4. Kết cấu của luận văn
2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng để nghiên cứu
Nguồn số liệu sẽ đƣợc sử dụng: Số liệu của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Nam Định, Ban Quản lý các khu công nghiệp Nam Định, Tổng Cục Thống kê Nam Định…Bên cạnh những số liệu này, nguồn thông tin từ internet cũng đƣợc khai thác chọn lọc để đƣa ra những số liệu cập nhật và chính xác nhất.
Sau khi thu thập các thông tin từ các nguồn, để đƣa ra đƣợc kết quả thông qua các thời kỳ đồng thời có sự so sánh cần sử dụng công cụ Microsoft Excel để sắp xếp các số liệu và đƣa ra bảng số liệu, biểu đồ thông qua các thời điểm khác nhau.
44
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG
THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI NAM ĐỊNH 3.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Nam Định có ảnh hƣởng đến cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn Tỉnh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định có vị trí địa lý từ vĩ tuyến 190
55’B - 20016’B và từ kinh tuyến 106000’Đ - 1060
33’Đ. Phía bắc tiếp giáp tỉnh Hà Nam. Phía Nam và Đông Nam trông ra vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng của vịnh Bắc Bộ. Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình. Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
Nằm trong vùng ảnh hƣởng trực tiếp của tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Nam Định là những thị trƣờng tiêu thụ lớn, giàu tiềm năng, đồng thời cũng là những trung tâm hỗ trợ đầu tƣ trao đổi kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí kinh doanh, chuyển giao công nghệ và thông tin trong quá trình phát triển. Mặt khác, do ở vào vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Nam ĐBSH với các tỉnh Bắc Trung bộ, Nam Định có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lƣu, trao đổi kinh tế, văn hoá, xã hội với các tỉnh khác trong vùng, với cả nƣớc và với các nƣớc thông qua mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển thuận lợi và đây cũng là những điều kiện tốt để hình thành và phát triển của các làng nghề ở địa phƣơng.
Với vị trí địa lý này, từ khá lâu, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã trở thành nguồn nguyên liệu tại chỗ quan trọng của các làng nghề, đặc biệt là làng nghề dệt và làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm (LTTP). Dệt là nghề phát triển ở Nam Định khá sớm, từ thời Pháp thuộc đã tập trung phát triển
45
công nghiệp dệt ở thành phố Nam Định và trở thành trung tâm dệt lớn nhất miền Bắc. Dệt có nhiều loại, có dệt lụa gắn với nghề trồng dâu, nuôi tằm phát triển ở nhiều nơi; dệt chiếu gắn với nghề trồng cói tập trung ở khu vực ven biển và đặc biệt là nghề trồng bông ở khu vực Quần Phƣơng (Hải Anh - Hải Hậu). Sự phát triển của nông nghiệp cũng là điều kiện để phát triển các ngành nghề chế biến rất quan trọng ở nông thôn. Đã có nhiều đặc sản nổi tiếng đƣợc chế biến từ nguồn nông sản dồi dào ở đây nhƣ: Bánh gai Bà Thi, bánh nhãn Hải Hậu, bánh cuốn làng Kênh, rƣợu Kiên Lao, nƣớc mắm Sa Châu và đặc biệt là Phở gia truyền Giao Cù… Phục vụ phát triển nông nghiệp với các dụng cụ sản xuất bằng các đồ kim khí là cơ sở hình thành các làng nghề cơ khí nhƣ Vân Chàng, Nam Trực. Đến nay, sự phát triển của nông nghiệp vẫn đƣợc coi là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các làng nghề ở Nam Định.
3.1.1.2. Khí hậu
Cũng nhƣ các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24 °C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 - 17 °C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29 °C.
Lƣợng mƣa trung bình trong năm từ 1.750 - 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 - 1.700 giờ. Độ ẩm tƣơng đối trung bình: 80 - 85%. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp
Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
46
3.1.1.3. Tài nguyên, khoáng sản
- Khoáng sản của Nam Định không nhiều, có trữ lƣợng thấp, chủng loại
nghèo. Đáng kể và có giá trị hơn cả đối với sự phát triển của các làng nghề là các khoáng sản phi kim loại nhƣ cát, đất sét. Cát xây dựng tập trung ở các bãi bồi ven sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ) do quá trình bồi lắng tự nhiên và dọc chiều dài 25 km bờ biển. Riêng ở khu vực thị trấn Quất Lâm (Giao Thuỷ) các bãi cát dày 2,5 - 3m, rộng 20 - 30 m có thể khai thác đƣợc 500.000m3/năm. Các nguyên liệu sét bao gồm: Đất sét để sản xuất gạch ngói nung có tổng trữ lƣợng 25 - 30 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 300.000 m3/năm. Hiện tại tỉnh có năm mỏ đất sét quy mô nhỏ nằm rải rác ở các bãi ven sông và đang đƣợc khai thác nhƣ Đồng Côi (Nam Giang - Nam Trực), trữ lƣợng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Châu - Xuân Trƣờng) trữ lƣợng 5 - 10 triệu tấn; Hiển Khánh (Vụ Bản); Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hƣng); thị trấn Cồn (Hải Hậu) và một mỏ chƣa khai thác ở thị trấn Ngô Đồng (Giao Thủy). Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗ của các làng nghề sản xuất VLXD. Đất sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phƣơng Nhi (Yên Minh - Ý Yên) và núi Gôi (Vụ Bản) đã đƣợc khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài. Sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực) phân bổ trong bể trầm tích hệ tầng Thái Bình với diện tích 1000m2, dày 0,2–0,3m, màu vàng nghệ, vàng chanh. Các mỏ sét mới đƣợc nghiên cứu sơ bộ, chƣa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lƣợng, chất lƣợng.
- Tài nguyên biển: Nam Định có đƣờng bờ biển kéo dài 72 km, có bốn cửa sông lớn (cửa Ba Lạt, cửa Sò, cửa Lạch Giang và cửa sông Đáy) với diện tích biển mà tỉnh đƣợc giao quản lý rộng đến 8.000 km2, nghĩa là gần gấp năm lần diện tích nội địa và tầm xa đến 90 hải lý.
Theo điều tra khảo sát của Bộ Thủy sản, biển Nam Định giáp giữa hai bãi cá và tôm lớn của vịnh Bắc Bộ, trữ lƣợng cá lên đến 157.500 tấn, chiếm
47
khoảng 20% trữ lƣợng cá của vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra còn có nhiều nguồn lợi to lớn khác nhƣ tôm, nhuyễn thể, giáp xác,… Lòng biển của Nam Định nói riêng và vùng vịnh Bắc Bộ nói chung có giá trị kinh tế rất lớn. Về địa lý, Nam Định có ba vùng nƣớc: vùng biển (nƣớc mặn), vùng ngập mặn và vùng nƣớc ngọt. Tƣơng ứng với mỗi vùng lại có các tài nguyên khác nhau nhƣ: rừng phi lao; rừng ngập mặn; cói; đất làm muối; vùng khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản,… Với nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng đã tạo cho Nam Định phát triển hàng loạt các làng nghề ven biển nhƣ: làng nghề đóng tàu biển, làng nghề làm muối, làng nghề làm nƣớc mắm, làng nghề dệt cói,… Ngoài ra, còn tạo nên lợi thế rất lớn để phát triển các tuyến du lịch biển kết hợp với thăm quan khám phá các làng nghề.
- Tài nguyên đất: Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất phù
sa màu mỡ, Nam Định đƣợc xác định là tỉnh trọng điểm về sản xuất lƣơng thực ở miền Bắc. Vì thế các ngành chế biến LTTP có thêm nhiều điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm và phát triển mạnh. Ngay từ thời Pháp thuộc, bên cạnh những cơ sở phục vụ bộ máy cai trị, có rất nhiều làng nghề chế biến LTTP ra đời. Hiện nay, đất không chỉ đóng vai trò làm mặt bằng cơ sở sản xuất mà còn rất quan trọng trong việc tạo nên nguồn nguyên liệu phong phú thúc đẩy các làng nghề ngày càng phát triển.
Diện tích đất tự nhiên tính đến năm 2011 của Nam Định là 165.217 ha, bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi. Trong đó đáng chú ý nhất là loại đất cát ven sông đã tạo ra những cánh đồng dâu bạt ngàn làm nên làng nghề trồng dâu, nuôi tăm, dệt sợi nhuộm nổi tiếng từ thời phong kiến và phát triển cực điểm vào thời Pháp thuộc, thời kinh tế bao cấp với hệ thống các nhà máy dệt sợi, nhuộm, may lớn nhất Miền Bắc. Lợi thế về nghề dệt may đƣợc phát huy tối đa tạo nên nét đặc trƣng của thành phố Nam Định - thành phố dệt và
48
đƣa tỉnh Nam Định trở thành một trong ba cực phát triển (Hà Nội - Nam Định - Hải Phòng) của Miền Bắc trong nhiều thập kỷ.
Cơ cấu sử dụng nguồn tài nguyên đất của tỉnh theo thống kê năm 2011 gồm: đất nông nghiệp 113.517 ha (chiếm 68,74% diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 93.426 ha, đất lâm nghiệp có rừng 4.250 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 14.609 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 47.971 ha (29,04%) và đất chƣa sử dụng chiếm 2,22% với 3.674 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời của tỉnh Nam Định rất thấp (509,6 m2/ngƣời). Tuy nhiên, đất lại khá màu mỡ, có khả năng thâm canh cao, nhất là trồng lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, tạo nên nguồn nguyên liệu tƣơng đối dồi dào cho phát triển các làng nghề chế biến LTTP. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hƣng đất đang đƣợc bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển đƣợc 80 - 120 m và có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000 ha sau 5 năm.
- Tài nguyên rừng: Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất phù sa màu mỡ, Nam Định đƣợc xác định là tỉnh trọng điểm về sản xuất lƣơng thực ở miền Bắc. Vì thế các ngành chế biến LTTP có thêm nhiều điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm và phát triển mạnh.
Về hệ sinh thái của Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới với hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm 40% loài thực vật, động vật của cả nƣớc. Nam Định có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Xuân Thủy (Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy), vùng biển ven bờ có nhiều bãi cá lớn với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm rảo, tôm vàng, cua...
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân cư và lao động
49
Quy mô dân số và biến động dân cƣ có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển KT - XH của mỗi vùng miền. Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, Nam Định có số dân khá đông, năm 2011, dân số khoảng 1.833.500 ngƣời (chiếm 2,1% dân số cả nƣớc) và mặc dù tốc độ gia tăng dân số đã giảm dần nhƣng vẫn duy trì ở mức cao khoảng 1%/năm (giai đoạn 2005-2011). Đây vừa là tiềm năng về nguồn lao động dồi dào, là thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa lớn nhƣng cũng tạo ra sức ép lớn về việc làm và các vấn đề xã hội.
Quá trình hình thành cộng đồng cƣ dân Nam Định trong lịch sử gắn liền với quá trình cƣ dân ngƣời Việt từ các khác xuống vùng châu thổ và duyên hải Bắc Bộ. Vì vậy, Nam Định là nơi hội tụ và hợp cƣ của nhiều bộ phận dân cƣ khác nhau, chủ yếu là từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sự hình thành cộng đồng dân cƣ cũng đồng thời gắn liền với quá trình phát triển nền nông nghiệp thâm canh trên vùng đất này. Mật độ dân số ở tỉnh khá cao, năm 2011 là 1.110 ngƣời/km2 (thứ 7 trong cả nƣớc). Tuy nhiên, phân bố không đều, mật độ cao nhất là thành phố Nam Định (5.314 ngƣời/km2), mật độ khá cao ở Xuân Trƣờng (1.444 ngƣời/km2), Trực Ninh (1.232ngƣời/km2); một số huyện khác mật độ thấp nhƣ Nghĩa Hƣng (703 ngƣời/km2), Giao Thủy (794ngƣời/km2) (Bảng 1). Việc tập trung quá đông dân cƣ đã gây sức ép lớn cho phát triển KT - XH, là tiền đề tạo ra nhiều hoạt động phi nông nghiệp để đảm bảo thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Bảng 3.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính (Năm 2011)
Đơn vị hành chính Diện tích
(km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2
)
Tổng số 1.652.17 1.833.500 1.110
TP. Nam Định 46.23 245.667 5.314
50 H. Vụ Bản 148.00 129.863 877 H. Ý Yên 241.21 227.541 943 H. Nghĩa Hƣng 254.43 178.868 703 H. Nam Trực 161.70 192.694 1.192 H. Trực Ninh 143.54 176.877 1.232 H. Xuân Trƣờng 114.97 166.058 1.444 H. Giao Thuỷ 238.24 189.195 794 H. Hải Hậu 230.20 257.387 1.118
Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Nam Định
Cơ cấu dân số Nam Định thuộc loại trẻ: nhóm 0 - 14 tuổi chiếm 22.88%, nhóm 15 - 59 tuổi chiếm khoảng 64.16%. Dân số nữ chiếm 51.06% tổng dân số toàn tỉnh, cao hơn so với tỷ lệ tƣơng ứng của cả nƣớc (50.05%). Số ngƣời sống ở vùng nông thôn chiếm 82.02% dân số. Nhƣ vậy, tỉ lệ đô thị hoá của Nam Định thấp hơn so với nhiều tỉnh trong vùng và cả nƣớc. Tuy nhiên, Thành phố Nam Định lại là một đô thị cổ với lịch sử gần 400 năm. Đây là nơi thu hút nhiều nghệ nhân và thợ thủ công ở các địa phƣơng khác về lập nghiệp. Vì thế, ngay từ thời xa xƣa, các phố nghề ở Nam Định đã phát triển mạnh chẳng thua kém gì Thăng Long: Hàng Cấp (phố dệt vải tơ), Hàng Tiện, Hàng Khay (phố nghề mộc), Hàng Mành, Hàng Nón, Vải màn, Hàng Thiếc, Hàng Đàn, Hàng Giầy… Hiện nay, các cơ sở sản xuất ở các phố này không còn nhƣng đây lại là những phố buôn bán sầm uất, là cầu nối giữa sản xuất ở các làng nghề với ngƣời tiêu dùng trong cả nƣớc.
- Lao động
Là một tỉnh đông dân, dân số trẻ nên lực lƣợng lao động ở Nam Định rất dồi dào và đƣợc bổ sung liên tục. Với tốc độ tăng lao động trung bình khoảng hơn 1%/năm (giai đoạn 2005 - 2011), Nam Định đã có khoảng 1.176.457 ngƣời trong độ tuổi lao động (năm 2011), chiếm 64.4% dân số.
51
Trong số này có 1.046.816 ngƣời lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của toàn tỉnh (chiếm 90% số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh), trong đó có 98.42% (khoảng 1.030.323 ngƣời) đang làm việc trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau của địa phƣơng. Nguồn lao động của tỉnh chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 64.76% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh năm 2011). Đây là động lực lớn cho sự phát triển của các ngành sản xuất nói chung và sự phát triển của các làng nghề nói riêng, nhƣng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức về vấn đề giải quyết việc làm.
Một lợi thế phải kể đến trong quá trình phát triển các làng nghề ở Nam Định là trình độ tay nghề của ngƣời lao động. Với truyền thống hiếu học của mảnh đất ngàn năm văn hiến, lực lƣợng lao động ở Nam Định có trình độ kĩ thuật khá cao. Theo nhóm tuổi, tỷ lệ số ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở nhóm 15-29 tuổi chiếm 35.5%, từ 30 - 39 tuổi chiếm 20.5%, từ 40 - 59 tuổi chiếm 43.9%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2011 đạt 45%. Trong đó 2.1% lao động có tay nghề cao tập trung ở các làng nghề, lực lƣợng các nghệ nhân trong các làng nghề ngày càng đƣợc trẻ hóa. Lực lƣợng lao động trẻ chiếm tỉ trọng cao, có sức khoẻ và khả năng tiếp thu khoa học, kĩ thuật tạo lợi thế rất lớn cho phát triển KT - XH của tỉnh và của làng nghề trong tỉnh.
3.1.2.2. Thị trường tiêu thụ
Thị trƣờng tiêu thụ đã và đang là vấn đề số một của mọi doanh nghiệp