Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật tỉa nhánh cho cà chua

Một phần của tài liệu Xác định giống và biện pháp bón phân, tỉa nhánh thích hợp cho sản xuất cà chua quả nhỏ trong nhà có mái che (Trang 39)

Tỉa nhánh là việc loại bỏ nhánh nách và những chồi thấp nhất, làm cho dinh dưỡng tập trung vào các chùm hoa và quả trên thân chính, đồng thời tạo độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 thoáng khí cho cà chua (Mai Thị Phương Anh, 2003).

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa nhánh đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua. Curerence (1941), Magruder (1924), Strijdom (1955), Thomson (1934) đều đã chỉ ra rằng tỉa nhánh có xu hướng làm tăng khối lượng trung bình quả, thúc đẩy cà chua chín sớm hơn nhưng lại làm giảm tổng sản lượng. Trái ngược với kết luận trên, Deonier và cộng sự (1944) bằng kết quả nghiên cứu của mình đã cho thấy khi trồng cà chua có tỉa nhánh thu được năng suất lớn hơn so với không tỉa, đồng thời hiệu quả

kinh tế cũng cao hơn (Dẫn theo Phạm Thị Tuyết, 2011).

Jackson (1953) đã nghiên cứu tác động của tỉa nhánh đến năng suất của 11 giống cà chua, kết quả là có 7 giống cho năng suất lớn hơn khi tỉa nhánh, 4 giống còn lại khi tỉa nhánh lại cho năng suất thấp hơn so với để phát triển tự

nhiên (Dẫn theo Trần Thị Thu, 2008).

Trung tâm nghiên cứu rau châu Á đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến số chùm hoa/cây, số hoa/chùm, khối lượng quả và năng suất của giống cà chua FMTT260 tại đại học Kasetsart (Thái Lan), kết quả cho thấy: số chùm hoa trên cây giảm ở các công thức tỉa nhánh, trong khi đó công thức đối chứng (không tỉa nhánh) lại cho số chùm hoa/cây cao nhất (9,4 chùm/cây). Số hoa trên chùm cũng khác nhau rất rõ rệt ở các công thức tỉa nhánh, công thức để 1 thân chính cho số hoa/chùm cao nhất (9,6 hoa/chùm), công thức không tỉa nhánh có số hoa/chùm thấp nhất (7,9 hoa/chùm). Về khối lượng trung bình quả, công thức tỉa để 1 thân chính 1 thân phụ cho khối lượng trung bình quả đạt cao nhất (116,4 g/quả). Biện pháp tỉa nhánh để 2 thân kết hợp với khoảng cách trồng (cây cách cây) là 30cm cho năng suất cao nhất (40,2-42,4 tấn/ha) (Fufa, P. Hanson và CS, 2011).

Theo tạp chí Greenhouse Tomato Production Manual, cà chua trong nhà mái che sinh trưởng không định hướng, nên yêu cầu cắt tỉa liên tục và giăng lưới làm giàn. Hệ thống giàn lưới bao gồm một dây cáp mắc bởi 2 neo sắt gắn vào 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

đầu dọc theo chiều dài nhà kính. Hệ thống neo sắt được làm từ kim loại gắn vào sàn nhà kính. Một đồng hồ hỗ trợ sẽ giúp tăng cường đến cột cuối cùng. Dây cáp

được căng chặt vào mỗi hàng cây, dài 8-10 feet, mỗi đầu gắn vào 1 căng cáp. Một cây cà chua duy nhất với 5-6 chùm quả phát triển tốt nặng từ 10-12 kg tác dụng lên dây cáp làm sức căng dây giảm đi. Vì vậy các cột kim loại là rất cần thiết chống đỡ cho mỗi khoảng cách hàng cây từ 20-30 feet. Đường kính cáp có kích thước 1/16 - 3/32 inch là thích hợp nhất.

Cà chua trong nhà mái che đòi hỏi phải cắt tỉa các nhánh bên khi chúng phát triển để tập trung dinh dưỡng cho thân chính. Cắt tỉa giúp cho việc quản lý cây cà chua được lâu bền. Cắt tỉa phải được thực hiện thường xuyên (3-4 ngày/lần) để loại bỏ các nhánh bên từ khi còn nhỏ. Khoảng thời gian dài quá dẫn

đến nhánh bên quá lớn, khó cắt tỉa ảnh hưởng đến sinh trưởng của thân chính và tăng khả năng nhiễm bệnh.

Cắt tỉa tốt nhất là thực hiện vào buổi sáng khi sương khô. Các nhánh phụ được tách ra khỏi thân chính dễ dàng, vết cắt cũng nhanh lành. Người trồng cần cẩn thận để loại bỏ các nhánh mà không bỏ các đầu cuối nụ chính. Đôi khi cắt tỉa khó khăn khi một số nhánh xuất hiện đỉnh ngọn cây. Trong quá trình cắt tỉa bất kỳ dấu hiệu bệnh nào nên được cắt bỏ khỏi chùm hoa. Cắt tỉa buổi sáng sớm làm các vêt thương khô lại, tránh nhạy cảm khi tiếp xúc với các vi sinh vật. Tốt nhất không tỉa nhánh khi thời tiết âm u, ẩm vì trong điều kiện đó không thể khô các vết cắt (Frank Ferrandino, 2012).

Theo tạp chí Lương thực, Nông nghiệp và Môi trường của Tây Ban Nha, việc tỉa nhánh cà chua để lại 1 thân chính và 1 nhánh cấp 1 phát sinh từ đốt bên dưới cụm hoa thấp nhất ở thân chính thu được năng suất tăng lên 10,7% so với biện pháp tỉa nhánh để 2 thân và trên mỗi thân để 2 nhánh khoẻ nhất về 2 hướng (Papadopoulos, 1991).

Theo một số nghiên cứu được tiến hành trong vụ hè thu năm 2008 và vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng (12, 16, 20, 24, và 28 inch/ hàng), của phương pháp tỉa mầm (cắt tỉa để 1 mầm và 2 mầm), cắt tỉa quả/nhánh (để

ba, bốn, năm, hoặc sáu quả/nhánh hay không tỉa quả), và thực hành kiểm soát dịch hại (biện pháp hóa học so với biện pháp sinh học) đạt kết quả về năng suất và kích thước quả trong điều kiện nhà mái che. Một chi phí phân tích được thực hiện để so sánh tỉa để một mầm trên thân so với tỉa để hai mầm trên thân, chếđộ

kiểm soát dịch hại bằng hóa chất so với biện pháp sinh học. Khoảng cách cây- cây 28 inches cho năng suất quả nhiều hơn đáng kể so với khoảng cách cây - cây 12 inch. Tuy nhiên, sản lượng giảm hơn ở khoảng cách cây thưa. Cắt tỉa để 1 mầm trên thân năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trong vụ hè thu; trong khi đó, trong vụ xuân sản xuất tỉa để 2 mầm năng suất quả thấp nhưng hiệu quả kinh tế

cao hơn. Năng suất quả giảm khi tỉa thưa để 3-4 quả/nhánh nhưng quả to hơn so với tỉa để 5-6 quả/nhánh. Số lượng quả nhiều hơn khi không tỉa quả hoặc tỉa để

6 quả/nhánh nhưng khối lượng trung bình quả thấp.

Trồng cà chua với khoảng cách hàng x hàng là 16-20 inch là thích hợp nhất, tận dụng không gian trong nhà kính mà không ảnh hưởng đến năng suất và khối lượng Trung bình quả cà chua. Hệ thống cắt tỉa để 1 mầm trên thân chính cho năng suất cao nhất trong vụ hè thu, và tỉa để 2 mầm trên thân chính thuận lợi nhất trong vụ xuân. Để trồng cà chua cho khối lượng quả đạt cao nhất và không

ảnh hưởng đến năng suất khuyến cáo trồng cà chua trong nhà kính để 4 quả/ nhánh trong vụ hè thu, vào vụ xuân khi cường độ ánh sáng lớn, việc tỉa quả

không cần thiết vì không ảnh hưởng đến năng suất và khối lượng quả.

Theo Saunyama 2003, việc cắt tỉa nhánh lá và làm lưới che cà chua đã kiểm soát tỷ lệ hại, thiệt hại về năng suất cà chua do nhện đỏ gây ra tại hai khu vực sản xuất cà chua ở Zimbabwe (Mutoko và Muzarabani). Thực hiện các biện pháp đơn hay các phương pháp kết hợp không ảnh hưởng trực tiếp ở giai đoạn

đầu. Do các biện pháp cắt tỉa và làm lưới che cà chua tránh nhện đỏ tại Mutoko, Zimbabwe nên mắc bệnh ít hơn và giảm thiểu thiệt hại trên quả cà chua. Các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 biện pháp cắt tỉa và làm lưới che cà chua dẫn đến lợi nhuận tăng 18,78 $ trên ha (tại Mutoko, Zimbabwe).

Theo Snyder (2009), để sản xuất tốt nhất, cây cà chua tỉa để 1 thân chính duy nhất, loại bỏ tất cả các chồi bên. Nếu để tất cả các chồi bên lại, chúng sẽ

sinh trưởng phát triển và ra hoa kết quả, số lượng quả trên cây sẽ nhiều hơn nhưng quả nhỏ và chất lượng thấp. Như vậy tốt hơn là để 1 thân chính sinh trưởng phát triển, quả sẽđồng đều hơn và chất lượng quả cao hơn. Loại bỏ các chồi mỗi tuần một lần để dễ kiểm soát. Khuyến cáo có thểđể lại 1 hoặc 2 chồi nhỏ nhất trên cùng cây. Sau này, nếu mầm chính bị sâu bệnh hoặc chết, một trong lại có thể trở thành mầm chính mới.

Ở Việt Nam, ảnh hưởng của biện pháp tỉa nhánh đến năng suất và chất lượng cà chua hầu như chưa được đầu tư nghiên cứu, người sản xuất vẫn có thói quen tỉa nhánh cà chua tuy nhiên chỉ dừng ở mục đích giúp cây phát triển thuận lợi hơn và tạo sự thông thoáng cho ruộng cà chua. Các biện pháp tỉa cà chua cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào thói quen của từng địa phương, phụ thuộc vào mùa vụ và giống, thông thường là để 1-2 hoặc 3-4 nhánh cho thu hoạch quả.

Theo Mai Phương Anh (2003), cà chua trồng trong vụ thu đông nên ngắt chồi khi chồi dài 5-9 cm, đối với các giống vô hạn có thể để 1 thân chính (tăng mật độ lên gấp đôi) hoặc để 1 thân chính và 1 nhánh ở ngay phía dưới chùm hoa thứ nhất. Cà chua vụ hè nên giữ 2 nhánh để khi có quả bộ lá có tác dụng che nắng cho quả không bị cháy bỏng, những nhánh còn lại tỉa bỏ hết. Theo một số

nghiên cứu, để sản xuất cà chua đạt hiệu quả cao cần phải cắt tỉa: chồi, quả, lá, bấm ngọn. Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3 - 5 cm, để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, thường xuyên tỉa bỏ chồi nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy chứ

không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ làm nhiễm bệnh qua vết thương. Tỉa bớt các lá chân đã chuyển sang màu vàng, để ruộng được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại. Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4 - 6 quả, cắt bỏ trái ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Đối với giống cà chua thân sinh trưởng vô hạn, thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn một tháng, để kết thúc mùa vụ gọn nên bấm ngọn (Trần Thị Ba, 2011).

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết, 2011, biện pháp tỉa nhánh

đã có tác động rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua quả nhỏ

Kim Ngọc. Các công thức để 1 thân chính và 1 thân phụ, tỉa để 1 thân chính và 2 thân phụ, đặc biệt là công thức tỉa để 1 thân chính và 3 thân phụ, cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tăng lên nên năng suất thu được cao hơn đối chứng là không tỉa nhánh.

Một phần của tài liệu Xác định giống và biện pháp bón phân, tỉa nhánh thích hợp cho sản xuất cà chua quả nhỏ trong nhà có mái che (Trang 39)