6. Bố cục của luận văn
1.2. Khái quát chung về giải quyết đình công
1.2.1. Khái niệm giải quyết đình công
Theo nghĩa he ̣p, giải quyết đình công được hiểu là “hoạt động do tòa án tiến hành nhằm xác định tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của cuộc đình công trên cơ sở các quy đi ̣nh của pháp luật” [44, tr.550]. Vớ i quan niê ̣m này,
cơ quan có thẩm quyền giải quyết đình công là tòa án . Trên cơ sở các quy
đi ̣nh của pháp luâ ̣t về trình tự , thủ tục, mục đích, đối tượng được phép đình công…tòa án sẽ phán quyết cuô ̣c đình công hợp pháp hay không hợp pháp . Phán quyết của tòa án không đề cập đến việc giải quyết nội dung tranh chấp trong đình công : giải quyết nguyên nhân , xem xét hâ ̣u quả của cuộc đình
công. Tuy nhiên, nếu quan niê ̣m hoa ̣t đô ̣ng giải quyết đình công chỉ đơn thuần là xét tính hợp pháp thì những mâu thuẫn giữa các bên sẽ không được giải quyết, vì thế mâu thuẫn lại tiếp tục và tiềm ẩn nguy cơ tái diễn đình công. Mă ̣t khác, ở góc độ thực tế, trong thời gian qua, đình công thường được giải quyết theo thủ tu ̣c hành chính với sự phối hợp của các cơ quan chức năng đi ̣a
phương. Điều này đã ch o thấy mô ̣t thực tế rằng phương thức giải quyết đình công ta ̣i tòa án đã không được cho ̣n . Do vâ ̣y, quan niê ̣m giải quyết đình công chỉ là xét tính hợp pháp và thẩm quyền giải quyết duy chỉ thuộc tòa án đã tự giới ha ̣n và loa ̣i bỏ các phương thức khác cũng như khả năng giải quyết đình công của các nhân tố khác mô ̣t cách không cần thiết.
Theo nghĩa rô ̣ng , giải quyết đình công “bao gồm viê ̣c xét tính hợp pháp của cuộc đình công, giải quyết nội dung của đình công và giải quyết hậu quả của cuộc đình công” [11, tr.4]. Những hoa ̣t đô ̣ng này được tiến hành nhằm giải quyết những bất ổn do đình công gây ra , tiến tới chấm dứt đình công, bình ổn quan hệ lao động . Tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể của quá trình giải quyết đình công , các chủ thể tham gia vào quá trình này với cách thức, tính chất khác nhau chứ không phải chỉ có tòa án . Về vấn đề này , có
quan điểm cho rằng: “Sự dàn xếp này có thể do các bên tự thương lượng hoặc
có sự can thiệp của một chủ thể khác đóng vai trò trung gian hòa giải hay ra phán quyết về tính hợp pháp của cuộc đình công” [14, tr.50].
- Về hoạt động xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Xét tính hợp pháp của cuô ̣c đình công là vấn đề mấu chốt khi giải quyết đình công. Hoạt động này là việc cơ quan có thẩm quyền xem xét các vấn đề về trình tự, thủ tục, phạm vi, đối tượng, mục đích của cuộc đình công có đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật hay không để đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của cuộc đình công . Hê ̣ quả của nó sẽ đưa đến viê ̣c cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu chấm dứt đình công nếu xét thấy cuô ̣c đình công bất
hợp pháp hoă ̣c ngược la ̣i cho phép tiếp tu ̣c đình công nếu cuô ̣c đình công được phán quyết là hợp pháp. Về thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết về tính hợp pháp của cuô ̣c đình công là Tòa án. Nhìn chung, hầu hết các quốc gia có thừa nhâ ̣n đình công đều xác đi ̣nh vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh pháp luật , thể hiê ̣n vai trò đi ̣nh hướng của nhà nước đối với vấn đề đình công . Luâ ̣t Lao đô ̣ng Campuchia (1997) quy đi ̣nh: “Đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công không tuân thủ các thủ tục quy đi ̣nh hoặc đình công không hòa bình . Trong trường hợp này , Tòa án có thẩm quyền xác đi ̣nh tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của một cuộ c đình công” [46, tr.197].
- Về giả i quyết nguyên nhân của cuộc đình công
“Mối quan hê ̣ lao động trong nền kinh tế thi ̣ trường luôn tiềm ẩn và phát sinh xung đột về quyền lợi giữa NLĐ , tập thể lao động và NSDLĐ . Những xung đột n ày không được giải quyết thỏa đáng sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến đình công” [25, tr.47]. Chính vì vậy, một khi đình công đã xảy
ra, việc giải quyết nguyên nhân của cuô ̣c đình công là mô ̣t đô ̣ng thái hết sức
cần thiết nhằm t háo gỡ những mâu thuẫn , xung đô ̣t giữa các bên , tiến tới chấm dứt đình công , tiếp tu ̣c thực hiê ̣n QHLĐ . Đáng chú ý là hoa ̣t đô ̣ng này thường được thực hiê ̣n theo phương thức thương lượng trực tiếp hoă ̣c hòa giải thông qua vai trò của người trung gian . Xét ở một mức độ nào đó , ưu điểm
của phương thức này thể hiện ở chỗ nó đề cao sự tự định đoạt của các bên .
Bởi vâ ̣y, giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công bằng con đường thương lượng, hòa giải được áp du ̣ng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới . Tuy nhiên, kèm theo đó , nó cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức về kỹ năng thương lượng, hòa giải, khả năng nắm bắt thông tin, cơ chế thực hiê ̣n…để có thể đem lại hiệu quả thực tế.
- Về giải quyết hậu quả của cuộc đình công và những vấn đề có liên quan tới quá trình đình công
Viê ̣c giải quyết hâ ̣u quả của cuô ̣c đình công thường đă ̣t ra các vấn đề liên quan đến trách nhiê ̣m của các bên , tùy từng trường hợp có thể là vấn đề viê ̣c làm của NLĐ sau đình công , tiền lương cho NLĐ , bồi thường thiê ̣t ha ̣i cho NSDLĐ…Vấn đề này có liên quan đến phán quyết về tính hợp pháp của cuô ̣c đình công . Ngoài việc buộc phải dừng đình công, NLĐ phải gánh chi ̣u những hâ ̣u quả pháp lý theo quy đi ̣nh pháp luâ ̣t nếu cuô ̣c đình công là bất hợp pháp. Nhưng mô ̣t khi đình công được giải quyết bằng phương thức thương lượng, hòa giải thì thông qua việc đạt được cá c thỏa thuâ ̣n chung giữa các bên, những mâu thuẫn , xung đô ̣t giữa các bên được giải quyết , đình công cũng sẽ chấm dứt . Như vâ ̣y, viê ̣c giải quyết hâ ̣u quả đã nằm ngay trong quá trình giải quyết nguyên nhân đình công.
1.2.2. Các phƣơng thức giải quyết đình công
Trong từng trường hợp cu ̣ thể , đình công có thể được giải quyết bằng những phương thức sau:
Một là, giải quyết đình công thông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên
Nhìn chung, thương lượng được biế t đến là hình thức giải quyết tranh chấp tự nguyê ̣n giữa các bên mà không có sự tham gia của bên thứ ba . Trong viê ̣c giải quyết đình công , phương thức thương lượng được xem là cơ chế tự giải quyết, các bên tự đưa ra đề xuất v à quyết định giải pháp cho các vấn đề mà không có sự trợ giúp của bên thứ ba.
Về ưu điểm , giải quyết đình công bằng phương thức thương lượng có thể giữ được uy tín cho các bên , mang tính linh hoa ̣t , mềm dẻo , ít đưa đến
nguy cơ làm đổ vỡ quan hê ̣ lao đô ̣ng . Mă ̣t khác, phương thức này đề cao tối
đa quyền tự do đi ̣nh đoa ̣t của các bên. Các bên có quyền tự do ý chí trong việc quyết đi ̣nh có tham gia thương lượng hay không , có quyền đưa ra quan điểm ,
đề xuất các khả năng giải quyết những mâu thuẫn , bất đồng nhằm đi đến giải pháp thống nhất để giải quyết đình công . Do đó , khả năng các bên tự giác thực hiê ̣n các thỏa thuâ ̣n rất lớn nếu thương lượng đa ̣t kết quả.
Tuy vâ ̣y, phương thức thương lượng phu ̣ thuô ̣c vào sự tự giác của các bên, đòi hỏi các bên phải có thiê ̣n chí và sự nhượng bô ̣ cần thiết mới có thể đi đến kết quả trong việc giải quyết đình công . Ngược la ̣i, nếu các bên không có thiện chí trong quá trình thương lượng : không mong muốn tham gia thương lượng, không tự giác chấp hành thỏa thuâ ̣n , bảo vệ quan điểm của mình một
cách cứng nhắc , bảo thủ thì quá trình thương lượng dễ dẫn đến bế tắc . “Vì
hoạt động thương lượng cũng là viê ̣c chia phần “một chiếc bánh lợi ích”, nên không phải khi nào các bên cũng dễ dàng thống nhất được với nhau về mọi vấn đề; cũng sẵn sàng nhượng bộ để cuộc thương lượng thành công nhanh chóng” [29, tr.58].
Trong giải quyết đình công , thương lượng không đă ̣t ra vấn đề xét tính hợp pháp của cuô ̣c đình công mà chỉ nhằm giải quyết nguyên nhân của cuô ̣c đình công. Thông qua viê ̣c dàn xếp những mâu thuẫn giữa các bên , mục đích cuối cùng của thương lượng trong đình công là tiến tới viê ̣c chấm dứt đình công, NLĐ quay trở la ̣i công viê ̣c , tiếp tu ̣c thực hiê ̣n quan hê ̣ lao đô ̣ng giữa hai bên. Ngoài việc dàn xếp những yêu sách của NLĐ để họ chấm dứt việc ngừng viê ̣c, các bên còn có thể thương lượng với nhau để giải quyết các vấn đề về quyền lợi trong thời gian đình công hay vấn đề bồi thường thiệt hại do đình công gây ra.
Hai là, giải quyết đình công thông qua hòa giải
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba đô ̣c lâ ̣p do hai bên cùng chấp nhâ ̣n hay chỉ đi ̣nh giữ vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm kiếm giải pháp thích hợp , giúp chấm dứt những mâu thuẫn, xung đô ̣t đang tồn ta ̣i giữa các bên . Trong giải quyết đình công , hòa
giải “thực chất là giải quyết nội dung của cuộc đình công trên cơ sở ý chí tự nguyê ̣n của các bên và sự giúp đỡ của người thứ ba trung lập không có quyền quyết đi ̣nh” [11, tr.3-4]. Hòa giải hướng đến việc chấm dứt tình trạng ngừng viê ̣c của NLĐ thông qua viê ̣c dàn xếp nguyên nhân dẫn đến đình công bằng cách tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề đang mâu thuẫn . Không những vậy, hòa giải cũng có thể giải quyết những vấn đề như quyền lợi và trách nhiê ̣m các bên trong quá trình đình công.
Trong quá trình hòa giải, người trung gian với cái nhìn khách quan hơn về những mâu thuẫn , bất đồng sẽ phân tích cho các bên nhìn nhận rõ hơn về những lợi ích chung của các bên , những giá tri ̣ các bên có thể đa ̣t được cũng như các vấn đề pháp lý liên quan . Bên ca ̣nh đó , vai trò của người trung gian cũng được thể hiện qua việc đưa ra các ý kiến, gợi ý các giải pháp để các bên tham khảo, cân nhắc nhưng không có quyền quyết đi ̣nh về viê ̣c giải quyết nô ̣i dung của cuô ̣c đình công. Như vâ ̣y, với phương thức hòa giải , mă ̣c dù có chủ thể trung gian nhưng các bên vẫn đảm bảo quyền tự đi ̣nh đoa ̣t của mình trong giải quyết đình công.
Về ưu điểm , cũng như thương lượng , thủ tục hòa giải tương đối đơn
giản, thuâ ̣n tiê ̣n , bảo đảm bí mật và uy tín cho các bên . Nhưng sử du ̣ng
phương thức hò a giải trong giải quyết đình công , các bên có thể tận dụng được sự giúp đỡ từ bên ngoài , vẫn giữ được thế chủ đô ̣ng và có nhiều cơ hô ̣i
hơn trong viê ̣c duy trì mối quan hê ̣ giữa các bên . Bên cạnh đó , cũng như
thương lượng, điểm ha ̣n chế của phương thức giải quyết đình công bằng hòa giải là các thỏa thuận đạt được trong hòa giải không có tính ràng buộc pháp lý, phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác của các bên.
Ba là, giải quyết đình công thông qua tòa án
Với những yếu tố đă ̣c thù: được tiến hành theo thủ tu ̣c tố tu ̣ng chă ̣t chẽ, thực hiê ̣n bởi thẩm phán – những người có kinh nghiê ̣m , chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật lao động và đặc biệt là phán quyết được đả m bảo thi hành bằng sức ma ̣nh cưỡng chế nhà nước đã cho thấy viê ̣c giải quyết đình công
thông qua tòa án có những ưu viê ̣t nhất đi ̣nh so với các phương thức khác .
Chính vì vậy , có ý kiến cho rằng : “vẫn không thể thiếu vai t rò của tòa án
trong viê ̣c giải quyết đình công” [22, tr.21]. Đây là phương thức giải quyết đình công được chính thức quy đi ̣nh trong pháp luâ ̣t của nhiều quốc gia như : Nga, Philippin, Pháp…
Về mă ̣t bản chất , khác với việc giải qu yết tranh chấp lao đô ̣ng thông thường, giải quyết đình công tại tòa án không giải quyết nguyên nhân của cuô ̣c đình công. Trên cơ sở các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t , tòa án xem xét và ra
phán quyết về tính hợp pháp của cuộc đình c ông. Về vấn đề này , TS. Lưu
Bình Nhưỡng cho rằng: “Nó không phải là giải quyết một vấn đề tranh chấp
hay một vụ kiê ̣n thông thường mà là xác đi ̣nh đình công , một hành động công nghiê ̣p (industrial action), cách thức gây sức ép của người lao động có phù hợp với pháp luật không” [33, tr.63].
Bên ca ̣nh đó, giải quyết đình công thông qua tòa án cũng có những hạn chế nhất đi ̣nh: thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài, có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiê ̣p , gây căng thẳng trong QHLĐ sau khi giải quyết đình công. Đây cũng là mô ̣t trong những lý do khiến cho các bên không mong muốn giải quyết đình công ta ̣i tòa án.
1.2.3. Mục đích của việc giải quyết đình công
Thứ nhất, giải quyết đình công góp phần ngăn chặn , hạn chế những cuộc đình công bất hợp pháp.
Căn cứ vào quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t , trên cơ sở yêu cầu của mô ̣t hoă ̣c các bên, tòa án sẽ xem xét và ra phán quyết cu ộc đình công là bất hợp pháp nếu nó vi pha ̣m các điều kiê ̣n luâ ̣t đi ̣nh . Mô ̣t khi cuô ̣c đình công bi ̣ tòa án tuyên bố là bất hợp pháp , thì tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình công để trở lại làm việc. Nếu NLĐ vẫn tiếp tu ̣c ngừng viê ̣c , không thực hiê ̣n
nghĩa vụ lao động của mình thì NSDLĐ có thể xử lý kỷ luật theo quy định .
kiểm soát thông qua viê ̣c giải quyết đình công . Bên ca ̣nh đó , hoạt động này nhằm đảm bảo sự định hướng của nhà nước trong việc xác định tính hợp pháp của cuộc đình công ; góp phần hạn chế , ngăn chặn những cuô ̣c đình công bất hợp pháp cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó gây ra đối với các bên có liên quan và xã hội.
Thứ hai, giải quyết đình công nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong quan hê ̣ lao động.
Đối với NSDLĐ , đình công ảnh hưởng rất nhiều đến hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh. Không những vâ ̣y, đình công càng kéo dài , thiê ̣t ha ̣i sẽ càng lớn, doanh nghiê ̣p sẽ rơi vào tình thế khó khăn , khủng hoảng. Chính vì vậy,
giải quyết đình công một cách ki ̣p thời , hiê ̣u quả sẽ giúp doanh nghiê ̣p khắc
phục khủng hoảng, đưa hoa ̣t đô ̣ng sản xuất trở lại bình thường, ổn định trật tự, nề nếp kỷ luâ ̣t trong doanh nghiê ̣p . Về phía NLĐ , cùng với quá trình gi ải
quyết đình công , những yêu sách của tâ ̣p thể lao đô ̣ng được xúc tiến đưa ra
giải quyết. Mă ̣t khác, giải quyết đình công cũng quan tâm đến quyền lợi của NLĐ trong thời gian đình công , những thiê ̣t ha ̣i do hành vi trái pháp luâ ̣t của NLĐ gây ra cho NSDLĐ và vấn đề bồi thường thiê ̣t ha ̣i…Do vâ ̣y , hoạt động
giải quyết đình công góp phần bảo vê ̣ lợi ích chính đáng của các bên trong
quan hê ̣ lao đô ̣ng.
Thứ ba, giải quyết đình công góp phần ổn đi ̣nh quan hê ̣ lao động.
Có thể nói rằng , quan hê ̣ lao đô ̣ng mang tính kinh tế – xã hội đặc biệt : vừa tự nguyê ̣n hợp tác vừa tiềm ẩn mâu thuẫn , xung đô ̣t về lợi ích giữa NLĐ
và NSDLĐ. “Sự bất đồng về lợi ích giữa các bên nếu không được giải quyết
sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những phản kháng tiêu cực của người lao động ở dạng này hay dạng khác, trong đó có đình công” [12, tr.15]. Khi đã xảy ra, đình công không những gây thiê ̣t ha ̣i cho NSDLĐ mà cả NLĐ (tham