Thủ tục giải quyết đình công

Một phần của tài liệu Đình công và giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng tại thành phố Đà Nẵng (Trang 71)

6. Bố cục của luận văn

2.2.4.Thủ tục giải quyết đình công

BLLĐ năm 2012 tại các Điều 229, 231, 232, 233, 234 quy định về thủ tục giải quyết đình công như sau:

Về thành phần tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình

công: gồm H ội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do thẩm phán

được phân công chủ trì làm ch ủ tọa, thư ký tòa án ghi biên bản phiên ho ̣p và đa ̣i diê ̣n của tâ ̣p thể lao đô ̣ng , NSDLĐ. Ngoài ra, đại diện của các cơ quan, tổ

chức có thể tham gia phiên ho ̣p theo yêu cầu tòa án.

Về trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công: được tiến hành theo các bước cụ thể:

- Chủ tọa phiên họp công bố quyết đi ̣nh mở phiên ho ̣p xét t ính hợp

pháp của cuộc đình công và tóm tắt nô ̣i dung đơn yêu cầu.

- Đại diện củ a tâ ̣p thể lao đô ̣ng và của NSDLĐ trình bày ý kiến của mình.

- Đại diện các cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến nếu được chủ tọa yêu cầu.

- Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.

Về quyết đi ̣nh của Tòa án về tính h ợp pháp của cuộc đình công: Thứ nhất, nô ̣i dung của Quyết đi ̣nh này phải nêu rõ lý do và căn cứ để kết luâ ̣n cuô ̣c đình công là h ợp pháp hay bất hợp pháp. Thứ hai, Quyết đi ̣nh này phải

được công bố công khai ta ̣i tòa và được gửi ngay cho BCHCĐ và NSDLĐ ,

Viê ̣n kiểm sát nhân dân cùng cấp . Thứ ba , các bên có quyền khiếu nại về Quyết đi ̣nh này lên Tòa án nhân dân tối cao.

Về khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công: BCHCĐ, NSDLĐ có quyền gửi đơn khiếu nại lên Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. Hồ sơ vu ̣ viê ̣c phả i được Tòa án đã xét tính h ợp pháp của cuộc đình công chuyển lên Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết trong thời ha ̣n 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công (gồm ba Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ định) phải giải quyết khiếu nại. Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về tính hợp pháp của cuộc

đình công. Như vâ ̣y, thời ha ̣n tối đa trong viê ̣c giải quyết khiếu na ̣i Quyết đi ̣nh về tính hợp pháp của cuộc đình công là không quá 8 ngày.

Nhìn chung, viê ̣c giải quyết đình công bằng con đường tòa án hiê ̣n nay không được các bên quan tâm lựa cho ̣n. Những trở nga ̣i về mă ̣t thủ tu ̣c , thời

gian kéo dài đã làm cho phương thức giải quyết đình công bằng tòa án không

đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng , kịp thời của việc giải quyết đình công . Do vâ ̣y, viê ̣c giải quyết đình công trên thực tế la ̣i “rẽ” sang mô ̣t hướng khác , tuy không chính thức nhưng la ̣i được áp du ̣ng ở khá nhiều nơi . Như vâ ̣y, có thể nói rằng, mă ̣c dù tòa án là cơ q uan duy nhất có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công nhưng thiết nghĩ đây không phải là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết đình công.

2.3. Thƣ̣c tiễn đình công và giải quyết đình công trong các doanh nghiê ̣p trên đi ̣a bàn thành phố Đà Nẵng

Là mô ̣t trong những thành phố cảng biển l ớn nhất miền Trung , Đà

Nẵng có vị trí quan tr ọng trong chiến lược phát triển vùng. Những năm qua ,

quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội diễn ra nhanh chóng đã có những tác đô ̣ng tích cực, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình sản

xuất kinh doanh, mở rô ̣ng quy mô và số lượng các KCN. Hiện trên địa bàn

thành phố có 10.272 DN đang hoạt động với trên 260.000 lao động.

Trong đó, khu vực DN nhà nước đã thu hút 22% lao động trong các DN trên địa bàn thành phố. Mặc dù vậy, số lượng tổ chức công đoàn được thành lập chưa đến 1/3 trong tổng số 73 DN và tỷ lệ NLĐ là đoàn viên công đoàn còn rất thấp chỉ vào khoảng 8,6% . Tuy nhiên, phần lớn các DN này thực hiê ̣n đầy đủ các chế độ , chính sách và bảo đảm quyền , lợi ích của NLĐ theo quy đi ̣nh, thu nhâ ̣p bình quân của NLĐ ở các DN này ở mức 4.360.000đ/tháng.

Khu vực DN dân doanh phát triển rất ma ̣nh mẽ , đa da ̣ng về ngành nghề hoạt động với 10.019 DN và 160.446 lao động nhưng chỉ có 4,5% DN thành

lâ ̣p tổ chức công đoàn và 14,3% NLĐ tham gia công đoàn. Thu nhập bình quân của NLĐ ở khu vực này là 3.036.000đ/tháng; quyền lợi của NLĐ cũng chưa được quan tâm đúng mức , tình trạng vi phạm pháp luật lao động , tranh

chấp lao đô ̣ng xảy ra nhiều ở các DN này [27, tr.23-24].

Các DN FDI chủ yếu hoa ̣t đô ̣ng trong 6 khu công nghiê ̣p Hòa Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm và Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng. Hiện có 44.998 người lao động đang làm việc tại khu vực này nhưng trong tổng số 180 DN FDI đang hoạt động trên địa bàn thì gần 70% DN chưa thành lập tổ chức công đoàn. Ngoài ra, 57,8% DN chưa xây dựng và đăng ký

thang, bảng lương tại cơ quan quản lý lao đô ̣ng , 67% DN chưa đăng ký thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiê ̣n thỏa ước lao đô ̣ng tâ ̣p thể , 53% DN không đăng ký nô ̣i quy lao đô ̣ng .

[40, tr.1-3].Khu vực này có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh

tế của thành phố nhưng đây cũng là khu vực thể hiê ̣n sự xung đô ̣t về mă ̣t lợi ích trong quan hệ chủ – thợ trong nền kinh tế thi ̣ trường mô ̣t cách rõ nét , gay gắt nhất và tâ ̣p trung nhất . Khá nhiều DN FDI không thực hiê ̣n đầy đủ các quy đi ̣nh của phá p luâ ̣t lao đô ̣ng , giữa NLĐ và NSDLĐ chưa thống nhất với

nhau về lợi ích kinh tế, các điều kiện phúc lợi, mứ c thu nhâ ̣p của NLĐ chưa

tương xứng với năng lực cống hiến, cường độ lao động và thời gian làm việc. Ngoài ra, viê ̣c tuân thủ pháp luâ ̣t lao đô ̣ng, kỷ luật lao động chưa nghiêm kể cả đối với NSDLĐ lẫn phía NLĐ.

Nhìn chung, những năm gần đây , cùng với sự lớn mạnh về số lượng , quy mô, đa da ̣ng về thành phần , các loại hình DN trên địa bàn thành phố đã thu hút mô ̣t lượng lớn NLĐ . Điều đó đã góp phần thúc đẩy thi ̣ trường lao đô ̣ng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho nhiều người trong độ tuổi lao đô ̣ng có cơ hô ̣i viê ̣c làm . Nhưng bên ca ̣nh đó , nhiều mâu thuẫn trong QHLĐ cũng đã nảy sinh dẫn đến tranh chấp lao đô ̣ng tâ ̣p thể, đình công xảy ra ta ̣i các DN trên địa bàn.

2.3.1. Thƣ̣c tra ̣ng đình công

Về số lượng, quy mô, tính chất

Thứ nhất, đình công ta ̣i các DN ở Đà N ẵng có xu hướng tăng dần qua các năm với quy mô ngày càng lớn và diễn biến ngày càng phức tạp.

Từ năm 1997 đến tháng 6/2013, trên địa bàn thành phố đã xảy ra

khoảng 75 vụ đình công ở các doanh nghiệp. Số lượng NLĐ tham gia đình

công ngày càng đông, nếu năm 2000 chỉ có 2.500 NLĐ tham gia đình công với ít nhất 500 người/vụ và nhiều nhất là 2000 người/vụ thì đến năm 2001 số NLĐ tham gia đã tăng gấp đôi là 4.300 người, nhiều nhất là 3.250 người/vụ. Năm 2005, tổng số NLĐ tham gia các cuộc đình công lên tới 11.400 người. Riêng tháng 5/2005 đã xảy ra vụ đình công ở Công ty Keyhinge Toy’s - HongKong với hơn 10.000 NLĐ diễn ra trong vòng 3 ngày. Đến năm 2008, tổng số NLĐ tham gia đình công tại thành phố lên tới mức cao nhất là 12.450 người.

Đồ thị 2.1: Thống kê tổng số lao động tham gia đình công trên địa bàn

2500 4000 600 3050 1400 11400 1800 3050 12450 4280 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm LĐ(người)

Hơn thế nữa, tính chất của các cuộc đình công ngày càng phức tạp, trong một số vụ đình công đã xuất hiện những phần tử quá khích và có hành vi xúi giục người khác đình công làm sai lệch tính chất của cuộc đình công, đẩy diễn biến cuộc đình công vượt ra ngoài QHLĐ đơn thuần. Nhiều DN đình công tái diễn nhiều lần như Công ty TNHH Quốc Bảo hay điển hình là đình công diễn ra vào năm 2005 với 10000 lao động tham gia, năm 2008 với trên 9000 lao động tại Công ty Keyhingtoy’s Đà Nẵng gây thiệt hại nghiêm trọng với nh ững hành động quá khích như đánh người gây thương tích; đập phá máy móc, nhà xưởng; công nhân đã phá cửa xông vào văn phòng, uy hiếp các cấp lãnh đạo trong công ty.

Thứ hai, đình công xảy r a ở cả khu vực DN nhà nước , DN dân doanh và DN FDI, nhưng trong đó đình công xảy ra nhiều nhất ở vẫn là DN FDI.

Đình công diễn ra ở DN nhà nước b ắt đầu xuất hiện từ năm 2005 với cuô ̣c đình công của tâ ̣p thể lao đô ̣ng ta ̣i Công ty Vina tex. Cho đến nay , đình công ở khu vực DN nhà nước và khu vực DN dân doanh xuất hiê ̣n lẻ tẻ và không có nhiều biến đô ̣ng đáng kể , số lượng các vu ̣ đình công diễn ra chiếm tỷ lệ 4,44 % trong tổng số vu ̣ đình công xảy ra trên đi ̣a bàn. Trong khi đó , đình công xảy ra chủ yếu t ại các DN FDI chiếm tới 95,6% như các vu ̣ đình

công ta ̣i Công ty Valley View , Weisenxin, MabuchiMotor Đà Nẵng , Kad

Industrial S .A, Sinaran, Tristar Garment…Đình công ở khu vực DN FDI

chiếm tỷ lê ̣ c ao và diễn ra phức ta ̣p hơn rất nhiều so với những DN khác bởi nhiều nguyên nhân:

- NLĐ ở các DN FDI mặc dù phải lao động với cường độ cao, thời gian

lao động kéo dài, song mức thu nhập cơ bản thấp, không cao hơn so với mặt bằng thu nhập của lao động trong các loại hình DN khác . Tại thời điểm năm 2009, tiền lương bình quân trong DN nhà nước là 3.000.000đồng/người/tháng thì ở khối DN FDI chỉ là 1.967.447đồng/người/tháng. Năm 2012, lương bình quân ở khu vực DN FDI tăng lên 3.266.000đ/tháng nhưng vẫn thấp hơn mức thu nhâ ̣p bình quân của NLĐ trên đi ̣a bàn thành phố (khoảng 3.500.000đ/tháng) [40,

tr.2]. Nhưng điều đáng nói là khoảng cách chênh lê ̣ch giữa thu nhâ ̣p của lao đô ̣ng quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất khá ca o. Trong khi đó, điều kiê ̣n

lao đô ̣ng của NLĐ ta ̣i các DN FDI quá khắc nghiê ̣t xuất phát từ việc các DN này

luôn tìm cách giảm chi phí đến mức thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuâ ̣n bằng cách khai thác triệt để sức lao động, tăng đi ̣nh mức lao đô ̣ng, quy đi ̣nh kỷ luâ ̣t hà khắc. Một số DN như Công ty TNHH May mă ̣c Ba Sao (Hàn Quốc), Công ty TNHH VinaKad Industrial S.A (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc) hạ đơn giá, tăng giờ, tăng ca làm việc nhưng trả công thấp, thay đổi thang, bảng lương để giảm thu nhập của người lao động, cắt giảm chế độ tiền thưởng cuối năm. Ngoài ra tại công ty TNHH Knitwear Việt Nam ngoài việc tiền lương thấp; tiền thưởng cuối năm chưa trả đầy đủ thì công nhân ở đây còn bị bắt buộc tăng ca liên tục mà NSDLĐ không thương lượng với trước với NLĐ.

- Các DN FDI với cách thứ c quản lí đòi hỏi NLĐ phải có tác phong làm

việc công nghiệp: đúng giờ tránh gây lãng phí thời gian, thắt chặt kỉ luật lao động. Song NLĐ ta ̣i các DN này không bắt ki ̣p v ới trình đô ̣ quả n lý hiê ̣n đa ̣i kể cả về mă ̣t ý thức kỷ luâ ̣t, thao tác, thái độ lao động.

- Việc giải quyết những xung đô ̣t , tranh chấp lao đô ̣ng thông qua hòa

giải, thương lượng chưa được các DN cũng như NLĐ quan tâm đúng mức. Cơ chế đối thoa ̣i, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể thực hiện còn rất ha ̣n chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, đình công khi xem xét dưới góc đô ̣ ngành ngh ề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì cho thấy đình công chủ yếu xảy ra ở các DN có tiền lương bình quân thấp như dệt may, giày da.

Theo số liệu thống kê củ a Sở LĐ – TB & XH Đà Nẵng, từ năm 2000 đến

2010 các ngành nghề như sản xuất đồ chơi, máy móc, linh kiện điện tử chiếm

26,7%, trong khi đó hai ngành dệt may và da giày xảy ra nhiều cuô ̣c đình công

nhất chiếm đến 73,3% số vụ đình công. Đây là hai ngành nghề có đặc thù sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nhập cư từ các địa phương khác, phần lớn có trình độ văn hóa, tay nghề thấp. Nhưng mặt khác, lao động trong các lĩnh

vực này đòi hỏi phải này có sức chịu đựng vì làm việc với cường độ cao, trong thời gian dài, thường xuyên tăng ca. Các nhà đầu tư hoạt động trong hai lĩnh vực này ít quan tâm đến việc nâng cấp, cải thiện điều kiện làm việc, đặt ra những quy định khắt khe trong khi đó tiền lương thấp, ví dụ: Công ty TNHH Valley View Việt Nam Industrial (may mặc) tiền lương chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống, đơn giá sản phẩm của công ty thấp, xuất hiện tình trạng bắt buộc người lao động phải làm thêm giờ, làm việc khi ốm đau, tăng ca nhưng không trả tiền ngoài giờ. Đối với công ty TNHH Knitwear Việt Nam (may mặc) thì mức tiền lương thấp, tiền thưởng không đầy đủ, không thực hiện đúng chính sách chế độ thai sản đối với lao động nữ, tăng ca liên tục mà không được sự đồng ý của NLĐ. Công ty TNHH Quốc Bảo (giày da) thì quy định đơn giá thấp, định mức lao động cao, tăng ca liên tục, thanh toán lương các công đoạn không rõ ràng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho NLĐ bất bình dẫn đến đình công.

Thứ tư, đình công tại các DN có chủ đầu tư là Hàn Quốc và Đài Loan chiếm phần lớn trong tổng số vụ đình công đã xảy ra trên địa bàn, cụ thể đình công xảy ra ở các DN có chủ đầu tư Đài Loan chiếm hơn 44%, chủ đầu tư là

Hông Kông chiếm 18,6%.

Đồ thị 2.2: Thể hiê ̣n đình công theo chủ đầu tư nước ngoài

Nguồn: Sở LĐ – TB & XH Đà Nẵng 18.6% 14% 23.2% 44.2% Đài Loan HôngKong Hàn Quốc Khác

Hàn Quốc và Đài Loan là những đối tác lớn, chiếm đa số các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng và thường là các doanh

nghiệp thuộc các ngành da giày, dệt may. Mặt khác, sự dị biệt văn hoá cũng là

yếu tố tạo nên tình trạng này, các mâu thuẫn xung đột hay giải quyết bằng bạo

lực hoặc la mắng, điều này không phù hợp với NLĐ Việt Nam.

Thứ năm, phần lớ n các vụ đình công diễn ra tại các KCN, khu chế xuất nơi có hơn 80% là lao động nữ và có trên 60% lao động từ các vùng nông thôn nhập cư đến Đà Nẵng. Đa số công nhân thường phải ở nhà trọ chật hẹp, hầu như NSDLĐ không quan tâm đến đời sống vật chất và sinh hoạt văn hóa tinh thần của công nhân. Trong tình trạng chốn an cư không có, mọi việc đều có tính chất tạm bợ , lại tăng ca liên tục , thu nhập thấp tất yếu NLĐ bi ̣ dồn nén , bức xúc dẫn đến đình công .

Về nội dung yêu sách đình công

Hầu hết các cuộc đình công diễn ra đều xuất phát từ QHLĐ và vì mục đích kinh tế (chiếm khoảng 90%) như: tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm thêm, BHXH, phúc lợi…Theo số liệu thống kê từ các báo cáo về tình hình đình công của Sở LĐ – TB & XH Đà Nẵng thì chế độ tiền lương

Một phần của tài liệu Đình công và giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng tại thành phố Đà Nẵng (Trang 71)