S ngày sau tr ng (ngày)
4.3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến khản ăng sinh trưởng của giống cà chua Vàng Anh.
năng suất giống cà chua Vàng Anh trong nhà mái che vụ thu đông 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương.
Cây trồng nói chung yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một trong các chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả khi có chất dinh dưỡng khác
ở mức thừa thãi.
Với cây cà chua - cây phát triển thân lá nhiều vì vậy lượng chất dinh dưỡng cây hút khá cao. Cà chua cần nhiều đạm trong thời kỳ sinh trưởng cho
đến khi cây ra quả. Kali cần cho cà chua trong suốt thời gian sinh trưởng, đặc biệt là thời kỳ ra quả (Đào Xuân Thảng, 2005).
Do sinh khối lớn nên cà chua lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng khá lớn từ
thân, lá, hoa, quả. Như vậy để tạo nên năng suất quả, cà chua phải lấy đi từđất rất nhiều nguyên tố trung và vi lượng không chỉ các nguyên tốđa lượng.
Việc sử dụng phân bón thúc tổng hợp NPK + TE dạng dung dịch là một lợi thế cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn việc sử dụng các loại phân đơn. Nhưng sử dụng loại nào là tốt hơn cả với cà chua trong điều kiện nhà lưới? Vì lý do
đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu thí nghiệm trên 3 loại phân bón thúc NPK + TE với tỷ lệ khác nhau. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.16.
4.3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến khả năng sinh trưởng của giống cà chua Vàng Anh. giống cà chua Vàng Anh.
* Thời gian từ gieo đến trồng:
Trong thời kỳđầu trồng cà chua, dưới điều kiện môi trường dinh dưỡng như nhau, điều kiện thời tiết thuận lợi nên các công thức nảy mầm nhanh, sau 4 ngày gieo các công thức nảy mầm 100%. Sau quá trình nảy mầm là quá trình xuất hiện lá thật. Sau 22 ngày gieo, các công thức đều đảm bảo 4-5 lá đưa ra trồng trong khu nhà lưới sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
* Thời gian từ trồng đến ra hoa, từ trồng đến thu quảđợt 1:
Từ kết quả bảng 4.16 cho thấy Công thức 3 (bón cân đối NPK) ra hoa sau trồng 23 ngày và thu quảđầu sau trồng 65 ngày, thời gian này tương đương với công thức đối chứng. Công thức 2 (bón NPK (23:10:12 +TE)) ra hoa sớm hơn đối chứng (21 ngày sau trồng) nhưng cho thu quả đầu muộn hơn (68 ngày sau trồng). Điều này có thể lý giải vì công thức 2 có lượng đạm cao hơn nên giai
đoạn đầu cây sinh trưởng thân lá tốt, ra hoa sớm nhưng quả lâu chín hơn.
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của giống cà chua Vàng Anh trong nhà mái che. Công thức TG từ gieo đến trồng (ngày) Thời gian từ trồng đến …. (ngày) Ra hoa Thu quả đợt 1 Thu quả đợt cuối Tổng TGST CT1: (đ/c) NPK (15: 5: 22 +TE) 22 24 65 148 175 CT2: NPK (23:10:12 +TE) 22 21 68 143 170 CT3: NPK (13:13:13 +TE) 22 23 65 154 181 * Thời gian từ trồng đến thu quảđợt cuối:
Thời gian thu quả đợt cuối của các công thức dao động từ 143 đến 154 ngày sau trồng. Thời gian này kết thúc sớm nhất ở công thức bón NPK (23:10:12 +TE), tiếp đến là công thức đối chứng - bón NPK (15: 5: 22 +TE). Công thức 3 - bón cân đối NPK cho thu hoạch quả kéo dài hơn. Điều đó chứng tỏ bón phân cân đối tỷ lệ N:K thời gian cho quả bền vững hơn.
* Tổng thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng được tính từ lúc gieo đến khi kết thúc thu hoạch. Trong thí nghiệm này, công thức 2 kết thúc thu hoạch sớm nên thời gian sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 trưởng ngắn nhất (170 ngày). Công thức 3 kết thúc thu hoạch muộn nhất nên thời gian sinh trưởng dài nhất (181 ngày). Công thức đối chứng có thời gian sinh trưởng là 175 ngày.
Như vậy chúng ta có thể thấy: các loại phân bón thúc khác nhau đã ảnh hưởng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống cà chua Vàng anh,
điều đó dẫn đến sự khác nhau của các công thức về tổng thời gian sinh trưởng.
4.3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón thúc đến một số đặc điểm cấu trúc cây của giống cà chua quả nhỏ Vàng anh.