S ngày sau tr ng (ngày)
4.1.5. Tình hình sâu bệnh hại của các giống cà chua quả nhỏ trong nhà mái che vụ thu đông 2013
che vụ thu đông 2013 .
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng nông sản phẩm. Ngày nay khi lương thực đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của con người thì chất lượng nông sản ngày càng được quan tâm, vì vậy các loại rau ngày nay đã được sản xuất theo quy trình sạch và an toàn đối với người tiêu dùng. Những biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây mà không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật, đây là hướng đi đúng đắn cần được phát triển trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên ngày nay cây trồng lại bị
nhiễm nhiều loại sâu bệnh khác nhau rất đa dạng và phong phú, mức độ nhiễm bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc sức đề kháng của giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như: bón phân, thời vụ, mật độ trồng.
Các giống cà chua được trồng trong nhà mái che có tỷ lệ sâu bệnh giảm nhiều so với trồng ngoài đồng ruộng tuy nhiên qua theo dõi chúng tôi nhận thấy một số loại sâu bệnh chính, kết quảđược thể hiện qua bảng 4.8.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Bảng 4.8. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cà chua quả nhỏ
Công thức Giống Bọ phấn trắng (cấp) Bọ trĩ (cấp) Sâu vẽ bùa (cấp) Bệnh sương mai (điểm) Bệnh xoăn lá (%) Héo xanh vi khuẩn (%) 1 Hoàng yến 1 1 1 1 0,2 0,3 2 Vàng anh 0 1 1 0 0,0 0,0 3 Thuý hồng 0 1 1 0 0,0 0,0 4 Anh Đào 2 1 1 1 1 0,1 0,0
Qua việc theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy xuất hiện một số loại sâu bệnh hại chính: Sâu vẽ bùa, bọ phấn trắng, bọ trĩ, Bệnh sương mai, bệnh xoăn lá và héo xanh vi khuẩn.
Bọ phấn trắng (Bemisa spp.) là môi giới truyền bệnh virus, sau thời gian rét đậm trong nhà lưới không xuất hiện, vào giai đoạn cuối của vụ trồng khi nhiệt độ cao bọ phấn xuất hiện nhưng mật độ thấp không gây trở ngại đáng kể
cho cây trồng. Các giống Vàng anh và đối chứng Thúy hồng không thấy xuất hiện. Giống Hoàng yến và Anh đào 2 xuất hiện lác đác trên lá.
Trên các giống cà chua tham gia thí nghiệm hai đối tượng hại là sâu vẽ
bùa (Liriomyza triflii), bọ trĩ đều xuất hiện trên đó, và xuất hiện với tỷ lệ thấp (cấp 1 – dưới 1% diện tích lá bị hại), với mức độ gây hại nhỏ này, chúng tôi áp dụng ngắt bỏ các lá bị hại không cần phải sử lý thuốc hóa học.
Về bệnh trên lá cà chua, chúng tôi quan sát thấy các giống Hoàng yến và Anh đào 2 bị bệnh sương mai (Phytophthora infestans) nhưng ở mức nhẹ (điểm 1). Bệnh xoăn lá cũng xuất hiện ở hai giống trên, tỷ lệ mắc bệnh ở giống Hoàng yến là 0,2% và tỷ lệ này ở giống Anh đào 2 là 0,1%.
Ngoài bệnh virus gây xoăn lá và bệnh sương mai, cà chua ngoài đồng ruộng còn gặp nhiều sâu bệnh hại khác như bọ trĩ, lở cổ rế, héo vàng … Cà chua trồng trong điều kiện nhà lưới các tác nhân gây hại này hầu như không xuất hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 hoặc xuất hiện không đáng kể.
Nhìn chung, trong điều kiện nhà lưới vụ thu đông 2013, các giống cà chua quả nhỏ tham gia thí nghiệm đều nhiễm một số sâu hại, côn trùng hại và bệnh hại nhưng tỷ lệ rất thấp ảnh hưởng không đáng kể tới năng suất và chất lượng quả.