Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp để thuận lợi cho việc giao dịch và tiền tại thẻ ATM của các khách hàng cá nhân. Dù là nguồn vốn không ổn định nhƣng ngân hàng vẫn có thể sử dụng 25% trong tổng số tiền này để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Hơn nữa đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất của ngân hàng nên khi sử dụng nguồn vốn này ngân hàng sẽ gần nhƣ tối thiểu hóa chi phí, nâng cao khả năng sinh lời của nguồn vốn. Tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm khoảng 12% tổng vốn huy động. Năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn giảm 17,05% so với năm 2011. Đến năm 2013 loại tiền gửi này tiếp tục giảm 13,90% so với năm 2012. Nguyên nhân loại tiền gửi này giảm là do tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chứ không phải vì mục đích hƣởng lãi. Vì lãi suất tiền gửi không kỳ hạn rất thấp dao động từ 1,8%/năm đến 2%/năm, chủ yếu hình thức gửi tiền này dành cho các doanh nghiệp hay cá nhân có nhu cầu thanh toán thƣờng xuyên hoặc là khách hàng có số lƣợng tiền lớn không cần dùng trong hiện tại nhƣng hay rút trƣớc kỳ hạn. Thông thƣờng khách hàng gửi số lƣợng tiền gửi này không nhiều chỉ vừa đủ để thanh toán, khi nào tài khoản còn số lƣợng nhỏ không đủ giao dịch thì khách hàng mới nộp thêm vào hoặc trích từ các tài khoản tiền gửi khi đến hạn. Vì thế, trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn đối với loại tiền gửi không kỳ hạn để phục vụ cho đối tƣợng khách hàng là các đơn vị quốc doanh, kinh tế tập thể, các công ty hợp danh, liên doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn TP Vĩnh Long.
Tiền gửi có kỳ hạn
Là khoản tiền gửi xác định đƣợc thời hạn rút tiền trƣớc, là nguồn vốn ổn định với ngân hàng. Vì ngân hàng có thể xác định đƣợc thời gian ngân hàng phải hoàn vốn lại cho khách hàng. Chính vì tính chất ổn định nên ngân hàng luôn cố gắng huy động nguồn vốn này để chủ động trong việc sử dụng vốn. Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: TG CKH dƣới 12 tháng, TG CKH từ 12 tháng đến dƣới 24 tháng và TG CKH từ 24 tháng trở lên.
39
Bảng 4.7: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo & PTNT chi nhánh TPVL giai đoạn 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. TG không kỳ hạn 122.978 22,61 102.009 16,11 87.832 12,47 -20.969 -17,05 -14.177 -13,90 2. TG có kỳ hạn 421.022 77,39 531.142 83,89 616.523 87,53 110.120 26,16 85.381 16,07 - TG CKH < 12 tháng 341.405 62,76 369.452 58,35 451.261 64,06 28.047 8,22 81.809 22,14 - TG CKH từ 12 tháng đến < 24 tháng 78.656 14,45 161.348 25,48 164.701 23,38 82.692 105,13 3.353 2,08 - TG CKH từ 24 tháng trở lên 961 0,18 342 0,06 561 0,09 -619 -64,41 219 64,04 Tổng vốn huy động 544.000 100 633.151 100 704.355 100 89.151 16,39 71.204 11,25
40
+ TG CKH dƣới 12 tháng: trong 3 năm qua TG có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 60% tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn. Cụ thể là năm 2012 loại tiền gửi này tăng 8,22% so với năm 2011. Đến năm 2013, loại tiền gửi này lại tiếp tục tăng lên 22,14% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến tiền gửi CKH dƣới 12 tháng luôn thu hút đƣợc khách hàng nhiều hơn là do thời điểm lúc bấy giờ ngân hàng huy động vốn với mức lãi suất huy động ngày càng hấp dẫn nên khi khách hàng gửi với kỳ hạn ngắn thì có thể rút tiền một cách nhanh chóng và chọn lựa ngân hàng có lãi suất huy động cao để đầu tƣ. Tiếp theo là do lãi suất huy động trong giai đoạn năm 2012-2013 có nhiều biến động, khách hàng chuyển qua gửi tiền có kỳ hạn dƣới 12 tháng thay vì gửi kỳ hạn dài để linh hoạt trong việc lựa chọn mức lãi suất, khi mức lãi suất huy động thay đổi khá nhiều trong năm. Mặt khác với một số chuyển biến khả quan từ nền kinh tế: bƣớc đầu kiểm soát đƣợc lạm phát, chỉ số lạm phát thấp nhất trong 10 năm qua 6,04%, các đề án tái cơ cấu kinh tế đƣa vào thực hiện, NHNN tung ra gói tín dụng 3000 tỷ đồng để tháo gỡ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng.
+ TG CKH từ 12 tháng đến dƣới 24 tháng:tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng
đến dƣới 24 tháng chiếm tỷ trọng dƣới 25% trên tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn. Cụ thể năm 2012 loại tiền gửi này tăng 105,13% so với năm 2011. Năm 2013 loại tiền gửi này tăng 2,08% so với năm 2012. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng là do lãi suất huy động ở loại tiền gửi này tuy có sự chênh lệch thấp hơn các NHTM cổ phần khác nhƣng do NH đã hoạt động lâu năm, thêm vào đó đây là NHTM nhà nƣớc vì vậy mà uy tín của ngân hàng đối với khách hàng rất lớn. Chính nhờ vào ƣu thế này và sự quản lý đúng đắn của ban lãnh đạo đã góp phần tăng nguồn vốn huy động tiền gửi này qua các năm. Mặc dù có lãi suất huy động cao hơn tiền gửi dƣới 12 tháng nhƣng ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp ít có xu hƣớng gửi kỳ hạn dài. Bởi vì doanh nghiệp do tính chất xoay vòng vốn trong kinh doanh nên lựa chọn các kỳ gửi ngắn hạn vẫn là phƣơng án tối ƣu nhất. Còn cá nhân hộ gia đình dù có tâm lý tiết kiệm nhƣng cũng không muốn gửi một khoản tiền trong kỳ hạn quá dài đề phòng trong thời hạn gửi có việc cần sử dụng và nền kinh tế hiện nay vẫn còn nhiều bất ổn, giá tiêu dùng vẫn ở mức cao, lãi suất huy động của ngân hàng không ổn định nên tâm lý ngƣời dân thƣờng gửi ngắn hạn nhiều hơn. Tuy nhiên kênh huy động vốn đối với loại tiền gửi này cũng đạt đƣợc kết quả đáng kể.
+ TG CKH từ 24 tháng trở lên: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn vốn huy động có kỳ hạn dƣới 0,1%. TG CKH từ 24 tháng trở lên biến động không ổn định trong 3 năm qua. Năm 2012 loại tiền gửi này giảm 64,41% so với năm 2011. Đến năm 2013 loại tiền gửi này lại tăng 64,04% so với
41
năm 2012. Điều này cho thấy công tác huy động vốn trung dài hạn của NH gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hƣởng của thị trƣờng tiền tệ - lãi suất huy động biến động liên tục, lạm phát cao nên ngƣời gửi tiền có xu hƣớng chỉ gửi kỳ hạn ngắn.