Kinh nghiệp quốc tế

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 41)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.4.1. Kinh nghiệp quốc tế

* Kinh nghiệm của Singapore

Vào những năm đầu thập niên 50 thế kỷ XX, Singapore – một đảo quốc tách ra từ Malaysia – là một nƣớc nghèo về kinh tế, lạc hậu về công nghệ kỹ thuật. Thế nhƣng, đến cuối thập niên 80, đảo quốc nhỏ bé này đã trở thành thị trƣờng tài chính tiền tệ lớn thứ 4 trên thế giới, là trung tâm buôn bán dầu lửa hàng đầu châu Á, là nơi thu hút đƣợc nhiều kỹ thuật công nghệ cao của thế giới, tốc độ phát triển kinh tế của Singapore đạt ở mức cao trên thế giới…

- Điểm đầu tiên cần nhắc đến trong việc xây dựng môi trƣờng đầu tƣ của Singapore là bộ máy quản lý hoàn hảo của chính phủ Singapore. Năm 2003, Singapore đƣợc bầu là nƣớc có bộ máy công quyền phi tham nhũng và tạo thuận lợi cho kinh doanh thứ 2 trong sách “Cạnh tranh thế giới” và đƣợc

30

Tổ chức môi trƣờng đầu tƣ toàn cầu bầu là nƣớc có lợi nhuận cao thứ hai cho các nhà đầu tƣ. Bộ máy quản lý trong sạch giúp các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cảm thấy thoải mái và an tâm khi đến đất nƣớc này. Các tập đoàn nƣớc ngoài đến tìm hiểu kinh doanh tại Singapore khó có cơ hội gặp gỡ trực tiếp các quan chức cao cấp trong bộ máy công quyền của Singapore.

- Sự nhạy bén trong hệ thống quản lý cũng nhƣ trong các nhà lãnh đạo của Singapore. Các nhà lãnh đạo của Singapore nhận thấy đƣợc rất sớm xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế. Là một nƣớc nhỏ bé không có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã áp dụng chiến lƣợc tranh thủ vốn và kỹ thuật nƣớc ngoài nhƣng không phụ thuộc vào nƣớc ngoài nặng nề. Để thực hiện chiến lƣợc đó, tất yếu Singapore phải dựa vào vị trí địa lý thuận lợi của mình là cầu nối và là điểm trung chuyển hàng hóa, kỹ thuật, tài chính giữa các nƣớc trong khu vực Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng. Cải cách thị trƣờng tài chính và hoàn thiện hệ thống ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo dựng một hệ thống các yếu tố cấu thành môi trƣờng đầu tƣ hoàn chỉnh của Singapore. Singapore lập ra các đặc khu kinh tế phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hoạt động kinh tế của các nhà đầu tƣ và thƣơng nhân trong đặc khu kinh tế đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi về tài chính, tín dụng, tiền tệ và đƣợc hƣởng chế độ thuế quan tự do…

* Kinh nghiệm Trung Quốc

Về chính sách chung, Trung Quốc huy động vốn FDI thông qua các hình thức nhƣ hợp đồng sản xuất, liên doanh, 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu vực đặc biệt.

Chính sách cơ bản để thu hút FDI của Trung Quốc là chính sách thuế. Trung Quốc ban hành nhiều loại thuế riêng cho các hình thức đầu tƣ: hợp tác, liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài và cho 14 thành phố ven biển. Liên doanh đóng thuế lợi tức 30% và 10% thêm cho địa phƣơng.

31

Về thuế xuất nhập khẩu, Trung Quốc thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhƣ: Máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật liệu đƣợc đƣa vào góp vốn liên doanh hoặc các máy móc, thiết bị, vật liệu cho các bên nƣớc ngoài đƣa vào khai thác dầu khí; đƣa vào phát triển năng lƣợng, đƣờng sắt, đƣờng bộ; đƣa vào các khu chế xuất và 14 thành phố ven biển, các vật liệu, bộ phận rời nhập để sản xuất hàng xuất khẩu.

Về thủ tục hành chính, Trung Quốc phân cấp mạnh cho các địa phƣơng về thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tƣ. Sau khi có giấy phép đầu tƣ, các thủ tục liên quan đƣợc triển khai mau lẹ. Các vấn đề giải phóng mặt bằng, điện, nƣớc, giao thông, môi trƣờng đƣợc giải quyết dứt điểm. Thực hiện chính sách “Một cửa” để tạo điều kiện thu hút FDI thuận lợi...

* Kinh nghiệm Malaysia

Trong chiến lƣợc thu hút FDI Malaysia rất coi trọng vai trò của các công ty xuyên quốc gia, gắn lợi ích của các công ty này với lợi ích của Malaysia. Hiện nay có khoảng 1000 công ty xuyên quốc gia của trên 50 nƣớc đang hoạt động ở Malaysia. Bên cạnh đó, chính phủ còn thực hiện chế độ ƣu đãi cho một số ngành có quy mô nhỏ, tự cấp cho đồn điền, ƣu đãi cho các công ty áp dụng cơ cấu sở hữu của tƣ bản cổ phần hoặc áp dụng công nghệ kỹ thuật cao.

Gần đây nhằm thu hút FDI Malaysia đã chủ trƣơng miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị cho các khu chế xuất và các dự án hƣớng vào xuất khẩu. Đối với các dự án khác có thể đƣợc áp dụng nếu sản phẩm chƣa sản xuất đƣợc ở trong nƣớc.

Malaysia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động. Gần đây nƣớc này còn quy định, các nhà chuyên môn, chuyên gia quản lý và kỹ thuật đã đóng thuế thu nhập thì không phải trả thuế sử dụng nhân công nƣớc ngoài.

32

Mọi thủ tục tạo nên sự phiền hà về đầu tƣ nƣớc ngoài dần dần đƣợc bãi bỏ và thay thế vào đó là cơ chế, thủ tục nhanh, gọn, thông thoáng và hiệu quả. Nhờ vậy dòng FDI vào Malaysia ngày càng tăng lên trong những năm gần đây và một vài năm tới.

* Kinh nghiệm Thái Lan

Chính phủ Thái Lan khuyến khích các nhà đầu tƣ hợp tác với các cơ quan nhà nƣớc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, các dự án sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu sản phẩm, sử dụng nguyên liệu thô của Thái Lan, thay thế hàng nhập khẩuđƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên.

Tỷ lệ góp vốn liên doanh không thành điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, các dự án cho phép Thái Lan góp vốn trên 50% thì đƣợc uỷ ban đầu tƣ cấp chứng chỉ bảo lãnh.

Về thuế lợi tức, đánh thuế 30% vào các công ty và đối tác có đăng ký tại thị trƣờng chứng khoán của Thái Lan và đánh thuế 35% vào các công ty và các đối tác khác. Tuỳ từng dự án mà có thể đƣợc miễn giảm thuế lợi tức 3 - 8 năm kể từ khi có lãi.

Về thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp đƣợc miễn giảm 50% thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu vào mà Thái Lan chƣa sản xuất đƣợc. Đƣợc miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liêu, linh kiện đƣa vào để sản xuất và lắp ráp hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp đƣợc xét giảm đến 90% thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu vào nếu các thứ này ở Thái Lan chƣa sản xuất đƣợc.

* Kinh nghiệm Indonesia

Từ năm 1967 - 1996, Indonesia đã thu hút đƣợc 173,6 tỷ USD vốn FDI. Sở dĩ Indonesia đạt đƣợc kết quả đó là do đã thực hiện các biện pháp sau:

33

+ Cải tiến thủ tục tiếp nhận đầu tƣ, bỏ thủ tục về nghiên cứu, khảo sát, bỏ qua việc giải trình về chủng loại và giá trị máy móc nhập khẩu và nhiều loại giấy phép khác.

+ Áp dụng chính sách thuế khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài quy định mức thuế tối đa là 35% để tăng lợi nhuận và trừ thuế vào ngày nghỉ cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

+ Khuyến khích thành lập các ngân hàng nƣớc ngoài, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án FDI.

+ Điểm đáng chú ý là ở Indonesia, FDI đƣợc thực hiện dƣới hình thức liên doanh là duy nhất và các xí nghiệp liên doanh đƣợc đối xử nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc. Tỷ lệ vốn pháp định của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong doanh nghiệp liên doanh là 95,5%, và vốn của Indonesia tăng dần lên 20%, sau 15 năm hoạt động Indonesia phải sở hữu ít nhất 51% vốn pháp định. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể tái đầu tƣ, chuyển lợi nhuận dễ dàng và hoạt động của các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 30 năm.

1.2.4.2. Kinh nghiệm trong nước * Kinh nghiệm của Bình Dương

Bình Dƣơng một tỉnh rất ít lợi thế tự nhiên để phát triển so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nƣớc (không biển, chẳng sân bay, cửa khẩu và không phải làcửa ngõ quan trọng đi đâu…). Để phát triển, chính quyền tỉnh Bình Dƣơng đã địnhvị rõ vai trò của các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp là đối tác của mình.

+ Sự uyển chuyển, linh động trong công tác lãnh đạo của chính quyền địa phƣơng: Chủ trƣơng nhất quán và xuyên suốt của Bình Dƣơng trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút đầu tƣ vào tỉnh là nhân tố quyết định… UBND tỉnh thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tƣ để xúc tiến, mời gọi đầu tƣ và nhất quán là luôn quan tâm theo dõi giải quyết những

34

khó khăn, vƣớng mắc của nhà đầu tƣ. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, UBND tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tƣ. Đối với những vấn đề vƣợt thẩm quyền thì UBND tỉnh cùng các nhà đầu tƣ kiến nghị với các cơ quan Trung ƣơng kịp thời giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc của nhà đầu tƣ trong quá trình triển khai dự án. Đây là nhân tố quan trọng đóng góp sự thành công trong thu hút đầu tƣ thời gian qua của Bình Dƣơng.

+ Cơ sở hạ tầng đƣợc triển khai triệt để sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tƣ, cộng với những lợi thế về vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, đất đai có nền móng cứng, ít chịu ảnh hƣởng của bão, lụt,…

+ Cải tiến thủ tục hành chính: UBND tỉnh Bình Dƣơng đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tƣ dự án đầu tƣ trong và ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án”. Theo đó cơ chế một cửa thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự án đầu tƣ nhanh gọn; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ đƣợc thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tƣ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ trong quá trình xúc tiến, thẩm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp phép thuận lợi và nhanh chóng. Công tác thẩm định dự án đƣợc thực hiện dƣới sự tham mƣu của Hội đồng tƣ vấn đầu tƣ là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh, khó khăn vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ khi đến đầu tƣ tại Bình Dƣơng. (Điều này được tỉnh

thực hiện trước khi chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ đề ra (Lai Xuân Đạt, 2005). Theo xếp hạng hàng năm về thu hút đầu tƣ, Bình

Dƣơng nằm trong 5 tỉnh đứng đầu từ năm 2000 đến nay (PCI 2005&2006 đều đứng đầu).

35

Phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, tận dụng mối quan hệ bạn hàng để các doanh nghiệp đến trƣớc chủ động mời gọi các bạn hàng cùng đến đầu tƣ tại Bình Dƣơng là một trong những thành tựu thu hút đầu tƣ của tỉnh.

+ Ngoài ra, việc tận dụng tốt các nguồn tài chính: Ngoài ngân sách của tỉnh và Trung ƣơng, tỉnh đã mạnh dạn cho phép các nhà đầu tƣ trong nƣớc thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia đầu tƣ kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, tạo tiền đề mạnh mẽ thu hút vốn đầu tƣ vào tỉnh trong thời gian qua. Bình Dƣơng là một trong những tỉnh thực hiện đúng, triển khai tốt các chính sách thu hút đầu tƣ của nƣớc ngoài.

* Kinh nghiệm Tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu của 5 năm tới (2006-2010) của tỉnh Đồng Nai là tiếp tục phát triển các KCN nằm trong quy hoạch và lấp đầy diện tích đất cho thuê. Theo đó, đến năm 2010, Đồng Nai quy hoạch xây dựng tổng cộng 34 KCN với tổng diện tích 11.726 ha (cho đến cuối tháng 3/2006 chính thức có 19 KCN đƣợc thành lập). Các KCN sẽ đƣợc phân bố rải đều từ thành phố Biên Hòa tới thị xã và các huyện, trong đó có ƣu tiên cho các huyện mới thành lập và huyện miền núi nhƣ: Tân Phú, Định Quán. Để có thể thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, các công ty kinh doanh hạ tầng công nghiệp ở Đồng Nai đã có nhiều hình thức đầu tƣ đa dạng nhƣ 100% vốn của doanh nghiệp nhà nƣớc (Biên Hòa 2, Nhơn Trạch 1, 2, 3, Tam Phƣớc, Gò Dầu); vốn liên doanh giữa Việt Nam và nƣớc ngoài (Amata và Loteco); vốn của nhà đầu tƣ trong nƣớc (Song Mây). Chi phí đầu tƣ cho hạ tầng khu công nghiệp nhờ vậy đƣợc chia sẻ và hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng ở các KCN do các công ty liên doanh đầu tƣ. Kết quả là cho đến nay, 19 khu công nghiệp ở Đồng Nai đã cho thuê đƣợc 1.851 ha đất, đạt gần 56% tổng diện tích đất dùng cho thuê; thu hút đƣợc 629 dự án của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ

36

đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn đăng ký 6.664 triệu USD. (Lê Xuân Bình, 2005)

Đạt đƣợc thành quả nhƣ trên là nhờ UBND tỉnh Đồng Nai đã:

+ Nâng cao chất lƣợng quy hoạch đầu tƣ: Định hƣớng và thu hút vốn đầu tƣ phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, tránh đầu tƣ tràn lan, đầu tƣ theo phong trào làm lãng phí nguồn lực, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tƣ.

+ Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nƣớc trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Cho phép vay ƣu đãi hoặc đƣợc phát hành trái phiếu công trình để đầu tƣ vào các công trình trọng điểm. Ngoài ra còn khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ vốn vào phát triển hạ tầng KCN. Áp dụng quy chế ƣu đãi cụ thể đối với các hình thức đầu tƣ BOT, BTO, BT vào các dự án, địa bàn trọng điểm.

+ Mở rộng tự do hóa đầu tƣ và tăng cƣờng xúc tiến vận động đầu tƣ: Cho phép các nhà đầu tƣ đƣợc tự do lựa chọn hình thức đầu tƣ, đối tác đầu tƣ, ngành nghề và địa điểm đầu tƣ. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nƣớc hợp tác đầu tƣ với nƣớc ngoài thành lập công ty cổ phần trong nƣớc có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Đây là loại hình công ty có lợi thế về huy động vốn và mức độ rủi ro thấp so với công ty trách nhiệm hữu hạn: Xuân Lộc, Thống Nhất, Cẩm Mỹ.

* Kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh

Trƣớc đây, TPHCM luôn là điểm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhƣng thời gian qua, các nhà đầu tƣ lại chuyển vốn các địa bàn lân cận nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng. Theo lãnh đạo UBND Thành phố, trong thời gian tới thành phố sẽ thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI. Cụ thể,

37

về thủ tục hành chính đã hình thành cửa làm thủ tục xuất nhập cảnh dành riêng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại sân bay Tân Sơn Nhất. Để đi qua cửa ƣu tiên, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ cần xuất trình Thẻ chứng nhận nhà đầu tƣ nƣớc ngoài do Sở Kế hoạch và đầu tƣ cấp.

Theo kiến nghị của Trung tâm Thƣơng mại và xúc tiến đầu tƣ TPHCM (ITPC), các đoàn doanh nhân nƣớc ngoài mới đến thành phố tìm hiểu cơ hội đầu tƣ có thể liên hệ trực tiếp với các cơ quan xúc tiến của thành phố nhƣ ITPC, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hoặc liên hệ qua hộp thƣ điện tử để đƣợc hỗ trợ sắp xếp các buổi làm việc và đƣợc đón tiếp tại cửa ƣu tiên.

Trƣờng hợp nhà đầu tƣ đang làm hồ sơ dự án, phải đi lại nhiều lần sẽ đƣợc thành phố cấp thẻ ƣu tiên có giá trị từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra, khi nhà

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)