Tài nguyên, khoáng sản

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 58)

4. Kết cấu của luận văn

3.1.1.3. Tài nguyên, khoáng sản

- Khoáng sản của Nam Định không nhiều, có trữ lƣợng thấp, chủng loại

nghèo. Đáng kể và có giá trị hơn cả đối với sự phát triển của các làng nghề là các khoáng sản phi kim loại nhƣ cát, đất sét. Cát xây dựng tập trung ở các bãi bồi ven sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ) do quá trình bồi lắng tự nhiên và dọc chiều dài 25 km bờ biển. Riêng ở khu vực thị trấn Quất Lâm (Giao Thuỷ) các bãi cát dày 2,5 - 3m, rộng 20 - 30 m có thể khai thác đƣợc 500.000m3/năm. Các nguyên liệu sét bao gồm: Đất sét để sản xuất gạch ngói nung có tổng trữ lƣợng 25 - 30 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 300.000 m3/năm. Hiện tại tỉnh có năm mỏ đất sét quy mô nhỏ nằm rải rác ở các bãi ven sông và đang đƣợc khai thác nhƣ Đồng Côi (Nam Giang - Nam Trực), trữ lƣợng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Châu - Xuân Trƣờng) trữ lƣợng 5 - 10 triệu tấn; Hiển Khánh (Vụ Bản); Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hƣng); thị trấn Cồn (Hải Hậu) và một mỏ chƣa khai thác ở thị trấn Ngô Đồng (Giao Thủy). Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗ của các làng nghề sản xuất VLXD. Đất sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phƣơng Nhi (Yên Minh - Ý Yên) và núi Gôi (Vụ Bản) đã đƣợc khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài. Sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực) phân bổ trong bể trầm tích hệ tầng Thái Bình với diện tích 1000m2, dày 0,2–0,3m, màu vàng nghệ, vàng chanh. Các mỏ sét mới đƣợc nghiên cứu sơ bộ, chƣa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lƣợng, chất lƣợng.

- Tài nguyên biển: Nam Định có đƣờng bờ biển kéo dài 72 km, có bốn cửa sông lớn (cửa Ba Lạt, cửa Sò, cửa Lạch Giang và cửa sông Đáy) với diện tích biển mà tỉnh đƣợc giao quản lý rộng đến 8.000 km2, nghĩa là gần gấp năm lần diện tích nội địa và tầm xa đến 90 hải lý.

Theo điều tra khảo sát của Bộ Thủy sản, biển Nam Định giáp giữa hai bãi cá và tôm lớn của vịnh Bắc Bộ, trữ lƣợng cá lên đến 157.500 tấn, chiếm

47

khoảng 20% trữ lƣợng cá của vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra còn có nhiều nguồn lợi to lớn khác nhƣ tôm, nhuyễn thể, giáp xác,… Lòng biển của Nam Định nói riêng và vùng vịnh Bắc Bộ nói chung có giá trị kinh tế rất lớn. Về địa lý, Nam Định có ba vùng nƣớc: vùng biển (nƣớc mặn), vùng ngập mặn và vùng nƣớc ngọt. Tƣơng ứng với mỗi vùng lại có các tài nguyên khác nhau nhƣ: rừng phi lao; rừng ngập mặn; cói; đất làm muối; vùng khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản,… Với nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng đã tạo cho Nam Định phát triển hàng loạt các làng nghề ven biển nhƣ: làng nghề đóng tàu biển, làng nghề làm muối, làng nghề làm nƣớc mắm, làng nghề dệt cói,… Ngoài ra, còn tạo nên lợi thế rất lớn để phát triển các tuyến du lịch biển kết hợp với thăm quan khám phá các làng nghề.

- Tài nguyên đất: Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất phù

sa màu mỡ, Nam Định đƣợc xác định là tỉnh trọng điểm về sản xuất lƣơng thực ở miền Bắc. Vì thế các ngành chế biến LTTP có thêm nhiều điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm và phát triển mạnh. Ngay từ thời Pháp thuộc, bên cạnh những cơ sở phục vụ bộ máy cai trị, có rất nhiều làng nghề chế biến LTTP ra đời. Hiện nay, đất không chỉ đóng vai trò làm mặt bằng cơ sở sản xuất mà còn rất quan trọng trong việc tạo nên nguồn nguyên liệu phong phú thúc đẩy các làng nghề ngày càng phát triển.

Diện tích đất tự nhiên tính đến năm 2011 của Nam Định là 165.217 ha, bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi. Trong đó đáng chú ý nhất là loại đất cát ven sông đã tạo ra những cánh đồng dâu bạt ngàn làm nên làng nghề trồng dâu, nuôi tăm, dệt sợi nhuộm nổi tiếng từ thời phong kiến và phát triển cực điểm vào thời Pháp thuộc, thời kinh tế bao cấp với hệ thống các nhà máy dệt sợi, nhuộm, may lớn nhất Miền Bắc. Lợi thế về nghề dệt may đƣợc phát huy tối đa tạo nên nét đặc trƣng của thành phố Nam Định - thành phố dệt và

48

đƣa tỉnh Nam Định trở thành một trong ba cực phát triển (Hà Nội - Nam Định - Hải Phòng) của Miền Bắc trong nhiều thập kỷ.

Cơ cấu sử dụng nguồn tài nguyên đất của tỉnh theo thống kê năm 2011 gồm: đất nông nghiệp 113.517 ha (chiếm 68,74% diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 93.426 ha, đất lâm nghiệp có rừng 4.250 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 14.609 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 47.971 ha (29,04%) và đất chƣa sử dụng chiếm 2,22% với 3.674 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời của tỉnh Nam Định rất thấp (509,6 m2/ngƣời). Tuy nhiên, đất lại khá màu mỡ, có khả năng thâm canh cao, nhất là trồng lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, tạo nên nguồn nguyên liệu tƣơng đối dồi dào cho phát triển các làng nghề chế biến LTTP. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hƣng đất đang đƣợc bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển đƣợc 80 - 120 m và có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000 ha sau 5 năm.

- Tài nguyên rừng: Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất phù sa màu mỡ, Nam Định đƣợc xác định là tỉnh trọng điểm về sản xuất lƣơng thực ở miền Bắc. Vì thế các ngành chế biến LTTP có thêm nhiều điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm và phát triển mạnh.

Về hệ sinh thái của Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới với hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm 40% loài thực vật, động vật của cả nƣớc. Nam Định có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Xuân Thủy (Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy), vùng biển ven bờ có nhiều bãi cá lớn với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm rảo, tôm vàng, cua...

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)