Tổ chức và lãnh đạo đình công

Một phần của tài liệu Đình công và giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng tại thành phố Đà Nẵng (Trang 51)

6. Bố cục của luận văn

2.1.3. Tổ chức và lãnh đạo đình công

BLLĐ năm 2012 (Điều 210) quy đi ̣nh về chủ thể tổ chức và lãnh đa ̣o đình công trong các trường hợp, cụ thể:

Trường hợp thứ nhất : BCHCĐ cơ sở tổ chức và lãnh đa ̣o đình công ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở.

Trường hợp thứ hai : Tổ chứ c công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đa ̣o đình công theo đề nghi ̣ của NLĐ ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.

Như vâ ̣y, quy đi ̣nh hiê ̣n hành không thừa nhâ ̣n vai trò tổ chức và lãnh đa ̣o đình công của đa ̣i diê ̣n tâ ̣p thể lao đô ̣ng. Có nhiều tranh luận liên quan về

vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “quyền đình công là quyền của cá nhân NLĐ,

mà không phải thuộc về công đoàn…sẽ chưa hợp lý nếu pháp luật trao cho công đoàn thẩm quyền quyết đi ̣nh đình công (bằng viê ̣c giao cho tổ chức này quyền tổ chức và lãnh đạo đình công) và xem đó như điều kiện tiên quyết phải có khi xác định đình công hợp pháp ” [24]. Và cụ thể hơn , nên cho phép đa ̣i diê ̣n tâ ̣p thể lao đô ̣ng được thực hiê ̣n mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng cần thiết, được phép tổ chức và lãnh đa ̣o đình công nếu tất cả các cố gắng để giải quyết tranh chấp không đa ̣t được kết quả mong muốn [29, tr.62-63].

Nhìn nhận một cách tổng quan, không thể xem xét vấn đề này chỉ ở góc

đô ̣ quyền mà đòi hỏi phải đánh giá trên nhiều phương diê ̣n . Xuất phát từ tính chất đă ̣c thù cũng như hâ ̣u quả của đình công nên viê ̣c tổ chức và lãnh đa ̣o đình công được quan niê ̣m không những là quyền mà còn là trách nhiệm của tổ chức công đoàn. Viê ̣c quy đi ̣nh đình công phải do BCHCĐ cơ sở tổ chức và lãnh đạo bởi lẽ khi được thành lập hợp pháp , BCHCĐ cơ sở do những người lao đô ̣ng tín nhiê ̣m bầu ra và là tổ chức đa ̣i di ện, bảo vệ quyền và lợi ích cho

tâ ̣p thể lao đô ̣ng . Phải thừa nhận rằng , “sự có mặt của tổ chức công đoàn -

biểu hiê ̣n quyền xã hội của NLĐ là tiền đề để thực hiê ̣n quyền kinh tế cho họ”

đình công. Mă ̣t khác, đây là tổ chức gần gũi , nắm bắt được yêu cầu , nguyê ̣n vọng của NLĐ, những mâu thuẫn , bất đồng giữa các bên cũng như tình hình chung của doanh nghiê ̣p . Trên cơ sở đó, BCHCĐ tâ ̣p hợp NLĐ hành đô ̣ng vì mục đích chung, đưa ra những yêu sách phù hợp đối với NSDLĐ, đi ̣nh hướng cuô ̣c đình công đi đúng mu ̣c tiêu , tránh những hiện tượng lệch lạc , quá khích nhằm đảm bảo tính tổ chức và khả năng thắng lợi của cuô ̣c đình công . Quy đi ̣nh này không chỉ để khuyến khích viê ̣c thành lập công đoàn ở cấp cơ sở , đô ̣ng viên sự tham gia của NLĐ vào các tổ chức công đoàn mà quan tro ̣ng hơn là khẳng đi ̣nh trách nhiê ̣m , vai trò của công đoàn cơ sở trong viê ̣c bảo vê ̣ quyền lợi NLĐ. Về vấn đề này , Bộ Chính trị cũng đã có Kết luận số 09/KL- TW ngày 16/09/2011 về đề án quan hệ lao động của Đảng đoàn Quốc hội

trong đó nêu rõ quan điểm “không thành lập tổ chức đại diện cuả NLĐ (có

chức năng như tổ chức công đoàn ) ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. Công đoàn cấp trên cơ sở khẩn trương vận động thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong doanh nghiệp” [10]. Như vậy, vấn đề không phải là loa ̣i bỏ hay hạn chế vai trò của tổ chức công đoàn trong vấn đề bảo vê ̣ quyền lợi cho NLĐ nói chung và đình công nói riêng bởi những tồn ta ̣i, yếu kém hiê ̣n ta ̣i của thiết chế này . Điều đó chỉ càng làm cho nó càng trở nên suy yếu, mờ nha ̣t mà ngược la ̣i đòi hỏi tổ chức này phải củng cố , nâng cao vai trò, chất lượng và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của mình.

Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế là công đoàn hầu như đứng ngoài cuộc và chưa phát huy được vai trò của mình trong viê ̣c tổ chức và lãnh đa ̣o đình công. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ hai vấn đề không thể không nhắc đến khi đề cập đến vai trò của công đoàn.

Thứ nhất, hiện tra ̣ng của tổ chức công đoàn cơ sở được đánh giá không mấy khả quan cả về số lượng lẫn chất lượng . Nhìn chung, công đoàn cơ sở vừa thiếu về số lượng vừa ha ̣n chế về năng lực , chưa thực hiê ̣n tốt vai trò đa ̣i

diê ̣n cho tâ ̣p thể lao đô ̣ng . Trong mối quan hê ̣ với NSDLĐ, cán bộ công đoàn cơ sở chưa đô ̣c lâ ̣p về phương diê ̣n kinh tế mà trên thực tế bi ̣ lê ̣ thuô ̣c nhiều mă ̣t vào NSDLĐ (hầu hết là NLĐ có hưởng lương của NSDLĐ ) nên không dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

Thứ hai, các quy định về quyền và trách nhiệm của BCHCĐ trong việc tổ chức và lãnh đa ̣o đình công chưa cu ̣ thể , rõ ràng và rất khó để có thể thực hiê ̣n trên thực tế . Mặc dù rằng ngoài các quy định trong BLLĐ năm 2012 thì

Luật Công đoàn (Điều 10) và Nghị định 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy

đi ̣nh chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong viê ̣c đại diê ̣n , bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp , chính đáng của người lao động cũng đã đề cập đến vấn đề này nhưng chưa đầy đủ , đồng bô ̣. Cụ thể:

- Theo quy định ta ̣i Khoản 2 Điều 210 BLLĐ năm 2012 và Khoản 1

Điều 13 Nghị định 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013, công đoàn cấp trên trực

tiếp tổ chức và lãnh đa ̣o đình công dựa trên hai điều kiê ̣n : Một là, công đoàn

cơ sở chưa được thành lâ ̣p ở nơi đó; Hai là khi được người lao đô ̣ng ở đó yêu

cầu. Tuy nhiên, hình thức, nô ̣i dung, chủ thể, trình tự, thủ tục để người lao đô ̣ng đề nghi ̣ công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đa ̣o đình công không được quy đi ̣nh hướng dẫn cụ thể.

- Về quyền củ a BCHCĐ trước và trong quá trình đình công : tại điểm a,

Khoản 2, Điều 214 BLLĐ năm 2012 quy đi ̣nh BCHCĐ có quyền: “Rút quyết

đi ̣nh đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công”. Như vậy, trường hợp nếu đang trong quá trình đình công , BCHCĐ có quyền quyết đi ̣nh chấm dứt cuô ̣c đình công . Nhưng Nghi ̣ đi ̣nh 43/2013/NĐ-

CP ngày 10/5/2013 (Điều 12) khi hướng dẫn về quyền và trách nhiê ̣m công

đoàn trong viê ̣c tổ chức và lãnh đa ̣o đình công thì la ̣i không đề câ ̣p đến quyền chấm dứt đình công của công đoàn . Theo đó, công đoàn chỉ có thể rút quyết

đi ̣nh đình công nếu chưa đình công . Điều đó cho thấy rằng giữa các quy đi ̣nh

trong BLLĐ năm 2012 vớ i Luâ ̣t Công đoàn và văn bản hướng dẫn thi hành

(Nghị định 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013) vẫn chưa có sự nhất quán. Chính

vì vậy, sự đồng bộ giữa các luật liên quan về vấn đề này cũng là một yếu tố quan tro ̣ng cần tính đến trong thực tiễn.

- Một vấn đề quan tro ̣ng nữa liên quan đến trách nhiê ̣m của công đoàn

trong tổ chức và lãnh đa ̣o đình công , đó là vấn đề bồi thường thiê ̣t ha ̣i của công đoàn khi cuô ̣c đình công bị Tòa án tuyên bố là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho NSDLĐ (Khoản 1, Điều 233 BLLĐ năm 2012). Rõ ràng là nếu chỉ với những quy đi ̣nh nêu trên rất khó có thể xử lý vấn đề này trong thực tiễn khi Luâ ̣t Công đoàn cũng như các văn bản hướng dẫn chưa đề câ ̣p và làm rõ về cách thức bồi thường , nguyên tắc xác đi ̣nh thiê ̣t ha ̣i , xác định mức bồi thường. Đồng thời, vấn đề đă ̣t ra là t rách nhiệm của công đoàn cấp trên (của tổ chức công đoàn lãnh đa ̣o cuô ̣c đình công ) được xác đi ̣nh như thế nào trong trường hợp này , bởi khi tổ chức đình công , BCHCĐ đã có sự thông báo đến công đoàn cấp tỉnh. Thiết nghĩ vấn đề này cần được hướng dẫn chi tiết , cụ thể hơn để có thể áp dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Đình công và giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng tại thành phố Đà Nẵng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)