, nâng cao hơn nữa lƣợng vốn huy động, tăng dần thị phần khách hàng cho ngân hàng.

4.3.2.3 Tổng dư nợ/ Vốn huy động

Chỉ tiêu tổng dƣ nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, giúp xác định hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn huy động và quy mô hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu tổng dƣ nợ trên vốn huy động ở 6 tháng đầu năm 2013 là 0,75 lần, nghĩa là bình quân 0,75 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này giảm còn 0,71 lần, nghĩa là bình quân 0,71 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 điều này chứng tỏ tình hình huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả khá tốt, luôn đảm bảo tốt nghiệp vụ cấp tín dụng tại địa phƣơng. Vì vậy trong những năm tới ngân hàng cần nghiên cứu, mở rộng thêm nhiều hình thức huy động vốn mới để thu hút mạnh hơn nguồn vốn nhàn rỗi của các đối tƣợng trong nền kinh tế, nhằm cung cấp lƣợng vốn nhiều hơn cho nghiệp vụ cấp tín dụng của mình, cần sử dụng linh hoạt và tối đa nguồn vốn huy động đƣợc.

4.3.2.4 Tổng chi phí huy động/ Tổng nguồn vốn huy động

Trong chi phí tổng nguồn vốn thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn của ngân hàng nói riêng. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hay nói cách khác sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này đƣợc xem là việc làm thƣờng xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu chi phí huy động trên tổng vốn huy động ở 6 tháng đầu năm 2013 là 3,76%, nghĩa là để có đƣợc 100 đồng nguồn vốn huy động thì phải bỏ ra 3,76 đồng chi phí huy động. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này giảm còn 2,94%, nghĩa là để có đƣợc 100 đồng nguồn vốn huy động thì phải

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG (Trang 61 -61 )

×