Những căn cứ cho việc đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục cả

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 112)

4. Kết cấu của luận văn

4.1 Những căn cứ cho việc đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục cả

tục cải thiện môi trƣờng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định

4.1.1. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Định hƣớng thu hút FDI của Việt Nam

Một là, việc thu hút FDI phải đƣợc quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối

tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tƣ của từng địa phƣơng, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.

Hai là, thu hút FDI phải theo hƣớng có chọn lọc, chỉ thu hút những dự

án có chất lƣợng, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trƣờng, tăng cƣờng sự liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc, phù hợp với định hƣớng tái cấu trúc nền kinh tế.

Ba là, đa dạng hoá hình thức đầu tƣ, khuyến khích và tạo điều kiện cho

các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, cả kinh tế và xã hội.

Bốn là, tăng cƣờng hơn nữa nỗ lực, công tác chuẩn bị để thu hút đƣợc

các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, làm tiền đề cho xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp hỗ trợ trong nƣớc. Đồng thời, vẫn chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Năm là, chuyển dần thu hút FDI hƣớng vào đào tạo, phát triển và sử

101 - Các nhiệm vụ

Với những định hƣớng đó, các Bộ, ngành, địa phƣơng cần quán triệt và thực hiện một số nhiệm vụ nhƣ sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống

luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tƣ, kinh doanh;sửa đổi ngay các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chƣa rõ bổ sung các nội dung còn thiếu. Đặc biệt, chính sách thu hút và ƣu đãi đầu tƣ phải đƣợc xây dựng theo hƣớng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nƣớc trong khu vực.

Thứ hai, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;

lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ƣu tiên để đƣa vào danh mục dự án PPP, bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tƣ đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà ĐTNN. Có chính sách ƣu đãi đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mô lớn, có tính lan toả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tăng cƣờng và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng

cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cƣờng quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nƣớc ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có tính đến các trƣờng hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chí doanh nghiệp công

nghệ cao theo hƣớng điều chỉnh và cụ thể hóa tiêu chí công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, có tính đến nhóm các dự án công nghệ cao có mức doanh thu hàng năm lớn và sử dụng nhiều lao động chất lƣợng cao.

102

Thứ năm, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hƣớng tập trung

vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm đƣợc hƣởng ƣu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ. nâng mức ƣu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; trong đó, đặc biệt ƣu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tƣ theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.

Thứ sáu, công bố rộng rãi các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, tạo điều

kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tƣ. Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch nhằm nâng cao chất lƣợng của các quy hoạch đƣợc phê duyệt và tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tƣ phát triển. Tăng cƣờng gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng ƣu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Thứ bảy, quy định tiêu chuẩn môi trƣờng và giới hạn ô nhiễm môi

trƣờng. Ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lƣợng phát thải đối với doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp phải đăng công khai về một số thông tin liên quan (loại chất thải, lƣợng thải, điểm thải, tiêu chuẩn môi trƣờng,...).

Thứ tám, hoạt động xúc tiến đầu tƣ (XTĐT) cần gắn với mục tiêu,

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; có sự điều phối thống nhất trong cả nƣớc, đƣợc thực hiện theo kế hoạch và theo định hƣớng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động XTĐT, tránh chồng chéo và sử dụng kém hiệu quả nguồn lực của quốc gia.

Có chính sách vận động, thu hút đầu tƣ đặc thù đối với các dự án có quy mô lớn, có tính lan toả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng tới đầu tƣ từ các tập đoàn đa quốc gia và các đối tác trọng điểm (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...).

103

Chú trọng XTĐT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (gắn với các tập đoàn đa quốc gia đầu tƣ lớn vào Việt Nam).

Tập trung hỗ trợ các dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ để các dự án này triển khai hoạt động thuận lợi và có hiệu quả, đây là hình thức xúc tiến đầu tƣ tại chỗ rất hữu ích.

Thứ chín, chấn chỉnh công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ (GCNĐT)

theo hƣớng: Đối với các dự án có quy mô lớn, có tác động xã hội, ngoài nội dung thẩm tra theo quy định chung của pháp luật, các cơ quan cấp GCNĐT phải xem xét, đánh giá dự án đáp ứng các yêu cầu về năng lực tài chính của nhà đầu tƣ (bao gồm cả việc quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ triển khai dự án của chủ đầu tƣ). Đối với các dự án ĐTNN khai thác khoáng sản, việc chọn nhà đầu tƣ phải gắn khai thác với chế biến sâu, tạo ra giá trị gia tăng cao bằng công nghệ, thiết bị hiện đại và hệ thống xử lý môi trƣờng để sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả. Đối với một số địa bàn, khu vực có ảnh hƣởng đến an ninh quốc phòng, cần lựa chọn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế và an ninh quốc phòng.

Thứ mười, tăng cƣờng trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong quản lý

sau cấp phép. Tập trung hỗ trợ các dự án đã đƣợc cấp GCNĐT. Định kỳ rà soát, phân loại các dự án ĐTNN để có hƣớng xử lý thích hợp theo nguyên tắc: Đối với các dự án đang hoạt động của các nhà đầu tƣ lớn, tập đoàn xuyên quốc gia, thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ, có tính lan tỏa cao, các dự án nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần thƣờng xuyên nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc phát sinh và có cơ chế khen thƣởng thỏa đáng;

Đối với những dự án đã đƣợc cấp GCNĐT nhƣng không phù hợp với định hƣớng về ngành, lĩnh vực, địa bàn,... và nhà đầu tƣ chƣa triển khai hoặc

104

triển khai không đúng tiến độ cam kết thì xem xét việc chấm dứt hoạt động và thu hồi GCNĐT hoặc điều chỉnh quy mô, mục tiêu. Việc chấm dứt hoạt động hoặc điều chỉnh các dự án này phải tiến hành minh bạch, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm sự ổn định của môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam

4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nền kinh tế của tỉnh Nam Định có bƣớc phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tƣ hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống đô thị tƣơng đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đƣợc chú trọng phát triển; mức sống ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện; môi trƣờng đƣợc bảo vệ bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2020, Nam Định có trình độ phát triển ở mức trung bình khá và đến năm 2030 đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể * Về kinh tế * Về kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 13.3%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 13%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13.5%/năm; thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 12.7%/năm.

- Đến năm 2015: Cơ cấu kinh tế các ngành nông lâm ngƣ nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tƣơng ứng là 26%, 39.5% và 34.5%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 39 - 40 triệu đồng; thu ngân sách tăng khoảng 17%/năm; giá trị xuất khẩu tăng khoảng 11%/năm.

105

- Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế các ngành nông lâm ngƣ nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tƣơng ứng là 13.0%, 45.7% và 41.3%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 86 triệu đồng; thu ngân sách tăng khoảng 15%/năm; giá trị xuất khẩu tăng khoảng 15%/năm.

- Định hƣớng đến năm 2030: Tỷ trọng nông lâm ngƣ nghiệp giảm xuống dƣới 10%; tỷ trọng phi nông nghiệp tăng trên 90% trong cơ cấu kinh tế.

* Về xã hội

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1 - 2%/năm; giảm tỷ lệ sinh bình quân 15 – 0.2%/năm; mỗi năm giải quyết đƣợc 30 - 40 nghìn lƣợt lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị và ổn định ở mức 3% - 4%.

- Đến năm 2015: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0.92%/năm, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn khoảng 13%; đạt bình quân 21,3 giƣờng bệnh/vạn dân, 7 bác sỹ/vạn dân; trên 60% lao động qua đào tạo; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 25%; giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 52%; 100% trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0.9%/năm, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng dƣới 10%, bình quân 25.5 giƣờng/vạn dân và 9 bác sỹ/vạn dân; trên 75% lao động qua đào tạo; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 35%; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 35%; trên 80% trƣờng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

* Về bảo vệ môi trường

- Đảm bảo các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; trên 95% chất thải rắn đƣợc thu gom; trên 90% chất thải nguy hại đƣợc xử lý; mỗi xã có ít nhất 1 bãi chôn lấp rác thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

- Đến năm 2015 có 95% dân số nông thôn đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt 100% vào năm 2020.

106

* Về bảo đảm an ninh quốc phòng

Xây dựng quốc phòng vững mạnh. Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bƣớc chuyển biến mới rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

4.1.2.3. Định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực

Thứ nhất, Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa, chất lƣợng cao, bền vững. Ƣu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng nông sản. Phát huy lợi thế các tiểu vùng sinh thái (vùng đồng bằng ven sông, vùng ven biển) để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các cánh đồng mẫu lớn quy mô từ 30 - 50 ha, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với hệ thống chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 2.9% thời kỳ 2011 - 2020 và đạt 2.2% thời kỳ 2021 - 2030.

- Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống tƣới tiêu, củng cố đê điều, xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng để bảo đảm phát triển sản xuất ổn định, từng bƣớc cải thiện cuộc sống của ngƣời dân theo tiêu chí nông thôn mới.

Thứ hai, Phát triển công nghiệp

- Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới; khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển; nâng cao chất lƣợng xúc tiến đầu tƣ, xây dựng môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhằm thu hút đƣợc các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện môi trƣờng tạo bƣớc đột phá trong phát triển và

107

chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp thời kỳ 2011 - 2020 đạt 17.6%/năm, thời kỳ 2021 - 2030 đạt 13.5%/năm.

- Tập trung đầu tƣ hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa phƣơng có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhƣ đóng tàu, trung tâm điện lực, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất dƣợc liệu, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy, điện tử - tin học...

- Ƣu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có thị trƣờng tƣơng đối ổn định, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu (công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm), lao động (dệt may, da giày...); tăng cƣờng đầu tƣ chiều sâu, đổi mới trang bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển công nghiệp, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ.

- Phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

Thứ ba, Phát triển thƣơng mại và dịch vụ

Phát triển lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ bền vững, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch; phấn đấu tốc độ tăng trƣởng đạt khoảng 12.2%/năm cho cả giai đoạn.

- Thƣơng mại: Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ thƣơng mại theo hƣớng kết hợp giữa phát triển thƣơng mại tại khu vực đô thị với phát triển thị trƣờng nông thôn; phát triển các khu chợ đầu mối để thu mua sản phẩm của ngƣời dân; hình thành các cụm thƣơng mại - dịch vụ kết nối với vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung hoặc gắn với các khu cụm công nghiệp; quy hoạch hệ thống chợ phù hợp với phân bố dân cƣ, chú trọng công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các khu chợ. Phát triển đồng

108

bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trƣờng dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

- Du lịch: Đổi mới chính sách đầu tƣ, quản lý về du lịch nhằm thu hút

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)