Thành tựu

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 102)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Thành tựu

Những năm gần đây, hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Nam Định đã có bƣớc phát triển nhanh. Nam Định đã và đang thực sự là địa điểm hấp dẫn cho các doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ.

* Những thành tựu mang lại cho thu hút FDI do cải thiện môi trường đầu tư:

- Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có sự thay đổi rõ rệt

Không thể phủ nhận rằng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đang có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia nói chung và kinh tế của tỉnh thuộc quốc gia nói riêng, chính vì vậy mà nhiều năm qua, tỉnh Nam Định có

91

nhiều chính sách cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để kêu gọi các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào sản xuất kinh tế Nam Định.

Việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đã giúp cho vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của tỉnh có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.10: Tỷ lệ góp vốn của khu vực FDI vào nguồn vốn phát triển của tỉnh. Thời gian Tổng vốn đăng ký (USD) Tổng vốn điều lệ 2005 4.000.000 4.000.000 2006 23.191.500 9.290.616 2007 46.102.119 19.284.801 2008 19.625.000 8.075.000 2009 0 0 2010 19.090.000 17.090.000 2011 26.810.000 6.840.572 2012 64.240.000 -- 2013 12.640.000 5.300.000

Nguồn( Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định)

Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do tỉnh nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ nhƣ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện nƣớc, viễn thông, thực hiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ.

- Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh Nam Định

Trƣớc năm 2005 Nam Định vẫn là 1 tỉnh thuần nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết, công nghiệp nhỏ bé lạc hậu, cần 1 lƣợng vốn rất lớn, khả năng tích lũy đầu tƣ đổi mới công nghệ khó khăn. Nhƣng sau năm 2005 đặc biệt là từ năm 2011 đến nay Nam Định đã dần cân đối đƣợc chỉ tiêu: thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 1.700 tỷ Đồng (kế hoạch 1.330 tỷ Đồng) cao nhất từ

92

trƣớc đến nay. Dự kiến năm 2012 thu ngân sách trên 1.900 tỷ Đồng (trong đó khu nội địa 1.270 tỷ Đồng).

Bảng 3.11:Thu ngân sách từ doanh nghiệp của Nam Định (đơn vị :tỷ Đồng) Tổng ngân sách 2000 2010 2011 337.9 1.100 1.700 Tỷ lệ 100 100 100 Khu vực FDI 83.7 573 800 Tỷ lệ % 24.8 52 52.9 Khu vực DDI 254.2 527 800 75.2 48 47.1

Nguồn (sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định) Năm 2000 nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nam Định từ các doanh nghiệp chiếm 64.4% (trong đó doanh nghiệp nhà nƣớc đóng góp 60.6% doanh nghiệp FDI góp 24.8% sau năm 2005 đặc biệt từ năm 2010 và 2011 trở lại đây số thuế các doanh nghiệp FDI tăng cao và liên tục cao hơn các doanh nghiệp nhà nƣớc. Năm 2010 khu vực nhà nƣớc đóng góp 527 tỷ Đồng (chiếm 48%) trong khi đó khu vực FDI nộp 573 tỷ Đồng chiếm 52%. Năm 2011 các doanh nghiệp FDI vẫn tăng cao chiếm 52.9% số thuế đóng vào các ngân sách. Góp phần nâng cao các vấn đề văn hóa, giáo dục, xã hội của tỉnh.

+ Vấn đề việc làm

Nam Định là địa phƣơng có kết cấu dân số trẻ, lực lƣợng lao động đông đảo nhƣng trình độ không cao (chủ yếu là lao động phổ thông) làm sao để thu hút ngƣời có trình độ và giải quyết việc làm cho số đông này là vấn đề xã hội nổi bật của địa phƣơng. Một trong những biện pháp rất hữu hiệu là cải thiện môi trƣờng đầu tƣ về lao động thu hút FDI.

93

Bảng 3.12: Thống kê lực lƣợng lao động trực tiếp của khu vực FDI Nam Định (đơn vị: ngƣời) Nội dung 2000 Tỷ lệ (%) 2011 Tỷ lệ (%) Tổng lao động của tỉnh 983.800 100 10.700.000 100 Khu vực FDI 53.000 5.4 3.000.000 28 Nông - lâm nghiệp 19.300 36.4 50.000 1.7

Công nghiệp 26.500 50.0 2.902.720 96.7

Dịch vụ 7.200 13.6 47.280 1.6

Nguồn (Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định)

Trƣớc năm 2000 lực lƣợng lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài rất ít chỉ có 53.000 ngƣời chiếm 5.4%, đến năm 2005 trở đi đặc biệt là năm 2011 tỷ lệ lao động trong khu vực FDI tăng khá nhanh. Năm 2011 đã có 3.000.000 lao động trong khu vực FDI và chiếm 28% tổng số lao động cả tỉnh. Thông qua quá trình tạo việc làm trong các doanh nghiệp FDI đời sống của con ngƣời dân Nam Định đã dần đƣợc nâng cao phản ánh mức lƣơng trung bình mà công nhân nhận đƣợc hàng tháng cao hơn so với khu vực doanh nghiệp trong nƣớc và ngƣời làm nông nghiệp. Ví dụ năm 2004 theo thống kê mức lƣơng trung bình của một lao động trong FDI đạt 1.753.000 Đồng/tháng (trong khi đó lao động DDI là 963.000 Đồng/tháng) lao động nông nghiệp 200.000 Đồng/tháng. Ngoài ra còn phải kể đến sự phát đạt nhanh chóng của tầng lớp tƣ thƣơng địa phƣơng nhờ kinh doanh các mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp FDI: quần áo, thức ăn gia súc, xe máy…

Việc nâng cao chất lƣợng lao động, lực lƣợng lao động chính là một thành tựu to lớn của công cuộc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.

94

Từ trƣớc đến nay Nam Định luôn là một miền đất học, luôn đứng top đầu tiên cả nƣớc về chất lƣợng giáo dục. Có đƣợc thành tựu ấy là nhờ sự nỗ lực không ngừng của toàn dân, sự quan tâm xây dựng phát triển giáo dục của tỉnh. Hàng năm địa phƣơng đều có các kỳ tổng kết khen thƣởng cho học sinh giỏi và học sinh nghèo vƣợt khó, lập các quỹ khuyến học từ xã lên tỉnh.

Bên cạnh sự quan tâm tới giáo dục phổ thông là công tác dạy nghề, nâng cao chất lƣợng lao động tại địa phƣơng của doanh nghiệp FDI có khoảng 71 (năm 2010) cơ sở đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu nhân công trong quá trình công nghiệp hóa. Tỉnh đã đề ra những phƣơng án kết hợp với các doanh nghiệp chủ động liên kết đào tạo với các cơ sở trên những nội dung: công nghệ thông tin, cơ khí, sửa chữa, điện tử điện lạnh… Qua đó các doanh nghiệp cung cấp vật tƣ, kỹ thuật máy móc cho các cơ sở đào tạo, còn cơ sở đào tạo đáp ứng nguồn lao động theo yêu cầu của nhà sản xuất về chất và lƣợng. Đó là những hoạt động rất thiết thực của cải thiện môi trƣờng đầu tƣ góp phần vào sự phát triển chung của địa phƣơng.

+ Nâng cao các vấn đề xã hội khác

Từ năm 1997 – 2003 doanh nghiệp FDI đã góp 36.560 USD cho công tác xã hội Nam Định. Hiện nay nhờ có những chính sách thu hút vốn đầu tƣ chủ động sáng tạo của các cấp lãnh đạo mà thành phần kinh tế FDI nhanh chóng phát triển ở Nam Định. Từ năm 2000 đến nay khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển. Đồng thời doanh nghiệp FDI không quên thực hiện trách nhiệm công dân qua những hoạt động hỗ trợ: hỗ trợ giáo dục, giải quyết việc làm, ủng hộ ngƣời nghèo và công tác đền ơn đấp nghĩa. Đó là những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của Nam Định.

95

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định (Trang 102)