Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 109)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.2.2Nguyên nhân

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

- Từ năm 2006 đến nay, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và tình hình kinh tế - xã hội của Nam Định không nằm ngoài tầm ảnh hƣởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là năm 2008. Gía cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đã ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà đầu tƣ có thái độ dè dặt trong việc sử dụng đồng vốn của mình, nhiều doanh nghiệp do không chủ động trong việc đối phó với những thay đổi bất thƣờng của nền kinh tế thế giới nên dẫn đến hoạt động khó khăn, rồi dẫn đến phá sản. Điều này không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp làm ăn nhỏ mà ngay cả đối với các ông chủ doanh nghiệp hàng đầu thê giới. Làn song đầu tƣ

98

từ đó mà chậm lại, vốn đầu tƣ đổ vào những nơi thực sự có khả năng sinh lợi cao.

- Từ khi tái lập tỉnh, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đầu tƣ, nhƣng lĩnh vực này phát triển không kịp mức tăng trƣởng cao của nền kinh tế thế giới, hơn nữa cơ sở hạ tầng của Nam Định vẫn còn yếu kém so với các tỉnh lân cận và so với một số vùng trong cả nƣớc nhƣ Hà Nội, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Bình Dƣơng, Đồng Nai…

- Nam Định có nguồn lao động trẻ dồi dào, nhƣng tiềm năng này chƣa đƣợc phát huy đầy đủ do công tác đào tạo chƣa đƣợc đáp ứng, đội ngũ trí thức thực sự có tay nghề và chuyên môn lại tập trung làm ở các thành phố lớn, đó là do công tác thu hút nhân tài chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Dẫn đến khi mà có sự tăng trƣởng nhanh của dòng vốn FDI vào tỉnh thì tình trạng thiếu hụt lao động tay nghề thƣờng xuyên xảy ra.

- Việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tƣ giữa các tỉnh diễn ra thực sự gay gắt và quyết liệt.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan

- Môi trƣờng đầu tƣ của Nam Định chƣa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ, tuy đã đƣợc cải thiên đáng kể nhƣng so với các tỉnh khác thì tiến độ bứt khá còn chậm.

- Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúc còn chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tƣ mới, các địa phƣơng còn chƣa phát huy tính chủ động của mình.

- Công tác xúc tiến đầu tƣ chƣa đa dạng về hình thức nên không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, môt phần là do chƣa có nguồn kinh phí thƣờng xuyên dành cho công tác này, vì thế mà việc quảng bá hình ảnh của tỉnh nói chung chƣa mạnh mẽ.

99

- Cơ chế “Một cửa, tại chỗ” đã đƣợc thực hiện trong quản lý đầu tƣ nhƣng thực tế triẻn khai còn nhiều vƣớng mắc phức tạp, nhiều khâu còn chồng chéo, chƣa thực sự hiệu quả.

- Năng lực trình độ, khả năng tham mƣu, đề xuất cụ thể hoá chủ trƣơng chính sách của một số cán bộ còn hạn chế. Tính bảo thủ, quan liêu ở một số cán bộ công chức còn chậm đƣợc khắc phục.

Nhận thức của một số ngành, cấp, một số cán bộ về công tác quy hoạch còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới. Việc triển khai một số chƣơng trình, kế hoạch dự án còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm chƣa đƣợc coi trọng.

Trong xu thế cạnh tranh để thu thu hút đầu tƣ giữa các vùng nhƣ hiện nay thì việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cần phải đƣợc đặt lên hàng đầu trong đó phải có những biện pháp thực sự cụ thể và hữu hiệu. Hoạt động này đòi hỏi sự tham gia vào cuộc của tất cả các cấp các ngành từ tỉnh tới các địa phƣơng, hơn thế nữa là sự tham mƣu của các bộ ngành để quá trình hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ nói chung và hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng không những đối với Việt Nam mà tại Nam Định đạt kết quả cao nhất.

100

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC

NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 109)