Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân

Một phần của tài liệu Xác định giống và biện pháp bón phân, tỉa nhánh thích hợp cho sản xuất cà chua quả nhỏ trong nhà có mái che (Trang 44)

Cà chua là cây sinh trưởng thân lá mạnh, khả năng ra hoa quả lớn vì vậy cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, là yếu tố thiết yếu cho việc đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng quả. Tuy nhiên, tuỳ vào kỹ thuật canh tác cà chua mà chọn phân bón cũng như liều lượng và cách bón cho phù hợp.

Đạm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất của cà chua nhiều hơn các chất khác. Đạm thúc đẩy sự đậu hoa quả, nhưng làm quả chín chậm và giảm kích thước quả. Thiếu đạm, hoa rụng nhiều, nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao. Thừa

đạm bệnh thối đít quả gia tăng nhất là khi sử dụng đạm dạng amôn. Thừa đạm làm giảm kích thước, màu sắc, phẩm chất, lượng chất khô hòa tan trong quả và tăng độ

acid của quả. Dạng phân nitrat thích hợp cho cà chua hơn dạng phân amôn vì nitrat cải thiện sự thiếu nước hữu dụng và giảm lượng amino acid tự do trong cây.

Mức độ lân hữu dụng cao trong vùng rễ rất cần thiết cho sự phát triển của rễ và sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới khi trồng cà chua không tủ đất, điều kiện cung cấp nước thay đổi thì lượng lân cao rất cần thiết. Trong điều kiện dư N và K, lân giúp tăng phẩm chất quả, quả cứng, thịt dày, nhiều vitamin C và có màu đẹp. Dạng phân nitro-phosphat và superphosphat là thích hợp bón cho cà chua (Tạ Thu Cúc, 2006).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Cà chua đòi hỏi nhiều kali nhất là lúc cây đang cho quả. Kali giúp tăng sức chống chịu của cây, thân nhánh cứng, thúc đẩy sự đồng hoá CO2, xúc tiến quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá về quả và tăng lượng đường trong quả. Kali giúp giảm thiệt hại bệnh do nấm Cladosporium, Verticillium, Botrytis và Diplodia gây ra. Ảnh hưởng của kali đến năng suất không rõ như đạm nhưng kali giúp gia tăng kích thước quả, đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập sắc tốở quả khi chín. Thiếu kali lá trở nên sẫm màu, lá khô từ ngọn lá và lan rộng dọc theo rìa lá, quả chín không đều, dễ bị cháy nắng khi trời nóng và thường bị thối hỏng trước khi thu hoạch.

Để cho năng suất cao thì ngoài dinh dưỡng lấy từ đất cần phải bổ sung phần lớn các nguyên tố dinh dưỡng cho cây. Cũng như các loại cây trồng khác, khi bón phân cho cà chua cũng phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng như các điều kiện khác. Cần phải bón cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, phối hợp các nguyên tố N, P, K một cách thích hợp. Nguyên tắc bón phân là phải tuân thủ về chủng loại, cân đối, đúng liều lượng, đúng thời kỳ. Khi bón phân phải thỏa mãn các nhu cầu về dinh dưỡng, bồi dưỡng, cải tạo

đất làm tăng năng suất và cải tiến chất lượng cà chua. Cà chua hút nhiều nhất là kali, thứđến là đạm và ít nhất là lân (Lê Sỹ Lợi, 2012).

Bón phân hữu cơ cho cà chua trung bình từ 15-20 tấn/ha và phải sử dụng phân hoai mục, tơi xốp, không nên bón phân tươi. Phân hữu cơ thường bón trước khi trồng, phân sẽ phân giải từ từ và cung cấp dần cho cây, làm cho đất tơi xốp, giữ nước... Lượng phân vô cơ bón cho một ha là 90-120kg N, 60-90kg P2O5, 100-200kg K2O. Phân lân được bón lót với phân chuồng. Vào mùa khô, có thể bón toàn bộ lượng lân, phân chuồng, 1/3-1/4 kali trước khi trồng. Thời kỳ cây ra hoa cần tất cả các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết vì vậy cần sử

dụng phân hóa học để bón thúc cho cây trồng (Cao Thị Làn, 2011).

Theo Richard Snyder & Amy M. Schmidt 2011, Tưới phân là việc đưa phân bón vào hệ thống tưới. Phân bón được tưới nhỏ giọt bằng 1 hệ thống tưới có thể tính toán được lượng phân. Việc tưới phân vào đầu vụ giúp cho cây trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 nhận được lượng phân bón tốt, nhất là cây rau. Liều lượng bón tăng lên khi cây mang quả và cần dinh dưỡng cho sinh trưởng phát triển, liều lượng bón phân giảm khi cây bước vào giai đoạn sắp kết thúc thu hoạch. Như vậy cà chua cần phân bón cho suốt chu kỳ sinh trưởng phát triển chứ không phải cần 1 lượng lớn cho 1 lần.

Lượng chất dinh dưỡng cà chua lấy đi từ đất thay đổi tùy theo năng suất, tình trạng đất và điều kiện đất trồng. Theo Kemmler và Hoht (1985), để có năng suất 50 tấn/ha sản phẩm cà chua lấy đi từđất 150kg N, 35kg P2O5, 200kg K2O, 25kg MgO và 30Kg S. Cây cà chua vừa sinh trưởng thân lá vừa sinh trưởng sinh thực nên cây cần nhiều chất dinh dưỡng trong một thời gian dài. Do đó việc bón lót, bón thúc nhiều lần, bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất (Dẫn theo Trần Thị

Ba, 1998).

Theo Raymond A.T George (1999) ở đất có dinh dưỡng thấp thì bón 75- 100kg N, 150-200kg P2O5, 200-250kg K2O, đểđạt năng suất 60 tấn/ha thì cần bón 320kg N, 60kg P2O5 và 440kg K2O. Ở vùng khô thì cây sử dụng đạm nhiều hơn trong khi vùng ẩm cây sử dụng lân và kali nhiều hơn.

Theo J. Kobryń và E. Hallmann (2005) Ba giống cà chua được trồng tại Rockwool sử dụng các mức đạm bón sau: 140 và 210 mg N trong 1dm3 dung dịch cho toàn bộ thời gian sinh trưởng của cà chua. Hoặc bón 140 mgN khi cây có 3 lá, thời gian sinh trưởng còn lại bón 210 mgN. Việc chọn dòng cà chua dựa trên sự kết hợp các biện pháp phân tích như hoá học, phân tích vật lý và dựa vào các giác quan. Các kết quả phân tích cho thấy cà chua trong thí nghiệm chứa hàm lượng chất khô cao, chứa đường tổng số, axit, VitaminC, aminoaxit tự do, beta-carotene và flavonoid, đó là các giống cà chua quả nhỏ. Chúng cũng được

đánh giá cảm quan cao về chất lượng thử nếm và hương vị. Quả có hàm lượng lớn licopen và có màu sắc đặc trưng của cà chua. Cần bón bổ sung phân đạm theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng giống.

Ở nước ta trên các loại đất có thành phần chất dinh dưỡng trung bình có thể bón phân cho 1 ha cà chua theo công thức: phân chuồng hoai 20 – 30 tấn, vôi bột 500 – 1.000 kg, 120 – 200kg N, 100 – 150kg P2O5, 50 – 120kg K2O. Đối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 với các vùng cao nguyên, lượng phân bón cần cao hơn vì cà chua có thời gian sinh trưởng dài và cho năng suất cao hơn, cụ thể như sau (tính cho 1 ha): 200 – 400kg N, 180 – 300kg P2O5 và 150 – 200kg K2O (Tạ Thu Cúc và cs, 2007).

Phân bón tưới nhỏ giọt cho cà chua trong nhà kính là N và K, P không

được tưới vì nó ít di chuyển trong đất. Phân NPK được bón lót trước khi trồng. Tất cả các loại phân qua tưới nhỏ giọt phải có độ hoà tan cao, nếu không nó sẽ bị

vón bị tăc ống. Nguồn đạm thể rắn được bón là canxi nitrat, amoni nitrat, kali nitrat và kali rắn được bón là kali nitrat hoặc kali clorua. Các loại phân bón lỏng thường được bón là NPK 4-0-8, NPK 6-0-6, NPK 7-0-7, NPK 10-0-10. Loại đất mà lượng Kali thấp thường bón các loại NPK 7-0-7, NPK 8-0-8, hoặc NPK 10- 0-10. Nếu đất có hàm lượng Kali cao thì thường chỉ bón đạm như NPK19-0 - 0 hoặc NPK 28-0-0 (Richard Snyder & Amy M. Schmidt 2011).

Richard Snyder & Amy M. Schmidt (2011) đã đưa ra được bảng thành phần dinh dưỡng sau:

Bảng 2.5. Bảng thành phần dinh dưỡng của loại phân bón thường

được sử dụng trong tưới nhỏ giọt

Loại phân Tỷ lệ % các nguyên tố pH

Amoni nitrat 34% N A

Canxi nitrat 15,5% N, 19% Ca B

Diammonium phosphate 16% N, 46% P2O5 (20,1% P) A Monopotassium phosphate 52% P2O5 (22,7% P), 34% K2O (28,2% K) B Nitrat kali soda 15% N, 14% K2O (11,6% K) B

Kali clorua 60% K2O (49,8% K) N

Kali nitrat N13,75% N, 44,5% K2O, (36,9% K) B Natri nitrat 16% N

Urê 46% N B

* A = axít (sẽ giảm độ pH của đất); B = Bazơ (sẽ nâng cao độ pH của đất); N = Neutral (không ảnh hưởng đến độ pH)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Quản lý dinh dưỡng là một phần của hoạt động sản xuất để quản lý 1 cách dễ dàng khi đã hiểu kiến thức cơ bản. Mặt khác, quản lý dinh dưỡng kém có thể

dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về chất lượng và phải mất rất nhiều thời gian để

sửa chữa. Quản lý dinh dưỡng tốt cũng áp dụng cho các phương pháp trồng lựa chọn để xử lý nguồn nước thải. Rủi ro đối với nước ngầm từ nước thải của phân bón là một vấn đề gây tranh luận sôi nổi, và các hoạt động trong nhà kính sẽ

không nằm ngoài vấn đề này.

Theo tạp chí Greenhouse Tomato Production Manual (2013),cà chua đòi hỏi sự quan tâm về dinh dưỡng đểđạt năng suất cao, chất lượng tốt. Người trồng nên tìm hiểu để bón phân cho cây bằng phương pháp nồng độ ppm hơn là phương pháp nồng độ muối hoà tan.

Kỹ thuật bón phân cũng ảnh hưởng tới năng suất cà chua. Bón phân làm nhiều lần thì năng suất tương đối cao và làm tăng hàm lượng đường cho cà chua. Thông thường người ta bón 4 lần bón thúc tương ứng với 4 giai đoạn phát triển quan trọng của cây là thời kỳ nụ, hoa rộ, quả non và sau lần thu hoạch thứ nhất. Bên cạnh các loại phân đa lượng, có thể dùng thêm phân vi lượng bón vào đất hoặc phun lên lá để làm tăng thêm năng suất cho cây (Lê Sỹ Lợi, 2012).

Phân bón được tưới theo các chu kỳ khác nhau: hằng ngày, hằng tuần, số

lần/tuần tuỳ thuộc vào nhu cầu cây, loại đất hoặc nhân tố khác. Điều kiện ở

Mississippi, một tuần tưới 1 lần là hợp lý nhất. Trên đất cát cần thiết phải tưới nhiều lần hơn.

Theo Cao Thị Làn (2011) sau khi bón phân hàm lượng nitrate trong quả

cà chua tăng nhanh và đạt cực đại vào ngày thứ 3 sau bón phân. Sau đó hàm lượng nitrate giảm dần và và đạt cực tiểu vào ngày thứ 5 hoặc ngày thứ 6 sau bón phân. Điều đó chứng tỏ sau khi bón phân 2-3 ngày cây hút đạm rất mạnh và tích lũy ở dạng nitrate trong cây và trong quả. Sau đó lượng nitrate dự

trữ này sẽ được phân giải từ từđể phục vụ cho quá trình sinh trưởng của cây, và sau khi bón phân 5 - 6 ngày hầu như lượng phân bón đã được cây tiêu thụ hết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Đây cũng là điểm cần lưu ý trong kỹ thuật trồng cà chua, cần xác định lượng phân bón và chu kỳ bón cho thích hợp để rễ cây không bị tổn thương do bón phân quá nhiều và cũng không trong tình trạng thiếu dinh dưỡng khi chu kỳ bón phân quá dài.

Theo Cao Kỳ Sơn (2009), do thời kỳđầu, từ khi trồng đến ra hoa rộ, cây cà chua phát triển chậm, sinh khối thấp, nhu cầu dinh dưỡng chưa cao nên chỉ

cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 2 % tổng lượng dinh dưỡng của cả vụ. Trong giai đoạn tiếp theo, từ khi ra hoa rộđến thu quả lần 2, lượng dinh dưỡng

được cung cấp khoảng 28%. Giai đoạn 3 là giai đoạn cho quả nhiều nên lượng dinh dưỡng cung cấp cho giai đoạn này là chủ yếu, khoảng 70% tổng lượng dinh dưỡng của cả vụ.

Theo Cao Thị Làn (2011), Bón phân trong nhà mái che với hệ thống tưới nhỏ giọt với chu kỳ 10 ngày/lần cho năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm công chăm sóc.

Trong sản xuất cà chua cherry trên giá thể, theo Tạ Thu Cúc (2003) bón phân với liều lượng quy chuẩn là 257kg N - 200kg P2O5 - 400kg K2O - 24kg Ca/ha cho năng suất, chất lượng quả cao nhất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giá thể. Bón phân với chu kỳ 10 ngày/lần cho năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm công chăm sóc. Với chu kỳ bón phân 10 ngày/lần, không nên thu họach quả vào ngày thứ 3 sau khi bón phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả

là cao nhất.

Mụn xơ dừa là một sản phẩm phụ từ việc chế biến chỉ xơ dừa có trữ lượng lớn. Theo chuyên gia thuộc tổ chức UNDP của Liên hiệp Quốc, ông H. Atillekeratne người Srilanka, thì sản lượng sản xuất chỉ xơ dừa hàng năm là 30.000 tấn và khả năng sử dụng nguyên liệu vỏ xơ dừa là 200 triệu tấn nếu được

đầu tư đúng mức. Mụn xơ dừa là sản phẩm phụ từ việc chế biến chỉ, nên trữ

lượng được thải ra môi trường cũng đáng kể, cần phải có biện pháp xử lý thích hợp để sản xuất giá thể. Mụn xơ dừa có ưu điểm là nguyên liệu có trữ lượng lớn, xốp, sạch bệnh, khả năng giữ nước tốt, dinh dưỡng phù hợp và giá thành rẻ. Tuy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 nhiên, một trong những khó khăn khi xử lý mụn xơ dừa là hàm lượng lignin cao (Dẫn theo Lê Sỹ Lợi, 2012).

Trong một vài năm gần đây, Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam đã tiến hành nghiên cứu xử lý, sử dụng mụn xơ dừa làm phân bón và giá thể cho cây trồng. Kết quả cho thấy: xử lý ngâm mụn xơ dừa với nước vôi ở nồng độ 5% trong 2 ngày đã làm giảm hàm lượng lignin từ 51,52% xuống còn 25,35%; phối trộn mụn xơ dừa với hỗn hợp nấm mốc và vi khuẩn hay với chế phẩm EM Bokashi nhằm phân huỷ lignin, xenluloza ... để làm phân bón và giá thể.

Theo Nguyễn Văn Phong (1998), trồng dưa leo và cà chua trên giá thể

trong nhà mái che có nghiệm thức là: 50 % tro trấu + 20% xơ dừa + 20 % vỏđậu phộng + 10% phân chuồng hoai mục và có tưới bổ sung dinh dưỡng có thể cho năng suất dưa leo: 57 tấn/ ha và cà chua: đạt 43 tấn/ ha.

Theo Phạm Ngọc Tuấn (2008) khi trồng trong nhà mái che trên giá thể

chế biến từ mùn cưa, nham thạch núi lửa mỗi ha cà chua đạt trên 200 tấn/vụ sản xuất, ớt ngọt 100 tấn/năm, dưa chuột 240 tấn/vụ. Tại Đà Lạt và các huyện phụ

cận, hầu hết các cơ sở sản xuất cây giống rau các loại đều sử dụng than bùn làm giá thể gieo ươm, nhưng dùng than bùn làm giá thểđể trồng sản xuất rau thương phẩm thì rất ít được sử dụng. Các loại giá thểđược chế biến sẵn từ xơ dừa bởi các công ty cũng mới chỉ được sử dụng trong nhân ươm cây giống và trồng các loại hoa cây cảnh trong chậu có gía trị cao.

Kết quả trồng dưa leo và cà chua trong nhà mái che trên 4 loại giá thể là xơ dừa, hoặc hỗn hợp của ba thành phần bao gồm cả bã mía, vỏđậu phộng, đậu tương, than bùn hay đá núi lửa tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau Quả - Hà Nội cho thấy: Năng suất của cà chua và dưa leo trồng trên giá thể xơ dừa tăng đáng kể

so với trồng trên ba giá thể còn lại; Các lọai giá thể như bã mía, vỏđậu phộng, vỏ đậu tương, than bùn hay đá núi lửa không thích hợp cho sản xuất dưa leo vì đã làm cho hàm lượng chì vượt quá giới hạn dư lượng tối đa là 0,2 mg/kg; Các kết quả này chứng minh rằng sản xuất rau sạch trên gía thể có thểđược sử dụng thành công tại Việt Nam như một phương tiện của việc giảm dư lượng trong rau, nhưng nhấn mạnh rằng giá thể cũng có khả năng là một nguồn gây ô nhiễm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xác định giống và biện pháp bón phân, tỉa nhánh thích hợp cho sản xuất cà chua quả nhỏ trong nhà có mái che (Trang 44)