Trình tự, thủ tục đình công

Một phần của tài liệu Đình công và giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng tại thành phố Đà Nẵng (Trang 54)

6. Bố cục của luận văn

2.1.4. Trình tự, thủ tục đình công

Trình tự, thủ tục đình công được quy đi ̣nh ta ̣i các Điều 211, 212, 213 BLLĐ năm 2012, bao gồm các bước:

- Lấy ý kiến tập thể lao động:

Đây là thủ tu ̣c đầu tiên và quan tro ̣ng trong tiến trình tổ chức đình công do

tổ chức công đoàn cơ sở hoă ̣c tổ chức công đoàn cấp trên thực hiê ̣n. Cụ thể:

Đối tượng được lấy ý kiến: là thành viên BCHCĐ cơ sở và tổ trưở ng tổ sản xuất đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở ; tổ trưởng các tổ

sản xuất hoặc NLĐ ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở . Như vậy , quy

doanh nghiê ̣p mà căn cứ vào đă ̣c điểm doanh nghiê ̣p có tổ chức công đoàn cơ sở hay không . Như vâ ̣y, có thể nhận thấy rằng ngoài một số quy đ ịnh mang tính kế thừa các quy đi ̣nh của BLLĐ năm 1994 thì điểm mới khá quan tro ̣ng trong pháp luâ ̣t hiê ̣n hành đó chính là quy đi ̣nh về đối tượng được lấy ý kiến về đình công và điều kiê ̣n để ra quyết đi ̣nh đình công.

Về hình thức: việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiê ̣n dưới hình thức bỏ phiếu hoă ̣c chữ ký.

Về nội dung: việc lấy ý kiến tâ ̣p thể lao đô ̣ng bao gồm những nô ̣i dung

sau: phương án của BCHCĐ về th ời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình

công, phạm vi tiến hành đình công, yêu cầu của tập thể lao động; ý kiến của NLĐ đồng ý hay không đồng ý đình công.

Về thông báo viê ̣c lấy ý kiến để đình công: BCHCĐ phải thông báo viê ̣c lấy ý kiến để đình công cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày.

- Ra quyết định đình công

Về điều kiê ̣n ra quyết đi ̣nh đìn h công: BCHCĐ ban hành quy ết định đình công khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của BCHCĐ đưa ra.

Về hình thức: Quyết định đình công phải được ban hành bằng văn bản.

Về nội dung : Quyết định đình công bao gồm những nô ̣i dung sau : kết quả lấy ý kiến đình công ; thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của tập thể lao động; họ tên của người đa ̣i diê ̣n cho BCHCĐ và đi ̣a chỉ liên hê ̣ để giải quyết.

Về thông báo thời điểm bắt đầu đình công : pháp luật hiện hành quy đi ̣nh thời ha ̣n ít nh ất là 05 ngày làm viê ̣c trư ớc ngày bắt đầu đình công, Ban chấp hành công đoàn phải gửi quyết định đình công cho NSDLĐ, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.

Với quy định thông báo trước thời điểm bắt đầu đình công , pháp luật

Việt Nam đã thể hiê ̣n quan điểm không ch ấp nhận đình công bất ngờ, chớp

nhoáng. Pháp luật đình công của nhiều nước trê n thế giới cũng không đồng

tình với cách thức đình công mang tính chất triệt tiêu , đẩy đối phương vào

tình trạng bất ngờ, thụ động, làm “tê liệt” mọi hoạt động sản xuất kinh doanh .

Theo pháp luâ ̣t lao đô ̣ng của Cô ̣ng hòa Liên bang Đức thì “cuộc đấu tranh

lao động phải đảm bảo nguyên tắc của cuộc đấu tranh lành mạnh (fair), không được nhằm vào viê ̣c tiêu diê ̣t đối thủ ” [23, tr.102]. Bở i vì, điều đó sẽ càng khiến cho doanh nghiệp khó có khả năng phụ c hồi , QHLĐ không thể bền vững, ổn định và gây rối loạn nền kinh tế. Do đó, quy đi ̣nh này nhằm làm

cho các bên trong quan hệ lao động có điều kiê ̣n th ời gian để cân nhắc lựa

chọn các phương án, cách thức ứng xử thích hợp hơn xét từ góc độ lợi ích của mình. Tuy nhiên, theo tôi, liên quan đến các thủ tu ̣c chuẩn bi ̣ đình công cũng còn một số vấn đề chưa hợp lý.

Thứ nhất , thờ i ha ̣n thông báo thời điểm bắt đầu đình công theo quy đi ̣nh là tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công là quá dài làm ảnh hưởng đến tính thời cơ , khả năng gây sức ép kịp thời của tập thể lao đô ̣ng, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thắng lợi của cuô ̣c đình công . Bởi lẽ, nếu xét cả quá trình tranh chấp giữa các bên thì đó không phải là vấn đề bất ngờ , mới xuất hiê ̣n mà các bên đã trải qua các thủ tu ̣c thương lượng ,

hòa giải , trọng tài với khoản thời gian không hề ngắn để có thể cân nhắc ,

quyết định.

Thứ hai, theo quy định , BCHCĐ phải thông báo hai lần cho NSDLĐ : lần thứ nhất thông báo viê ̣c lấy ý kiến để đình công (Khoản 4, Điều 212); lần thứ hai là thông báo thời điểm bắt đầu đình công (Khoản 3, Điều 213). Theo tôi, viê ̣c thông báo lấy ý kiến để đình công cho NSDLĐ là không cần thiết , rườm rà, chưa kể đến trường hợp NSDLĐ cố tình gây khó khăn trong viê ̣c tổ

chức lấy ý kiến đình công.

- Tiến hành đình công

Đến thời điểm dự kiến đình công , nếu NSDLĐ v ẫn không chấp nhận

giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì theo quy đi ̣nh ta ̣i Khoản 4, Điều

213 tập thể lao đô ̣ng có thể tiến hành đình công dưới sự tổ chức và lãnh đa ̣o

của BCHCĐ.

Tuy nhiên, pháp luật lao động hiện n ay không đưa ra các quy đi ̣nh trực tiếp, cụ thể về cách thức tiến hành đình công . Vì vậy, tâ ̣p thể lao đô ̣ng có thể tiến hành đình công theo những cách thức không nằm trong pha ̣m vi cấm của pháp luật. Thực tiễn cho thấy , viê ̣c đình công của tâ ̣p thể lao đô ̣ng được tiến hành theo những cách thức khác nhau như đình công đi ra đi vào , đình công chiếm xưởng, đình công luân phiên nhưng phổ biến nhất là đình công ng ồi tại nơi làm việc và đình công đ ứng tâ ̣p trung ngoài cổng doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, tuy không cố tình bao vây hay cản trở hoa ̣t đô ̣ng của doanh nghiê ̣p nhưng viê ̣c tu ̣ tâ ̣p đông người đã khó khăn cho viê ̣c ra vào doanh nghiê ̣p. Những người lao đô ̣ng không tham gia đình công cũng không thể vào nơi làm viê ̣c, những hoa ̣t đô ̣ng khác của doanh nghiê ̣p cũng gần như bi ̣ đình trê ̣ trong suốt thời gian diễn ra đình công . Điển hình là trong cuô ̣c đình công tại Công ty Vâ ̣t liê ̣u đă ̣c biê ̣t Giai Đức, khu công nghiê ̣p Phú Nghĩa (Hà Tây) ngày 23/6/2011, lái xe đã đâm xe tải vào các công nhân đang đình công tập trung trước cổng công ty gây thương vong cho nhiều người . Thiết nghĩ, cách thức đình công cần được xem xét và quy đi ̣nh mô ̣t cách phù h ợp hơn để hạn chế những hâ ̣u quả có thể xảy ra trong quá trình đình công của người lao động.

2.1.5. Những hành vi bị cấm trƣớc, trong và sau khi đình công

Trên thực tế , không hiếm những trường hợp khi đình công xảy ra , cả giới sử dụng lao động và NLĐ đã có những hành vi quá khích , đâ ̣p phá tài sản, sử du ̣ng ba ̣o lực xâm pha ̣m đến sức khỏe , quyền lợi chính đáng của đối

phương và thâ ̣m chí là trâ ̣t tự công cô ̣ng . Điều này không được chấp nhâ ̣n ở

hê ̣ thống pháp luật lao động của bất kỳ quốc gia nào : “Một quan hê ̣ lao động

hài hòa, một môi trường lao động hài hòa không chấp nhận hành động công nghiê ̣p dưới dạng bạo lực công nghiê ̣p một cách vô lối” [35, tr.35].

BLLĐ năm 2012 đã quy đi ̣nh những hành vi bi ̣ cấm thực hiê ̣n trong quá trình đình công , cụ thể: “Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; Cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc; Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ; Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng; chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công; Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đa ̣o đình công ; Lợi dụng đình công để

thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác” (Điều 219). Như vậy, quy đi ̣nh này

không chỉ nhằm ngăn chă ̣n những hành vi xâm phạm đến quy ền đình công

của NLĐ được pháp luâ ̣t bảo vê ̣ mà còn đ ảm bảo cho nó được thực hiện trong

khuôn khổ pháp luật. Điều này thể hiê ̣n quan điểm của nhà nước bên ca ̣nh viê ̣c bảo vê ̣ quyền và lợi ích của NLĐ đồng thờ i cũng rất chú tro ̣ng đến viê ̣c đảm bảo quyền và lợi ích của NSDLĐ, lợi ích chung của xã hô ̣i. Bên ca ̣nh đó, các chế tài được áp dụng còn mang tính chất phòng ngừa , ngăn chă ̣n và khắc phục hậu quả do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

Tùy theo mức độ vi phạm , người có hành vi vi pha ̣m có thể sẽ bi ̣ xử lý vi pha ̣m hành chính hoă ̣c truy cứu trách nhiê ̣m hình sự , nếu gây thiê ̣t ha ̣i thì

phải bồi thường theo quy định pháp luật . Trên cơ sở đó , Nghị định số

95/2013/NĐ-CP củ a Chính phủ ngày 22/8/2013 Quy đi ̣nh xử phạt hành chính

trong lĩnh vực lao động , BHXH và đưa NLĐ Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng , Điều 23 đã quy đi ̣nh mức xử pha ̣t đ ối với tổ chức, cá

nhân vi phạm các quy định cấm. Theo đó:

- Phạt cảnh cáo đối với NLĐ có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết đi ̣nh hoãn hoă ̣c ngừng đình công của Chủ ti ̣ch UBND tỉnh , thành phố trực thuô ̣c Trung ương.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối vớ i NLĐ có mô ̣t

trong các hành vi: Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; Cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm viê ̣c; Hủy hoại máy , thiết bi ̣, tài sản của NSDLĐ hoă ̣c xâm pha ̣m trâ ̣t tự , an toàn công cộng trong khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm khác.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối vớ i NSDLĐ có

mô ̣t trong các hành vi : Chấm dứt hợp đồng lao đô ̣ng hoă ̣c xử lý kỷ luâ ̣t lao đô ̣ng đối với NLĐ , người lãnh đa ̣o đình công hoă ̣c điều đô ̣ng NLĐ , người lãnh đạo đình công sang làm việc khác , đi làm viê ̣c ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công; Trù dập, trả thù đối với NLĐ tham gia đình công, người lãnh đa ̣o đình công ; Đóng cửa ta ̣m thời nơi làm viê ̣c trong trường hợp theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 217 của Bộ luật lao động và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc NSDLĐ trả lương cho NLĐ trong những ngày đóng cửa ta ̣m thời nơi làm viê ̣c đối với hành vi vi pha ̣m quy đi ̣nh này.

Như vâ ̣y, nếu như trong BLLĐ năm 1994, hành vi “Tự ý chấm dứt hoạt đô ̣ng của doanh nghiê ̣p để chống la ̣i đìn h công” bi ̣ cấm thực hiê ̣n (Khoản 6, Điều 174đ) thì trong BLLĐ năm 2012 lại quy định theo hướng mới , theo đó cho phép NSDLĐ được đóng cửa ta ̣m thời nơi làm viê ̣c trong thời gian đình công. Về vấn đề này , tồn ta ̣i những quan điểm kh ác nhau trong pháp luật các nước, ví dụ Cộng hòa Pháp quan niệm đóng cửa doanh nghiệp là làm thất bại viê ̣c đình công vốn được bù cho thế yếu của NLĐ và vì vâ ̣y không thừa nhâ ̣n quyền này. Cô ̣ng hòa Liên bang Đức , Thái Lan, Philippines thừa nhâ ̣n quyền

đóng cửa doanh nghiê ̣p và xem đây là vũ khí tự vê ̣ của giới chủ . Tuy nhiên, quyền đóng cửa doanh nghiê ̣p của giới chủ không phải là không có giới ha ̣n , ngược la ̣i Thái Lan xử pha ̣t rất nghiêm khắc th ậm chí là phạt tù (không quá 6 tháng) hoă ̣c pha ̣t tiền hoă ̣c bi ̣ cả hai hình thức xử pha ̣t đó nếu vi pha ̣m quy đi ̣nh những trường hợp bi ̣ cấm đóng cửa doanh nghiê ̣p [46, tr.188, 196, 198].

Trên thực tế , khi NLĐ ngừng viê ̣c tâ ̣p thể , nhiều doanh nghiê ̣p không thể duy trì hoa ̣t đô ̣ng bình thường do thiếu nhân lực vâ ̣n hành máy móc , dây chuyền sản xuất , mă ̣t khác trong nhiều trường hợp đã xảy ra hiê ̣n tượng quá khích hủy hoại các thiết bị , tài sản gây thiệ t ha ̣i cho doanh nghiê ̣p . Do đó, sẽ là không thỏa đáng nếu pháp luật không cho phép NSDLĐ được sử dụng những biê ̣n pháp tự vê ̣ thích hợp để bảo vệ tài sản của mình . Chính vì vậy , quyền ta ̣m thời đóng cửa doanh nghiê ̣p theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành

không nhằm phá vỡ cuô ̣c đình công mà để bảo vê ̣ tài sản của NSDLĐ , hạn

chế những hâ ̣u quả tiêu cực của cuô ̣c đình công tác đô ̣ng đến doanh nghiê ̣p . Với ý nghĩa đó , quyền ta ̣m thời đóng cửa doanh nghiê ̣p của NSDLĐ cũng phải được thực hiện trong những điều kiện, thủ tục nhất định.

Mă ̣c dù vâ ̣y , pháp luật hiện hành về những vấn đề liên quan đến đóng cửa tạm thời doanh nghiệp của NSDLĐ còn quá đơn giản, chưa quy đi ̣nh mô ̣t cách chặt chẽ , cụ thể về các điều kiện để doanh nghiệp thực hiện quyền này , thời gian tối đa được phép đóng cửa ta ̣m thời nơi làm viê ̣c , ai là người có quyền na ̣i ra hành vi vi pha ̣m quy đi ̣nh đóng cửa ta ̣m thời nơi làm viê ̣c của NSDLĐ. Ngoài ra, thời ha ̣n thông báo viê ̣c đóng cửa ta ̣m thời nơi làm viê ̣c là chưa hợp lý . Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 216, 217 BLLĐ năm 2012, ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, NSDLĐ phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc và thông báo cho BCHCĐ tổ chức, lãnh đạo đình công , công đoàn cấp tỉnh , tổ chức đa ̣i diê ̣n NSDLĐ, Sở Lao đô ̣ng – Thương binh và xã hô ̣i , UBND cấp huyê ̣n nơi đóng

trụ sở. Tuy viê ̣c thông báo trước là cần thiết, nhưng với mu ̣c đích để bảo vê ̣ tài sản thì quy đi ̣nh thời ha ̣n như đã nêu trên có lẽ khó có thể thực hiê ̣n được. Bởi lẽ, viê ̣c đâ ̣p phá , hủy hoại tài sản của doanh nghiê ̣p trong khi đình công thường diễn ra mô ̣t cách tự phát , nhanh chóng. Do vâ ̣y, viê ̣c quy đi ̣nh thời gian báo trước là 03 ngày như hiện nay là quá dài , NSDLĐ khó có khả năng ngăn chă ̣n ki ̣p thời các các hành vi xâm ha ̣i đến tài sản của doanh nghiệp. Mă ̣t khác, đối với trường hợp đình công tự phát, bất ngờ, không đúng trình tự, thủ tục đơn cử như không thông báo thời điểm bắt đầu đình công thì e rằng để bảo vê ̣ tài sản của doanh nghiê ̣p trước nhữ ng hành vi quá khích , NSDLĐ sẽ tiến hành đóng cửa ta ̣m thời nơi làm viê ̣c bất chấp vi pha ̣m quy đi ̣nh về thời ha ̣n thông báo. Do vâ ̣y, quy đi ̣nh ta ̣i Điều 216, BLLĐ năm 2012 thiếu tính khả thi trong trường hợp này.

2.1.6. Đình công bất hợp pháp và hậu quả pháp lý

Nhìn chung, quy đi ̣nh về các trường hợp đình công bất hợp pháp trong pháp luật hiện hành đã có những điểm mới khá quan trọng . Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 215, BLLĐ năm 2012, cuô ̣c đình công là bất hợp pháp nếu rơi vào một trong các trường hợp:

- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

- Tổ chức cho những NLĐ không cùng làm việc cho một NSDLĐ đình công.

- Khi vụ tranh chấp lao động tâ ̣p thể chưa được hoă ̣c đang được cơ

quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của BLLĐ.

- Tiến hành ta ̣i doanh nghiê ̣p không được đình công thuô ̣c danh mu ̣c do

Một phần của tài liệu Đình công và giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng tại thành phố Đà Nẵng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)