Đình công bất hợp pháp và hậu quả pháp lý

Một phần của tài liệu Đình công và giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng tại thành phố Đà Nẵng (Trang 61)

6. Bố cục của luận văn

2.1.6. Đình công bất hợp pháp và hậu quả pháp lý

Nhìn chung, quy đi ̣nh về các trường hợp đình công bất hợp pháp trong pháp luật hiện hành đã có những điểm mới khá quan trọng . Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 215, BLLĐ năm 2012, cuô ̣c đình công là bất hợp pháp nếu rơi vào một trong các trường hợp:

- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

- Tổ chức cho những NLĐ không cùng làm việc cho một NSDLĐ đình công.

- Khi vụ tranh chấp lao động tâ ̣p thể chưa được hoă ̣c đang được cơ

quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của BLLĐ.

- Tiến hành ta ̣i doanh nghiê ̣p không được đình công thuô ̣c danh mu ̣c do

Chính phủ quy định.

- Khi đã có quyết đi ̣nh hoãn hoă ̣c ngừng đình công.

Thứ nhất, BLLĐ năm 2012 chỉ thừa nhận tí nh hợp pháp của các cuô ̣c đình công phát sinh từ tranh ch ấp lao động tập thể về lợi ích. Đình công phát

sinh từ tranh chấp lao động tập thể về quyền bi ̣ xem là bất hợp pháp và không được thừa nhâ ̣n như trong BLLĐ năm 1994. Đây có thể nói là mô ̣t sự thay đổi mang tính hê ̣ thống đã tác đô ̣ng , chi phối đến nhiều vấn đề khác như cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể, trình tự, thủ tục đình công…

Mô ̣t cách khái quát , có thể nói rằng tranh ch ấp lao động tập thể về

quyền xảy ra trong trường hợp mô ̣t hoă ̣c các bên cho rằng có sự vi pha ̣m về

các vấn đề đã được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc đã được các bên thỏa thuâ ̣n trong các hợp đồng lao đô ̣ng , thỏa ước lao động tập thể , nô ̣i quy lao đô ̣ng…Do vâ ̣y, đối với các tranh chấp này hoàn toàn có căn c ứ để các bên có thể khởi kiê ̣n yêu cầu tòa án gi ải quyết. Trong khi đó , tranh chấp lao động tập thể về lợi ích xuất phát từ viê ̣c tâ ̣p thể lao đô ̣ng đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với các quy định hoặc thỏa thuận hợp pháp khác giữa các bên, bởi vâ ̣y không thể gi ải quyết những tranh ch ấp này bằng tòa án . Và để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ , trong trường hợp này , đình công được pháp luâ ̣t thừa nhâ ̣n là biê ̣n pháp đấu tranh kinh tế nhằm ta ̣o ra áp lực buô ̣c NSDLĐ phải chấp nhận yêu sách của mình . Như vâ ̣y, quan điểm chỉ thừa nhâ ̣n đình công phát sinh từ tranh ch ấp lao động tập thể về lợi ích phù hợp với nguyên tắc NLĐ chỉ được sử du ̣ng đình công như là vũ khí cuối cùng khi không còn biê ̣n pháp nào khác.

Mă ̣c dù vâ ̣y , trong mô ̣t thời gian dài trước đây , tồn ta ̣i mô ̣t thực tế là đình công về quyền tương đối khá phổ biến . Có thời điểm the o tổng kết của Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và xã hô ̣i và Tổng Liên đoàn lao đô ̣ng Viê ̣t Nam có đến 90% các cuộc đình công phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về quyền. Nguyên nhân của các cuô ̣c đình công chủ yếu là do NSDLĐ vi pha ̣m các quy định pháp luật lao động , không thực hiê ̣n đúng các cam kết , xâm ha ̣i đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Điều này cũng đã ta ̣o nên mô ̣t áp lực rất lớn đối với quan điểm không cho phép đình công về quyền , BLLĐ năm

1994 đã thừa nhâ ̣n đình công cả về quyền và lợi ích . Nhưng vấn đề là “bản chất của đình công thường thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau của quá trình phát triể n” [21, tr.48]. Vài năm trở lại đây , hiê ̣n tra ̣ng đình công diễn biến theo xu hướng chủ yếu là đình công về lợi ích. Đơn cử, năm 2011, trong hơn 800 cuô ̣c đình công chỉ có

51 cuộc đình công đòi hỏi về quyền chiếm tỷ lê ̣ 5,67%, 106 cuô ̣c đình công

đan xen cả về quyền và lợi ích chiếm tỷ lê ̣ 11,98% nhưng có tới hơn 700 cuô ̣c đình công đòi hỏi về lợi ích chiếm tỷ lê ̣ 82,86% [19, tr.9]. Điều này cho thấy

có một sự thay đổi đáng kể về điều kiện kinh tế – xã hội , về cơ chế chính

sách, về năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực lao đô ̣ng cũng như sự chuyển biến về mặt nhận thức của NLĐ trong việc sử dụng đình công như mô ̣t phương thức nhằm tăng cường lợi íc h (đòi tăng lương , tăng thưởng, giảm thời giờ làm việc… ). Điều này cũng phù hợp với dự đoán của

các chuyên gia trong một nghiên cứu gần đây : “Tính chất tranh chấp giữa

NLĐ và NSDLĐ hiê ̣n nay đang chuyển từ đòi hỏi thực hiê ̣n c ác quyền được quy đi ̣nh sang đòi hỏi n âng cao các lợi ích kinh tế là chủ yếu . Yếu tố lợi ích này có xu hướng trở thành nguyên nhân chính yếu nhất dẫn đến các tranh chấp lao động trong tương lai” [38, tr.35].

Tuy nhiên, không thể phủ nhâ ̣n mô ̣t thực tế rằng đình công về quyền vẫn tiếp tu ̣c diễn ra. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói rằng cơ chế giải quyết tranh chấp lao đô ̣ng tâ ̣p thể về quyền vẫn còn nhiều hạn chế, viê ̣c xử lý những vi phạm của NSDLĐ vẫn châ ̣m được phát hiê ̣n , xử lý và thêm vào đó là chế tài không đủ sức răn đe tình tra ̣ng tái diễn vi pha ̣m của NSDLĐ.

Thứ hai, BLLĐ năm 2012 không thừa nhâ ̣n đình công khi đã có quyết đi ̣nh hoãn hoă ̣c ngừng đình công.

công có nguy cơ gây thiê ̣t ha ̣i nghiêm tro ̣ng cho nền kinh tế quốc dân , lợi ích công cô ̣ng. Xuất phát từ tầm quan tro ̣ng của vấn đề này , nhiều nước trên thế giới đều có những quy đi ̣nh chă ̣t chẽ và áp du ̣ng những chế tài nghiêm khắc đối với viê ̣c không tuân thủ lê ̣nh hoãn hoă ̣c ngừng đình công . Thẩm quyền hoãn hoặc ngừng cuộc đình công tùy theo pháp luật từng nướ c có thể là Hô ̣i đồng Bô ̣ trưởng (Thổ Nhĩ Kỳ), Bô ̣ trưởng Bô ̣ xã hô ̣i (Phần Lan), hòa giải viên nhà nước (Na Uy) [46, tr.191]…BLLĐ năm 1994 cũng quy định cuộc đình công là bất hợp pháp khi đã có quyết đi ̣nh hoãn hoă ̣c ngừng đình công (Khoản 7, Điều 173).

Hiê ̣n nay , Điều 221 BLLĐ năm 2012 quy đi ̣nh về hoãn hoă ̣c ngừng đình công và Nghi ̣ đi ̣nh số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ về Quy đi ̣nh chi tiết thi hành mô ̣t số điều của BLLĐ về tranh chấp la o đô ̣ng đã hướng dẫn cu ̣ thể về các trường hợp hoãn, ngừng đình công:

- Hoãn đình cônglà việc Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định chuyển

thời điểm bắt đầu thực hiê ̣n cuô ̣c đình công đã được BCHCĐ ấn đi ̣nh trong

quyết đi ̣nh đình công sang mô ̣t thời điểm khác. Hoãn đình công được áp dụng

trong các trường hợp: cuô ̣c đình công dự kiến tổ chức ta ̣i các đơn vi ̣ cung cấp dịch vụ về điện , nước, vâ ̣n tải công cô ̣ng và các di ̣ch vu ̣ khác trực tiếp phu ̣c vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động và ngày Quốc khánh hoă ̣c đình công dự kiến tổ chức ta ̣i đi ̣a bàn đang diễn ra các hoa ̣t đô ̣ng nhằm phòng ngừa , khắc phu ̣c hâ ̣u quả thiên tai , hỏa hoạn , dịch bê ̣nh hoă ̣c tình tra ̣ng khẩn cấp theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t.

- Ngừng đình công là việc Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định chấm

dứt cuô ̣c đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ xâm ha ̣i nghiêm tro ̣ng đến nền kinh tế quốc dân và lợi ích công cô ̣ng . Ngừng đình

công được áp dụng trong các trường hợp : cuô ̣c đình công diễn ra trên đi ̣a bàn

đi ̣nh của pháp luâ ̣t; đình công diễn ra đến ngày thứ ba ta ̣i các đơn vi ̣ cung cấp dịch vụ điện , nước, vê ̣ sinh công cô ̣ng làm ảnh hưởng tới môi trường , điều kiê ̣n sinh hoa ̣t và sức khỏe của nhân dân ta ̣i thành phố thuô ̣c tỉnh hoă ̣c đình công diễn ra có các hành vi ba ̣o đô ̣ng, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản , tính mạng của nhà đầu tư , làm mất an ninh , trâ ̣t tự công cô ̣ng ảnh hưởng đến các hoạt động dân cư tại nơi xảy ra đình công.

Đối với việc hoãn đình công phải được thự c hiê ̣n trong thời ha ̣n 24 giờ và việc ngừng đình công phải được thực hiện trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhâ ̣n được quyết đi ̣nh của Chủ ti ̣ch UBND cấp tỉnh. Sau thời ha ̣n quy đi ̣nh nói trên nếu cuô ̣c đình công vẫn tiếp tu ̣c diễn ra thì bi ̣ xem là bất hợp pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm tùy theo tính chất và mức đô ̣ vi pha ̣m.

Như vâ ̣y , khác với quy định trước đây , quyết đi ̣nh hoãn hoă ̣c ngừng đình công thuô ̣c thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (Điều 176 BLLĐ năm

1994) thì hiện nay , thẩm quyền này thuô ̣c về Chủ ti ̣ch UBND cấp tỉnh . Sự

thay đổi này là cần thiết và phù hợp với cơ chế phân công phân cấp giữa chính quyền địa phương và trung ư ơng. Trên cơ sở thực hiê ̣n chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương , theo dõi , nắm bắt thông tin tình hình thực tế , diễn biến, quy mô, tính chất cũng như dự liệu được những hậu quả nếu đình công xảy ra trên địa bàn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quyết định hoãn hay ngừng cuộc đình công một cách hợp lý và kịp thời.

Viê ̣c hoãn hay ngừng đình công là vấn đề khá phức ta ̣p , ảnh hưởng đến quyền đình công của NLĐ đòi hỏi viê ̣c giải quyế t yêu cầu của tâ ̣p thể lao đô ̣ng khi hoãn, ngừng đình công là hết sức cần thiết. Nhưng viê ̣c tham gia hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động trong giai đoạn này rất không hợp lý bởi trước đó đã tham gia giải quyết tranh chấ p tiền đình công. Do vâ ̣y, quy đi ̣nh tại Điều 11, Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 về viê ̣c Hô ̣i đồng

trọng tài lao động thực hiện hòa giải vừa không phản ánh đúng bản chất của trọng tài và vô hình chung tạo ra sự l uẩn quẩn. Trong khi đó, trong thời gian hoãn, ngừng đình công, viê ̣c giải quyết yêu cầu của NLĐ rất cần đến sự hỗ trợ của cơ chế ba bên. Viê ̣c thương lượng, hòa giải dưới sự hỗ trợ của các tổ chức đa ̣i diê ̣n của NSDLĐ , NLĐ và nhà nước theo tôi sẽ mang lại hiệu quả hơn là phó thác vai trò cho Hội đồng trọng tài lao động vốn đã không thành công trước đó. Ngoài ra, quy đi ̣nh thời ha ̣n thông báo ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiếp tu ̣c đìn h công (Điều 11, Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày

10/05/2013) là quá dài . Bở i lẽ, trước đó để tiến hành đình công , BCHCĐ đã

phải tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định , do vậy BCHCĐ trong

trường hợp này chỉ cần xác nh ận lại thời điểm tiếp tục đình công với thời ha ̣n hợp lý.

Thứ ba, BLLĐ năm 2012 quy đi ̣nh năm trường hợp đình công bất hợp pháp so với bảy trường hợp trong BLLĐ năm 1994 (Điều 173). Theo đó, đình công vi pha ̣m thủ tu ̣c (về viê ̣c tổ chức lấy ý kiến tâ ̣p thể lao đô ̣ng , ra quyết định đình công, bản yêu cầu) và đình công vi phạm về tổ chức, lãnh đạo đình

công không bi ̣ xem là đình công bất hợp pháp như quy đi ̣nh trước đây mà

được xử lý theo thủ tu ̣c hành chính.

Về vấn đề này, đối với trường hợp tâ ̣p thể lao đô ̣ng tiến hành đình công khi “vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan , tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của BLLĐ” được xem là bất hợp pháp

theo quy đi ̣nh hiê ̣n hành (Khoản 3, Điều 215). Thực ra, xét cho cùng đây là

đình công vi pha ̣m trình tự , thủ tục. Xuất phát từ nhiều lý do , trên thực tế có khá nhiều cuộc đình công bỏ qua các thủ tục luật định như hòa giải , trọng tài. Trên thực tế , từ năm 1995 đến năm 2012 đã xảy ra 4.922 cuộc đình công nhưng hầu hết là bất hợp pháp mà lý do chủ yếu là vi pha ̣m trình tự , thủ tục tiến hành đình công, mă ̣c dù 70% trong số đó xảy ra ở các doanh nghiê ̣p có tổ

chức công đoàn . Tuy bi ̣ đánh giá là bất hợp pháp nhưng nguyên nhân đình công là hợp pháp và chính đáng, xuất phát từ những bức xúc thâ ̣t sự của NLĐ. Mă ̣t khác, bên ca ̣nh những ảnh hưởng tiêu cực , cần phải nhìn nhâ ̣n mô ̣t thực tế là thông qua đình công , những xung đô ̣t về mă ̣t lợi ích giữa các bên được giải quyết, góp phần hạn chế sự bất công trong quan hệ chủ – thợ, NSDLĐ sau đình công cũng ý thức hơn trong viê ̣c cần phải lựa cho ̣n cách đố i xử công bằng đối với NLĐ , qua đó đình công cũng có những tác đô ̣ng tích cực góp phần cải thiê ̣n QHLĐ. Do đó, không nên chỉ đánh giá đình công qua biểu hiê ̣n tiêu cực của nó và thay vì tìm cách loa ̣i bỏ , hạn chế bằng các q uy đi ̣nh quá nghiêm ngă ̣t , nhà nước nên hướng đến những giải pháp mang tính phòng ngừa và giải quyết các xung đô ̣t mô ̣t cách hiê ̣u quả ở giai đoa ̣n tiền đình công

hoă ̣c ta ̣o điều kiê ̣n để NLĐ có thể sử du ̣ng quyền đình công mô ̣t cách hợp

pháp. Vì vậy, thiết nghĩ nên xử lý trường hợp này theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 222 đối với trường hợp đình công vi pha ̣m trình tự, thủ tục.

Thứ tư, về hậu quả pháp lý của đình công bất hợp pháp:

- Tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình công và trở lại làm việc sau khi tòa án công bố quyết đi ̣nh cuô ̣c đình công là bất hợp pháp . Nếu NLĐ không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì bị xem là vi pha ̣m kỷ luâ ̣t lao đô ̣ng và có thể b ị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động tùy theo mức độ vi phạm. Trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp gây

thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chức công đoàn lãnh đa ̣o cuô ̣c đình công ph ải bồi

thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 233).

- Khoản 1, Điều 23 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP củ a Chính phủ ngày

22/8/2013 Quy đi ̣nh xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động , BHXH và

đưa NLĐ Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng quy định: “Pha ̣t cảnh cáo đối với NLĐ có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết đi ̣nh hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch UBND tỉnh , thành phố trực thuộc

Trung ương”.

Từ những quy định trên , có thể thấy rằng , trong năm trườ ng hợp đình

công bất hợp pháp quy đi ̣nh ta ̣i Điều 215, BLLĐ năm 2012 chỉ có một trường hợp bi ̣ xử pha ̣t hành chính bằng hình thức pha ̣t cảnh cáo . Còn lại , những người tổ chức hoă ̣c tham gia đình công bất hợp pháp chỉ bi ̣ xử lý khi rơi vào trường hợp ta ̣i Khoản 1, Điều 233. Như vâ ̣y, pháp luật hiện hành q uy đi ̣nh những trường hợp đình công bất hợp pháp nhưng la ̣i thiếu những chế tài mang tính răn đe, phòng ngừa. Do đó, trâ ̣t tự pháp luâ ̣t về đình công không được tôn trọng và tuân thủ trong thực tế, cho nên, cần thiết phải có những quy đi ̣nh sửa đổi, bổ sung hợp lý hơn trong viê ̣c xử lý đối với đình công bất hợp pháp.

2.2. Thƣ̣c tra ̣ng pháp luâ ̣t về giải quyết đình công

2.2.1. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Về vấn đề này , trước hết , viê ̣c quy đi ̣nh tòa án là cơ quan có thẩm quyền xét tính h ợp pháp của cuộc đình công là phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới . Hơn nữa, so với quy đi ̣nh trước đây tro ng Pháp

Một phần của tài liệu Đình công và giải quyết đình công trong pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng tại thành phố Đà Nẵng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)